Phẫu thuật đóng các loại rò thực quản
Phẫu thuật đóng rò thực quản là một phương pháp điều trị bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa, trong đó các loại rò thực quản bao gồm: rò thực quản cổ, rò thực quản-khí quản, rò thực quản 1/3 giữa, rò thực quản bụng. Tùy thuộc vào loại rò thực quản và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, các kỹ thuật phẫu thuật khác nhau sẽ được sử dụng để đóng lỗ rò thực quản. Bệnh nhân nên thảo luận với bác sĩ để tìm hiểu thêm về các kỹ thuật phẫu thuật và rủi ro của từng phương pháp.
1. Chỉ định
Nội dung bài viết
Rò thực quản
2. Chống chỉ định
Chống chỉ định với can thiệp Ngoại khoa nói chung: Mặc dù phẫu thuật đóng rò thực quản là một phương pháp điều trị hiệu quả cho nhiều bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa, nhưng cũng có một số trường hợp chống chỉ định phẫu thuật này. Dưới đây là một số trường hợp chống chỉ định phẫu thuật đóng rò thực quản:
– Bệnh nhân có tình trạng sức khỏe tổn thương nghiêm trọng: Những bệnh nhân có tình trạng sức khỏe yếu, suy giảm chức năng tim mạch hoặc phổi, suy dinh dưỡng nặng, hoặc các vấn đề về huyết áp, đường huyết, thận hay gan cần được kiểm soát tốt trước khi phẫu thuật.
– Bệnh nhân có bệnh tim hoặc mạch máu: Bệnh nhân mắc các bệnh lý tim mạch, như suy tim, nhồi máu cơ tim hay bệnh van tim không nên phẫu thuật đóng rò thực quản.
– Bệnh nhân có bệnh lý thần kinh: Bệnh nhân có bệnh lý liên quan đến thần kinh hoặc các vấn đề về sức khỏe tâm thần cần được kiểm soát tốt trước khi phẫu thuật.
– Bệnh nhân có rối loạn đông máu: Bệnh nhân có các rối loạn đông máu cần được kiểm soát trước khi phẫu thuật đóng rò thực quản.
– Bệnh nhân có dị vật trong đường tiêu hóa: Nếu bệnh nhân có dị vật trong đường tiêu hóa, phẫu thuật đóng rò thực quản có thể gây ra nguy hiểm và không được khuyến khích.
Xem thêm: Quy trình nội soi thực quản dạ dày tá tràng dải tần hẹp
3. Chuẩn bị
3.1. Người thực hiện:
– 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa tiêu hóa hoặc ngoại chung
– 02 phụ mổ
– Kíp gây mê: 01 Bác sĩ gây mê, 01 Điều dưỡng phụ gây mê
– Kíp dụng cụ: 01 Dụng cụ viên, 01 nhân viên chạy ngoài
3.2. Người bệnh
– Được chẩn đoán bệnh, xét nghiệm sinh học, đánh giá toàn trạng bệnh phối hợp và được điều trị, nuôi dưỡng, cân bằng đủ đảm bảo cho cuộc phẫu thuật dự kiến.
– Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh hoặc do cơ địa, bệnh mãn tính, tuổi…
– Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
– Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân.
3.3. Phương tiện:
Bộ dụng cụ đại phẫu, dao siêu âm, Ligasure, máy cắt nối, chỉ phẫu thuật, thuốc, dịch truyền,…
3.4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 180 phút
4. Các bước tiến hành
Người bệnh nằm ngửa, độn gối ở vai để cổ ngửa hoặc nằm nghiêng phải 90o.
4.1. Đối với rò thực quản cổ:
– Đường rạch da chữ J bờ trước cơ ức đòn chũm trái.
– Cắt cơ vai móng, thắt và cắt TM giáp dưới, đi qua khe giữa thùy trái tuyến giáp ở trong và bó mạch cảnh ở ngoài để phẫu tích vào bờ trái của thực quản. dùng tampon hoặc ngón tay tách vào khoang trước cột sống để vào phẫu tích mặt sau thực quản. Phẫu tích thực quản khỏi khí quản. Phẫu tích sát bờ phải thực quản, tránh làm tổn thương dây TK quặt ngược phải. Luồn một ống sonde Nelaton qua thực quản.
– Khâu lại lỗ rò thực quản bằng mũi chỉ tiêu chậm 4.0, chuẩn bị một mảnh cơ ức đòn chũm bên T để patch vào chỗ rò.
– Khâu mảnh cơ path vào vị trí lỗ rò bằng mũi rời tiêu chậm 4.0
4.2. Rò thực quản khí quản:
– Tư thế người bệnh và đường mổ: nằm nghiêng trái 90˚, kê gối dưới hõm nách, tay phải đặt lên một giá treo. Đường mổ sau bên bên phải, khoang liên sườn IV hoặc V bên phải.
– Thắt quai tĩnh mạch đơn, sẽ bộc lộ được lỗ rò thực quản -khí quản. Sau đó khâu đóng 2 lỗ rò: rò khí quản sẽ được khâu bằng chỉ vicryl 5.0 khoảng cách các mũi là 2-3mm, rò thực quản được khâu bằng chỉ vicryl 4.0 và được tăng cường bằng màng phổi trung thất. Lỗ rò đồng thời được cô lập, phẫu thuật nên được tiến hành dưới sự chỉ dẫn của sonde dạ dày
4.3. Rò thực quản 1/3 giữa:
– Sử dụng quai tĩnh mạch đơn để làm vật liệu vá lỗ rò thực quản. Phẫu tích tĩnh mạch đơn và thắt các nhánh của nó. Khâu quai tĩnh mạch đơn xung quanh vị trí lỗ rò bằng mũi chỉ rời
4.4. Rò thực quản bụng:
– Chuẩn bị vật liệu path phụ thuộc vị trí lỗ thủng: nếu lỗ thủng nằm ở thực quản 1/3 dưới thì vật liệu để vá là một phần quai tĩnh mạch đơn, còn nếu lỗ thủng ở thực quản sát tâm vị thì vật liệu path sẽ là phình vị lớn
– Khâu lỗ thủng thực quản, ta có thể lựa chọn phương pháp path bằng phình vị lớn như là làm van chống trào ngược dạ dày kiểu Nissen, Dor hay Toupet.
5. Theo dõi và xử trí tai biến
– Chảy máu tiêu hóa: thường trong 48h đầu hoặc những ngày tiếp theo. Chảy máu đỏ tươi, số lượng nhiều qua sonde dạ dày, người bệnh nôn ra máu, ỉa phân đen, toàn trạng thay đổi (nhợt, lo âu, mạch nhanh, huyết áp hạ) cần mổ lại kiểm tra, cầm máu.
– Theo dõi áp xe tồn dư, theo dõi tình trạng bục chỗ khâu thành tá tràng, nhiễm trùng vết mổ để có chỉ định can thiệp kịp thời.
– Theo dõi tình trạng chung: viêm phổi…
– Truyền dịch: tính đủ năng lượng, lượng dịch vào cho từng người bệnh cụ thể.
– Kháng sinh: sử dụng kháng sinh dự phòng hoặc sử dụng kháng sinh điều trị khi có chỉ định, tùy thuộc hoàn cảnh cụ thể.
Phẫu thuật đóng lỗ rò thực quản là một phương pháp điều trị bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Các kỹ thuật phẫu thuật khác nhau sẽ được sử dụng tùy thuộc vào loại rò thực quản và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Phẫu thuật đóng lỗ rò thực quản giúp bệnh nhân có chất lượng cuộc sống tốt hơn, giảm thiểu triệu chứng và rủi ro liên quan đến bệnh lý rò thực quản. Bệnh nhân nên thảo luận với bác sĩ để tìm hiểu thêm về các kỹ thuật phẫu thuật và rủi ro của từng phương pháp.
Xem thêm: Cập nhập phẫu thuật cắt túi thừa thực quản ngực
Nguồn tham khảo: Bộ Y tế