MỚI

Nghiên cứu so sánh giữa phẫu thuật cắt tinh hoàn và phương pháp thiến hóa học trong hiệu quả điều trị, tác dụng ngoài ý muốn và chi phí phẫu thuật dựa trên phân tích hồ sơ dữ liệu về ung thư tuyến tiền liệt di căn.

Ngày xuất bản: 03/12/2022

Tóm tắt

Giới thiệu: Phương pháp loại bỏ androgen (ADT) vẫn được coi là phương pháp điều trị chính cho ung thư tuyến tiền liệt di căn (mPCa), tuy nhiên nó có thể làm gia tăng đáng kể tỷ lệ mắc bệnh. So sánh giữa phương pháp thiến hóa học (MC) và phẫu thuật cắt tinh hoàn (SO) đã mang lại nhiều kết quả khác nhau. Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá hiệu quả việc điều trị ung thư, tác dụng ngoài ý muốn (AE) và chi phí khi sử dụng phương pháp MC và SO trong điều trị bệnh nhân mắc ung thư tuyến tiền liệt di căn.

Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu: Chúng tôi đã tiến hành khám cho 523 bệnh nhân mắc ung thư tuyến tiền liệt di căn có xuất hiện đột biến de novo dựa trên cơ sở dữ liệu về căn bệnh này trong khoảng thời gian 15 năm (2001-2015). Tất cả bệnh nhân đều được điều trị bằng liệu pháp loại bỏ androgen – ADT (MC hoặc SO) trong vòng 3 tháng kể từ khi chuẩn đoán. Tiến hành phương pháp hồi quy chi bình phương, nhị phân và logistics để phân tích dữ liệu.

Kết quả nghiên cứu: Sử dụng phương pháp SO để điều trị cho 151 (28,9%) bệnh nhân, trong khi đó 372 (71,1%) bệnh nhân được chữa trị theo phương pháp MC. Độ tuổi trung bình của bệnh nhân là 73 tuổi [67 -79 tuổi]. Kháng nguyên trung bình cho tuyến tiền liệt (PSA) là 280ng / ml [82,4-958]. 331 bệnh nhân (66,3%) có di căn xương khối lượng lớn và 57 bệnh nhân (10,9%) có di căn nội tạng. Biểu hiện lâm sàng, bệnh học và hiệu quả điều trị ung thư ở cả hai nhóm là giống nhau. Tỷ lệ phản ứng PSA (PSA <1ng / ml) là 65,6% đối với phương pháp SO và 67,2% đối với phương pháp MC (P = 0,212). Cả hai phương pháp này đều đạt > 95% hiệu quả ức chế androgen (testosterone <50ng / dL). Không có sự khác biệt về thời gian kháng thiến do tiến triển của bệnh gây nên (18 tháng so với 16 tháng, P = 0,097), tỷ lệ sống thêm (42 tháng so với 38,5 tháng, P = 0,058) và tỷ lệ tử vong do ung thư tuyến tiền liệt (80,1% so với 75,9%, P = 0,328). Tương tự như vậy, khi tiến hành liệu pháp SO và MC, chúng tôi không ghi nhận được bất cứ khác biệt nào khi đánh giá 4 tác dụng ngoài ý muốn (AE) mà 2 phương pháp này mang lại; các kết quả khác bao gồm, sự thay đổi trong nồng độ Hemoglobin (-0,75 so với -1,0g / dL, P = 0,302), tỷ lệ bệnh nhân mới được chuẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường (4,6% so với 2,9%, P = 0,281), kết quả xét nghiệm HbA1c (0,2% so với 0,25%, P = 0,769), các biến chứng của bệnh mạch vành (9,9% so với 12,9%, P = 0,376) và tình trạng gãy xương (9,3% so với 7,3%, P = 0,476). Sau khi điều chỉnh, cân đối các khoản trợ cấp khác nhau từ chính phủ cũng như tỷ lệ lạm phát, chúng tôi nhận thấy rằng chi phí trung bình khi tiến hành phương pháp SO là 5275 đô la, trong khi đó, đối với phương pháp MC, bệnh nhân phải trả mức phí là 9185,80 đô la.

Kết luận: Cả 2 phương pháp thiến hóa học (MC) và phẫu thuật cắt tinh hoàn (SO) đều mang lại hiệu quả trong việc điều trị ung thư và có phát sinh tác dụng ngoài ý muốn giống nhau. Tuy nhiên, vì SO là một trong những liệu pháp loại bỏ androgen (ADT) có chi phí thấp hơn, nên nó vẫn được coi là phương pháp thích hợp trong điều trị lâu dài cho bệnh nhân mắc căn bệnh này.

facebook
27

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia

tra-cuu-thuoc

THÔNG TIN THUỐC

TRA CỨU NGAY