MỚI

Nghiên cứu ER2EP: Sử dụng thăm dò điện sinh lý tim chẩn đoán rối loạn nhịp sớm tại phòng cấp cứu, bước chuyển mình mang lại lợi ích lớn cho kết quả điều trị rung nhĩ.

Ngày xuất bản: 29/12/2022

 Hiện nay, thăm dò điện sinh lý tim là thủ thuật hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ, từ đó có thể đưa ra chỉ định điều trị chính xác hơn trong việc quản lý các bệnh nhân rối loạn nhịp đặc biệt là rung nhĩ. Kết quả của nghiên cứu ER2EP về việc tối ưu quản lý bệnh nhân rối loạn nhịp, bằng cách bổ sung vào hệ thống thủ thuật thăm dò điện sinh lý tim trong phòng cấp cứu, đã mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân. Làm rút ngắn thời gian bắt đầu điều trị triệt đốt, liệu pháp chống loạn nhịp bằng đường uống, và thuốc chống đông đường uống (OAC). Tính ưu việt của sự kết hợp mới này sẽ được đề cập kỹ hơn trong bài viết.

Đối với bệnh nhân rung nhĩ (AF), một sự thay đổi về quy trình quản lý thường quy trong cấp cứu cũng có thể mang lại hiệu quả điều trị, giúp giảm tỉ lệ tử vong hay nhập viện. Chính vì thế cần thiết có một nghiên cứu mới, để các cơ sở chăm sóc sức khỏe ngoài cấp cứu (ER) có thể hướng đến. 

 Thăm dò điện tim sinh lý được chỉ định thực hiện trước khi phẫu thuật tim  (nguồn: vinmec.com )

Trong nghiên cứu tại phòng cấp cứu (ER), một nửa số bệnh nhân rung nhĩ (AF) mới khởi phát, gần như ngay lập tức được thăm dò điện sinh lý tim (EP). Nửa còn lại đến các phòng cấp cứu khác trong cùng một hệ thống bệnh viện và được chăm sóc theo tiêu chuẩn nhưng không có bất kỳ thăm dò điện sinh lý tim (EP) nào.

Nhóm được thăm dò sớm được điều trị bằng triệt đốt, thuốc chống rối loạn nhịp, uống chống đông sớm hơn vài tuần so với những người theo lộ trình tiêu chuẩn trong cấp cứu (ER). Kết quả nghiên cứu chỉ ra sự can thiệp có liên quan đến làm tăng khả năng sống sót, giúp bệnh nhân giảm nguy cơ vào cấp cứu haynhập viện.

Các phát hiện của nghiên cứu cho thấy “với chỉ can thiệp sớm thăm dò điện sinh lý tim một cách hợp lý ngay tại phòng cấp cứu” sẽ cải thiện kết quả điều trị một phần bằng cách “giảm thiểu những trở ngại cố hữu từ sự phức tạp của hệ thống chăm sóc sức khỏe gây khó khăn trong tiếp cận bệnh nhân,” theo Bác sĩ Dhanunjaya R. Lakkireddy, Viện  tim Thành phố Kansas, Overland Park, Kansas.

Do đó, việc này có thể giúp cắt giảm các chi phí liên quan, Lakkireddy đã trình bày kết quả chính của nghiên cứu thăm dò điện sinh lý tim ở phòng cấp cứu (ER2EP) vào ngày 29 tháng 4 tại buổi Khoa học 2022 tại Hiệp hội nhịp tim (HRS), phát sóng trực tiếp ở San Francisco.

 Lakkireddy phát biểu trên trang theheart.org | Medscape Cardiology thì thời gian trung bình từ khi đánh giá ở phòng cấp cứu đến khi hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa về điện sinh lý tim là khoảng 1 ngày đối với nhóm bệnh nhân được thăm dò sớm, đối với những bệnh nhân được quản lý theo tiêu chuẩn là 128 ngày.

Điều này chứng minh rằng “một can thiệp rất đơn giản, không tốn quá nhiều công sức có thể mở ra cơ hội cho bệnh nhân được chăm sóc nhanh hơn, sớm cải thiện và tăng kết quả điều trị ngắn hạn cũng như dài hạn, điều này thực sự mang lại bước chuyển mình trong cách chúng ta giải quyết rung nhĩ. “

Lakkireddy nói ” việc quan trọng là các hệ thống chăm sóc sức khỏe cần nhận ra và xem xét về sự thay đổi này” trong nỗ lực mang lại dịch vụ chăm sóc y tế nhanh chóng và cải thiện kết quả điều trị.

Bác sĩ Gregory M. Marcus, Đại học California, San Francisco đồng ý  “Tôi nghĩ đây là một cơ hội hoàn hảo cho các hệ thống y tế”, Marcus cho biết, “Người bệnh gần như chắc chắn sẽ được hưởng lợi vì giảm sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dẫn đến giảm chi phí điều trị và tiết kiệm cho bệnh nhân.

Với tư cách là người thảo luận được mời sau bài trình bày của Lakkireddy, theo Marcus, can thiệp của nghiên cứu “mang tính khá khả thi” trong thực hành. “Không có lý do rõ ràng rằng việc thực hiện thăm dò sẽ đặc biệt khó khăn hoặc tốn kém. Đó chỉ là vấn đề thiết lập hệ thống” giữa các bác sĩ cấp cứu và các chuyên gia thăm dò sinh lý điện tim.

Marcus nói: “Tôi nghĩ rằng các bác sĩ cấp cứu sẽ rất vui khi được tiếp cận như thế này. “Đó thực sự là cách đôi bên cùng có lợi.”

Theo Lakkireddy, các bác sĩ cấp cứu tham gia nghiên cứu ER2EP đã phối hợp rất tốt cùng các chuyên gia thăm dò sinh lý điện tim giai đoạn sớm. Sau khi bệnh nhân được xếp loại, ổn định, chăm sóc nhanh chóng, “các bác sĩ cấp cứu rất yên tâm chuyển tiếp bệnh nhân sang cho các chuyên gia, những người thực sự có nhiều hiểu biết về căn bệnh, và có thể tạo ra sự khác biệt rõ ràng trong việc đưa ra cách tiếp cận tốt hơn với các lựa chọn điều trị “.

Trong nghiên cứu, 400 bệnh nhân với chẩn đoán chính là rung nhĩ mới khởi phát, đã đến cấp cứu từ ​​năm 2019-2021 được theo dõi trong cùng một hệ thống bệnh viện; và khoảng một nửa (48%) là phụ nữ.

 Lakkireddy báo cáo trong nghiên cứu, một nửa số bệnh nhân được cung cấp dịch vụ chăm sóc tiêu chuẩn về cấp cứu mà không có sự tham vấn cùng chuyên gia thăm dò điện sinh lý tim. 200 bệnh nhân khác đến cấp cứu được kết hợp thăm dò điện sinh lý tim trong quá trình chăm sóc bệnh nhân. Tất cả các phòng cấp cứu (ERs) trong nghiên cứu và bệnh viện của họ đều dùng chung một hệ thống điện sinh lý và hội chẩn cùng một nhóm chuyên gia

Những bệnh nhân rung nhĩ sau khi đồng ý tham gia nghiên cứu, sẽ được gặp một chuyên gia điện sinh lý tim tại bệnh viện; bác sĩ cấp cứu ra chỉ định thăm dò bằng cách nhập vào  bệnh án điện tử. Bệnh nhân ngoại trú là những bệnh nhân có thể xuất viện thì được đánh giá bởi các chuyên gia. Lakkireddy nói, các bác sĩ cấp cứu chỉ cần fax giấy giới thiệu đến phòng khám thăm dò điện sinh lý tim (EP), ” sau đó bệnh nhân được đưa đến phòng khám thăm dò nhanh chóng” 

Trong hơn 12 tháng nghiên cứu, nhóm bệnh nhân được thăm dò điện sinh lý tim thì được cải thiện đáng kể đối với cả ba tiêu chí chính: thời gian bắt đầu điều trị bằng triệt đốt, liệu pháp chống loạn nhịp bằng đường uống (AAD) và thuốc chống đông đường uống (OAC).

Bảng. Kết quả chính trong nghiên cứu thăm dò điện sinh lý tim (ER2EP), thời gian trung bình để điều trị cho bệnh nhân rung nhĩ (AF) mới khởi phát.

Điểm giới hạn

Thăm dò điện sinh lý tim (EP) sớm

Theo chăm sóc tiêu chuẩn

Giá trị P

Thời gian triệt đốt

52.8 days

180.6 days

< .001

Thời gian liệu pháp thuốc chống loạn nhịp (AAD)

2.6 days

25 days

< .001

Thời gian bắt đầu thuốc chống đông (OAC)

1.7 days

17 days

.002

So với Nhóm chăm sóc tiêu chuẩn (p <0,001 cho cả 3 phần), thì nhóm được can thiệp thăm dò có thời gian lưu trú trung bình ngắn hơn (2,4 so với 5,8 ngày), và ít trở lại phòng cấp cứu (ER) hơn ở “các vấn đề liên quan đến tim mạch” (9 so với 20 lần khám) và nhập viện trung bình ít hơn  (0,97 so với 1,46 lần nhập viện) .

  Tuy nhiên, các biến chứng về đột quỵ hoặc xuất huyết thì không có sự khác nhau đáng kể giữa 2 nhóm. 

Theo Marcus, nghiên cứu có ” sự sáng tạo ở chỗ giúp cho bác sĩ mở ra cánh cửa để suy nghĩ đến các phương án điều trị triển vọng tương tự khác”.

 Marcus nêu ví dụ “Chúng ta có thể suy nghĩ đến việc bổ sung thăm dò điện sinh lý tim vào các phòng khám – phòng khám đa khoa, tim mạch – nơi hiện tại vẫn có nhiều bệnh nhân có chứng rối loạn nhịp (không do thiếu máu cơ tim) mà vẫn không có cơ hội để làm việc cùng các chuyên gia thăm dò, những người có thể giúp cho bệnh nhân giảm tình trạng ngoại tâm thu thất (PVCs: premature ventricular contractions)  thường xuyên của họ, hoặc loạn tạo nhịp thất phải (RV)  mạn tính. “

ER2EP là chương trình được tài trợ bởi Biosense-Webster. Lakkireddy cho biết nghiên cứu còn được nhận trợ cấp từ Medtronic, Atricure và Biosense-Webster; tham gia tư vấn hoặc hỗ trợ như một cố vấn cho Medtronic, Abbott Medical, Boston Khoa học, Atricure, Acutus, Cardioviva, Altathathera, AME, Phillips, và Biosense-Webster; và làm việc trên một văn phòng diễn giả cho Boston Scientific, Biosense Webster và Dược phẩm Janssen. Marcus tiết lộ sở hữu cổ phiếu trong InCarda Therapeutics; được trả công cho bài diễn thuyết hoặc tư vấn từ Johnson & Johnson và Incarda Therapeutics; và nhận trợ cấp nghiên cứu từ Medtronic và Baylis Medical.

 Phiên khoa học Hiệp hội nhịp tim 2022. Tóm tắt LB-735-02-Tác động lâm sàng và kinh tế trong việc tổ chức điều trị bệnh nhân rung nhĩ từ phòng cấp cứu đến thăm dò điện sinh lý (nghiên cứu ER2EP). Trình bày ngày 29 tháng 4 năm 2022.

 

facebook
5

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia

tra-cuu-thuoc

THÔNG TIN THUỐC

TRA CỨU NGAY