MỚI

Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn chụp cộng hưởng từ não – mạch não không tiêm thuốc đối quang từ

Ngày xuất bản: 08/07/2022
icon-toc-mobile

Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn chụp cộng hưởng từ não – mạch não không tiêm thuốc đối quang từ áp dụng cho các khoa Chẩn đoán hình ảnh trong toàn hệ thống Vinmec

Người thẩm định: Trần Hải Đăng Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm Ngày phát hành:10/06/2020 Ngày hiệu chỉnh: 20/04/2022

Chụp cộng hưởng từ sọ não là một kỹ thuật hình ảnh tiên tiến, áp dụng rộng rãi trong chẩn đoán bệnh 1ý thần kinh. Nhờ có cộng hưởng từ mà ngày nay có thể chẩn đoán sớm và chẩn đoán đúng được nhiều bệnh mà trước kia khó khăn hoặc không chẩn đoán được. Trong nhiều bệnh 1ý, chẳng hạn như nhồi máu giai đoạn sớm, nhồi máu hố sau… CHT có ưu thế so với cắt lớp vi tính trong chẩn đoán bệnh lý thần kinh.

Phần A: Chụp cộng hưởng từ sọ não

1. Chỉ định và chống chỉ định chụp cộng hưởng từ não – mạch não không tiêm thuốc đối quang từ

1.1. Chỉ định

  • Nghi ngờ các bệnh lý nội sọ: u não trong trục, ngoài trục.
  • Viêm não, màng não.
  • Dị dạng mạch máu não như thông động tĩnh mạch, dị dạng tĩnh mạch (bất thường phát triển tĩnh mạch), phình mạch não, các thông động mạch màng cứng xoang hang, thông động tĩnh mạch cảnh.
  • Dị dạng bẩm sinh: lạc chỗ chất xám, bệnh não chẻ, teo não di chứng, bệnh cuộn não nhỏ, cuộn não dày…
  • Động kinh.
  • Xơ cứng đa ổ.
  • Teo não, sa sút trí tuệ.
  • Thoái hóa nhu mô não.
  • Bệnh 1ý tăng áp 1ực nội sọ, giãn não thất.
  • Đột quỵ: nhồi máu não, chảy máu não các giai đoạn, nhồi máu động mạch, nhồi máu tĩnh mạch.
  • Theo dõi sau điều trị. 

1.2. Chống chỉ định

  • Chống chỉ định tuyệt đối
    • Máy tạo xung kích thích thần kinh (Neurostimulators).
    • Cấy ghép điện cực ốc tai (Cochlear Implant)
    • Các máy kích thích phát triển của xương
    • Các dụng cụ cấy ghép trong bệnh lý xương ức ở trẻ em.
    • Các người bệnh có dị vật kim loại nằm trong mắt.
    • Thiết bị chống trào ngược dạ dày.
    • Người bệnh có trong người máy tạo nhịp tim (chống chỉ định tuyệt đối).
  • Chống chỉ định tương đối:
    • Các kẹp cầm máu nội sọ (intracranial clips)
    • Các thiết bị cấy ghép dương vật
    • Mảnh đạn
    • Ăng ten vòng
    • Các loại giá đỡ lòng mạch – Stents
    • Mang thai
    • Máy tạo nhịp tim / thiết bị cấy ghép khử rung tim (ICD)
    • Các máy bơm thuốc cấy ghép trong có thể.
    • Trong người có kim loại có từ tính (chống chỉ định tương đối).
    • Người sợ ánh sáng, sợ nằm một mình.
    • Không có khả năng nằm yên.
    • Chú ý: Các bác sĩ lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh cần cân nhắc giữa lợi ích của thăm khám CHT mang lại và nguy cơ có thể xảy ra trong khi chụp để quyết định việc chụp CHT hoặc chuyển các thăm khám thay thế khác.
Tìm hiểu cách chụp cộng hưởng từ sọ não

2. Chuẩn bị khi chụp cộng hưởng từ não – mạch não không tiêm thuốc đối quang từ

2.1. Người thực hiện

  • Bác sĩ chuyên khoa.
  • Kỹ thuật viên điện quang.
  • Điều dưỡng.

2.2. Phương tiện

  • Máy chụp mạch cộng hưởng từ.
  • Phim, máy in phim, hệ thống lưu trữ hình ảnh.

2.3. Thuốc

  • Thuốc an thần

2.4. Người bệnh

  • Không cần nhịn ăn.
  • Người bệnh được giải thích kỹ về thủ thuật để phối hợp tốt với các nhân viên y tế.
  • Kiểm tra các chống chỉ định.
  • Hướng dẫn người bệnh thay quần áo của phòng chụp CHT và tháo bỏ các vật dụng chống chỉ định.
  • Có chỉ định yêu cầu chụp của bác sĩ lâm sàng với chẩn đoán rõ ràng hoặc có hồ sơ bệnh án đầy đủ (nếu cần).

3. Các bước tiến hành 

3.1. Tư thế đặt người bệnh

  • Người bệnh được nằm ngửa trên bàn chụp.
  • Di chuyển bàn chụp vào khoang máy.

3.2. Kỹ thuật

  • Chụp định vị (scout view).
  • Lựa chọn các chuỗi xung chẩn đoán phù hợp với mục đích thăm khám.
  • Làm các chuỗi xung thông thường: T1, T2, Flair cho tất cả đối tượng. Hướng cắt bao gồm cắt ngang (axial), đứng ngang (coronal) và đứng dọc (sagittal).
  • Lựa chọn các chuỗi xung đặc biệt cho các bệnh lý đặc biệt cần tìm kiếm. Ví dụ xung T2* hoặc SWI để tìm các tổn thương có chảy máu, chuỗi xung IR tìm các tổn thương liên quan đến chất xám, chuỗi xung khuếch tán (diffusion) cho các tổn thương liên quan đến nhồi máu não, u não, áp-xe não…
  • Tiến hành cho chạy từng xung và xử lý hình ảnh thu được trên màn hình trạm làm việc, lựa chọn các ảnh cần thiết bộc lộ bệnh lý để in phim.
  • Bác sĩ đọc tổn thương, mô tả trên máy tính kết nối nội bộ và in kết quả.

4. Nhận định kết quả

  • Hình ảnh hiển thị được rõ các cấu trúc giải phẫu trong vùng thăm khám.
  • Phát hiện được tổn thương nếu có.

5. Tai biến và xử trí 

  • Sợ hãi, kích động: động viên, an ủi người bệnh.
  • Quá lo lắng, sợ hãi: có thể cho thuốc an thần với sự theo dõi của bác sĩ gây mê.
Thông tin về chụp cộng hưởng từ não đại cương

Phần B. Chụp cộng hưởng từ mạch não đại cương

Chụp cộng hưởng từ hệ mạch máu não/mạch máu nội sọ không tiêm chất thuốc đối quang từ là một kỹ thuật hình ảnh tiên tiến, áp dụng rộng rãi trong chẩn đoán bệnh lý mạch máu thần kinh mà người bệnh không bị bức xạ như phương pháp chụp cắt lớp vi tính hay chụp mạch số hóa xóa nền DSA. Đây là kỹ thuật khảo sát hệ mạch cảnh – sống nền nội sọ hiệu quả, độ chính xác cao và đặc biệt không cần tiêm thuốc đối quang từ. Phương pháp này cho phép thăm khám cả hệ động mạch và hệ tĩnh mạch não, có khả năng phát hiện được nhiều bệnh lý mạch máu não như hẹp mạch, dị dạng động tĩnh mạch, phình mạch, dị dạng tĩnh mạch não hay các huyết khối động mạch cũng như tĩnh mạch.

1. Chỉ định và chống chỉ định chụp cộng hưởng từ mạch não

1.1. Chỉ định

  • Nghi ngờ các bệnh lý mạch máu nội sọ: dị dạng mạch máu não, hẹp mạch não trong và ngoài sọ.
  • Các dị dạng tĩnh mạch não.
  • Phình động mạch não (chảy máu dưới nhện hoặc không).
  • Đột quỵ: nhồi máu não tìm vị trí tắc mạch lớn, chảy máu não cần tìm phình mạch, dị dạng mạch, dò động mạch cảnh – xoang hang gián tiếp, trực tiếp…
  • Tìm các viêm tắc xoang tĩnh mạch nội sọ…
  • Kiểm tra sau nút dị dạng động tĩnh mạch não, phình mạch não.
  • Kiểm tra tiến triển của bệnh (ví dụ kiểm tra tái thông xoang tĩnh mạch do huyết khối sau điều trị…)

1.2. Chống chỉ định

  • Người bệnh có trong người máy tạo nhịp tim (chống chỉ định tuyệt đối).
  • Trong người có kim loại có từ tính (chống chỉ định tương đối).
  • Người sợ ánh sáng, sợ nằm một mình.
  • Không có khả năng nằm yên.

2. Chuẩn bị

2.1. Người thực hiện

  • Bác sĩ chuyên khoa.
  • Kỹ thuật viên điện quang.
  • Điều dưỡng.

2.2. Phương tiện

  • Máy chụp mạch cộng hưởng từ.
  • Phim, máy in phim, hệ thống lưu trữ hình ảnh.

2.3. Thuốc

  • Thuốc an thần (nếu cần).

2.4. Vật tư y tế thông thường

  • Kim luồn chọc tĩnh mạch 18G
  • Bơm tiêm 10 ml.
  • Nước cất hoặc nước muối sinh lý.
  • Găng tay, bông, gạc, băng dính vô trùng.

2.5. Người bệnh

  • Không cần nhịn ăn.
  • Người bệnh được giải thích kỹ về thủ thuật để phối hợp tốt với nhân viên y tế.
  • Kiểm tra các chống chỉ định
  • Hướng dẫn người bệnh thay quần áo của phòng chụp CHT và tháo bỏ các vật dụng chống chỉ định.
  • Có giấy yêu cầu chụp của bác sĩ lâm sàng với chẩn đoán rõ ràng hoặc có hồ sơ bệnh án đầy đủ (nếu cần).

3. Các bước tiến hành 

3.1. Đặt người bệnh

  • Người bệnh được đưa lên bàn chụp.
  • Di chuyển bàn chụp vào vùng từ trường của máy.

3.2. Kỹ thuật

  • Chụp định vị (scout-view).
  • Lựa chọn các chuỗi xung chẩn đoán phù hợp với mục đích thăm khám.
  • Làm các chuỗi xung thông thường: T1, T2, Flair cho tất cả đối tượng. Hướng cắt bao gồm cắt ngang (axial), đứng ngang (coronal) và đứng dọc (sagittal).
  • Lựa chọn các chuỗi xung đặc biệt cho các bệnh lý cần tìm kiếm. Ví dụ xung T2* để tìm các tổn thương có chảy máu, chuỗi xung IR tìm các tổn thương liên quan đến chất xám, chuỗi xung diffusion cho các tổn thương liên quan đến nhồi máu não, u não, áp xe não…
  • Tiến hành cho chạy từng xung và xử lý hình ảnh thu được trên màn hình trạm làm việc, lựa chọn các ảnh cần thiết bộc lộ bệnh lý để in phim.
  • Chụp xung 3D TOF cho hệ thống động mạch và xung 3D PC cho hệ tĩnh mạch.

4. Nhận định kết quả 

  • Hình ảnh hiển thị được rõ các cấu trúc giải phẫu trong vùng thăm khám.
  • Phát hiện được tổn thương nếu có.

5. Tai biến và xử trí

  • Không có tai biến liên quan đến kỹ thuật.
  • Sợ hãi, kích động: động viên, an ủi người bệnh.
  • Quá lo lắng, sợ hãi: có thể cho thuốc an thần với sự theo dõi của bác sĩ gây mê.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • Quy trình kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh và điện quang can thiệp, ban hành kèm theo quyết định số: 25/QĐ-BYT ngày 03 tháng 01 năm 2013 của Bộ trưởng bộ Y tế.

Từ viết tắt:

  • CHT: Cộng hưởng từ

Ghi chú:

  • Văn bản sửa đổi lần thứ 01, bổ sung cho văn bản “Hướng dẫn chụp cộng hưởng từ não – mạch não không tiêm thuốc đối quang từ” – Mã VMEC.IV.2.4.2.4.008/V0 phát hành ngày 12/12/2017

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmec. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmec chấp thuận trước bằng văn bản. Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmec không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmec không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có. Đường link liên kết Vinmec sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmec được liên kết với website www.vinmec.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.

facebook
18

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia