MỚI

Hướng dẫn đánh giá và điều trị đau theo Bộ Y tế

Ngày xuất bản: 21/04/2023

Đau là cảm giác khó chịu và sự trải nghiệm những cảm xúc có liên quan đến tổn thương mô học thể chất hoặc tiềm tàng, hoặc được mô tả như là tổn thương tương tự.

1. Phân loại các cơn đau 

Dựa trên mục đích lâm sàng, có 3 loại đau chính:

1.1  Đau cảm thụ

Gây ra do kích thích thụ thể đau trên dây thần kinh cảm giác thứ nhất còn nguyên vẹn (thụ thể cảm thụ đau).

Đau cảm thụ được chia làm 2 nhóm:

 a) Đau bản thể:

  • Do kích thích cảm thụ đau trên bề mặt da, mô mềm, cơ hoặc xương
  • Người bệnh thường có thể xác định chính xác vị trí cơn đau
  • Người bệnh thường mô tả cảm giác đau chói, nhức nhối hoặc đau như mạch đập
  • Ví dụ: đau do sưng lợi, đau bỏng,…

b) Đau tạng:

  • Do kích thích cảm thụ đau của các tạng đặc và tạng rỗng
  • Người bệnh thường không thể định khu chính xác và mô tả cơn đau một cách rõ ràng
  • Ví dụ: sự phát triển nhanh chóng của ung thư nguyên phát hoặc di căn ở gan dẫn đến căng bao gan và kích thích thụ thể cơ học trong bao gan, viêm đường mật, viêm dạ dày,…

1.2 Đau thần kinh

Gây ra do tổn thương dây thần kinh cảm giác ngoại biên (cảm thụ đau) hoặc dây thần kinh trung ương do bất kỳ nguyên nhân nào.

  • Được mô tả như cảm giác bỏng rát, châm chích, tăng nhanh hoặc như điện giật
  • Thường không có tổn thương mô quan sát được

Các loại đau thần kinh thường gặp như:

  • Đau thần kinh sau herpes: Tổn thương dây thần kinh ngoại biên do nhiễm vi-rút varicella zoster gây đau.
  • Đau thần kinh do đái tháo đường: Tổn thương đây thần kinh ngoại biên do thiếu máu cục bộ.
  • Đau sau đoạn nhũ: Tổn thương dây thần kinh sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú.
  • Đau thần kinh tọa, Bệnh dây thần kinh do độc tố,..

1.3  Đau do viêm

Thụ thể cảm thụ đau nguyên vẹn có thể bị kích thích bởi tình trạng viêm do bất kỳ nguyên nhân nào. Cơn đau thường được khu trú và có thể liên quan với tăng cảm đau hoặc loạn cảm đau, nhưng không có triệu chứng âm tính.

                                                                                       Đau do viêm họng

Ví dụ: đau do viêm dạ dày, đau viêm họng,..

2. Các nguyên nhân gây đau

Tổn thương mô học thực sự: do nhiễm trùng, phản ứng viêm, khối u, thiếu máu cục bộ, chấn thương, thủ thuật y khoa xâm lấn, độc tính của thuốc…

Tổn thương mô học tiềm tàng: Do các bệnh lý thể chất đã biết (như đau cơ xơ hóa) gây đau nhưng không liên quan đến tổn thương mô quan sát hoặc đo lường được.

Các yếu tố tâm lý:

  • Các rối loạn sức khỏe tâm thần chủ yếu như trầm cảm, rối loạn lo âu và rối
  • loạn sử dụng chất có thể gây đau.
  • Các hội chứng tâm lý khác dẫn đến đau mạn tính bao gồm rối loạn dạng cơ
  • thể, rối loạn chuyển dạng, rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD), rối loạn nghi bệnh và rối loạn cảm giác đau do bệnh tâm thần.
  • Các yếu tố gây căng thẳng nghiêm trọng về xã hội như vô gia cư, nghèo đói và sự kỳ thị có thể dẫn đến đau do tăng nguy cơ các rối loạn sức khỏe tâm thần.

Trong một số trường hợp, không thể giảm đau mà không chẩn đoán và điều trị các nguyên nhân như trầm cảm, lo âu hoặc các vấn đề tâm lý xã hội khác.

3. Đánh giá và điều trị đau

3.1. Khai thác tiền sử

Khái thác tiền sử bệnh bằng cách hỏi người bệnh về tình trạng bệnh hiện tại, các vấn đề sức khỏe trước đây và về các cơn đau thường hay gặp xảy ra ở như:

  • Vị trí và hướng lan.
  • Lần xuất hiện đầu tiên.
  • Tần suất và thời gian kéo dài (nếu không hằng định).
  • Mức độ nặng theo thang điểm từ 0 – 10, ở thời điểm hiện tại, mức bình quân cả cơn, và lúc nặng nhất trong 24 giờ qua.
  • Các tính chất (sự mô tả của người bệnh về triệu chứng).
  • Các yếu tố làm tăng hay giảm triệu chứng.
  • Tác động của triệu chứng đến các hoạt động hàng ngày.
  • Các điều trị trước đây và hiện tại và hiệu quả của điều trị.
  • Mức độ giảm đau mong muốn của người bệnh.

3.2. Điều trị cơn đau

3.2.1 Thang điểm mức độ đau 

Một số công cụ đánh giá đau phổ biến được sử dụng trong lâm sàng bao gồm: thang đo đau của Wong-Baker, thang đo đau của Visual Analog Scale (VAS), thang đo đau của Numeric Rating Scale (NRS), và thang đo đau của Face, Legs, Activity, Cry, Consolability (FLACC) Scale.

Có nhiều cách để đánh giá hiệu quả của các biện pháp điều trị đau, trong đó phổ biến nhất là sử dụng các công cụ đánh giá đau được chấp nhận và sử dụng trong lâm sàng. Các công cụ này có thể đo lường mức độ đau, tần suất và cường độ của đau, đồng thời cho phép bệnh nhân đánh giá các hoạt động và chức năng của họ.

3.2.2 Điều trị giảm đau 

Đánh giá điều trị cơn đau là quá trình đánh giá hiệu quả của các biện pháp điều trị được áp dụng để giảm đau. Đánh giá này giúp xác định liệu phương pháp điều trị đang được sử dụng có đem lại hiệu quả trong việc giảm đau cho bệnh nhân hay không.

Có 6 Nguyên tắc chung 

  • Tất cả những người bệnh chịu đựng cơn đau ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh đều phải được điều trị, trừ khi người bệnh từ chối dùng thuốc giảm đau (rất hiếm)
  • Giảm đau hiệu quả
  • Giảm đau có thể được thực hiện tại cơ sở y tế, trong cộng đồng và tại nhà.
  • Đánh giá chăm sóc giảm nhẹ (bao gồm đánh giá tâm lý) cần được thực hiện như một phần không thể thiếu khi đánh giá đau mạn tính
  • Kế hoạch điều trị đau cần được cá thể hóa dựa trên việc đánh giá từng người bệnh và đáp ứng của họ với điều trị
  • Thuốc opioid phải luôn được lưu trữ an toàn và tránh việc chuyển hướng sử dụng thuốc, sử dụng sai mục đích

Nguyên tắc điều trị đau bằng thuốc

Đường dùng thuốc:        

  • Đường uống được ưu tiên sử dụng
  • Trường hợp đau nghiêm trọng, điều trị đau bằng đường tiêm

Liều đúng: liều đủ để giảm đau cho người bệnh.

Cần theo dõi sát hiệu quả giảm đau của thuốc

Nguồn: Bộ Y tế, “Hướng dẫn chăm sóc giảm nhẹ”

facebook
112

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia