MỚI

Hội chứng trái tim tan vỡ: nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị

Ngày xuất bản: 08/04/2023

Hội chứng trái tim tan vỡ hay còn được gọi là hội chứng takotsubo, là một dạng suy tim đột ngột. Người ta cho rằng nó được kích hoạt bởi các sự kiện tiêu cực trong cuộc sống, chẳng hạn như trải qua nỗi sợ hãi, đau buồn hoặc xung đột. Cùng VinmecDr tìm hiểu những cách chẩn đoán và những cách điều trị hiệu quả cho người bệnh.

1. Hội chứng trái tim tan vỡ là gì?

Hội chứng trái tim tan vỡ là tình trạng mà người bệnh gặp phải những triệu chứng tương tự như một cơn đau tim, chẳng hạn như đau ngực, nôn nao và khó thở. Nguyên nhân đến từ việc trải qua một sự kiện tạo ra cú sốc đột ngột, căng thẳng cao độ chứ không phải tắc động mạch, chẳng hạn như cái chết của người thân nhất, bị người yêu bỏ rơi hoặc phá sản. Bác sĩ có thể gọi với tên khác là bệnh cơ tim do căng thẳng hoặc bệnh cơ tim takotsubo.

2. Nguyên nhân hội chứng trái tim tan vỡ

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng khi mắc hội chứng trái tim tan vỡ, cơ thể người bệnh sẽ giải phóng các hormone gây căng thẳng tạm thời làm hạn chế khả năng bơm máu của tim như bình thường, tâm thất trái tạm thời hoạt động yếu đi cho đến khi gần như ngừng bơm máu. Các chuyên gia cũng tin rằng các động mạch vành, nơi cung cấp oxy cho cơ tim bị co thắt dẫn đến hiện tượng đau nhói lồng ngực. Sự “đóng băng” hoặc “choáng váng” nhất thời của trái tim có thể gây ra các vấn đề về tuần hoàn. Nếu hội chứng trái tim tan vỡ không được điều trị kịp thời, nó có thể gây chết người giống như một cơn đau tim.

Hội chứng trái tim tan vỡ có thể được kích hoạt bởi các cú sốc dẫn đến cảm xúc căng thẳng, chẳng hạn như:

  • Ly hôn.
  • Phẫu thuật.
  • Ốm nặng.
  • Mất việc làm.
  • Tai nạn ô tô.
  • Trúng số độc đắc.
  • Kỉ niệm xúc động.
  • Bị lạm dụng thể xác.
  • Phải nói trước một đám đông.
  • Cái chết của một người thân yêu.
  • Vấn đề tiền bạc như phá sản, thua lỗ.
  • Là khách mời danh dự trong một bữa tiệc bất ngờ.

Trong một số ít trường hợp, một số loại thuốc có thể gây ra hội chứng trái tim tan vỡ, vì chúng có thể khiến hormone trong cơ thể người bệnh tăng vọt. Những loại thuốc này bao gồm:

  • Methamphetamine.
  • Venlafaxine (Effexor XR), thuốc chống trầm cảm.
  • Epinephrine, điều trị các phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
  • Duloxetine (Cymbalta), có thể điều trị các vấn đề về thần kinh ở những người mắc bệnh tiểu đường và cũng là thuốc chống trầm cảm.
  • Levothyroxine (Synthroid, Levoxyl), có thể điều trị các vấn đề về tuyến giáp.

Phụ nữ có nhiều khả năng mắc hội chứng trái tim tan vỡ hơn nam giới, đặc biệt là những người có độ tuổi trên 50 tuổi. Ngoài ta, các yếu tố rủi ro phổ biến khác cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng này bao gồm:

  • Di truyền học.
  • Độ tuổi trên 50 (đối với nam và nữ).
  • Bị rối loạn tâm thần như lo lắng hoặc trầm cảm.
  • Bị chấn thương đầu hoặc rối loạn co giật như động kinh.

3. Triệu chứng hội chứng trái tim tan vỡ

Thông thường các triệu chứng bắt đầu ở bất cứ đâu cho đến vài giờ sau khi bạn bị căng thẳng hoặc sốc. Các dấu hiệu phổ biến nhất gồm có:

  • Đau ngực và khó thở.
  • Đau ở vị trí trái tim.
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu
  • Tụt huyết áp.
  • Buồn nôn khó chịu.
  • Nhịp tim đập không đều.

4. Chẩn đoán hội chứng trái tim tan vỡ

Nếu bác sĩ nghĩ rằng bạn có thể mắc bệnh này, một số xét nghiệm được thực hiện bao gồm:

Kiểm tra sức khỏe tổng quát và lịch sử mắc bệnh: Bác sĩ sẽ kiểm tra và hỏi về các triệu chứng, cũng như bất kỳ sự kiện lớn nào hoặc căng thẳng mà bạn gặp phải gần đây.

Điện tâm đồ (ECG): Xét nghiệm giúp tìm kiếm bất kỳ sự bất thường ở nhịp tim và cấu trúc của tim. Kết quả sẽ cho biết liệu các triệu chứng của bạn có phải do đau tim hay từ một nguyên nhân nào khác.

Xét nghiệm máu: Nồng độ troponin T trong huyết thanh và huyết tương giúp kiểm tra các vấn đề tim mạch.

Chụp mạch vành: Một loại thuốc được tiêm vào vùng ngực và động mạch vành để bác sĩ có thể nhìn thấy bất kỳ dấu hiệu tắc nghẽn ở vị trí nhất định. Những người bị bệnh đau tim sẽ có dấu hiệu rõ ràng, trong khi người có triệu chứng trái tim tan vỡ thường không như vậy.

Siêu âm tim: Kết quả cho biết liệu người bệnh có bị phì đại tim hoặc liệu rằng trái tim có hình dạng bất thường trong khi bơm máu hay không. Nếu không, các bác sĩ sẽ nghĩ tới hội chứng tim tan vỡ.

Xạ hình tưới máu cơ tim: Một thử nghiệm tương tự như siêu âm tim có kết quả cho biết vùng nào của cơ tim nhận máu bình thường qua các động mạch vành. Xét nghiệm này cũng cho bác sĩ biết bệnh nhân đang bị tổn thương tim ở vị trí nào.

X-quang ngực: Kết quả cho biết liệu bạn có bị phì đại tim hay trái tim có hình dạng dị thường hay không. Xét nghiệm này cũng giúp cho việc chẩn đoán tốt hơn, xem xét liệu các vấn đề về phổi có phải là nguyên nhân gây ra các triệu chứng người bệnh đang gặp phải hay không.

5. Phân biệt hội chứng trái tim tan vỡ so với cơn đau tim

Người bệnh có thể cảm thấy cơn đau giống nhau. Nhưng các cơn đau tim được kích hoạt bởi sự tắc nghẽn tích tụ trong các động mạch dẫn đến trái tim. Với hội chứng trái tim tan vỡ, sẽ không có tắc nghẽn, mà do trái tim không bơm máu tốt như bình thường, gây ra các triệu chứng giống như một cơn đau tim. Khi được điều trị, người bệnh mắc hội chứng này sẽ hồi phục nhanh hơn là cơn đau tim. Lý do là trái tim không bị tổn thương theo cùng một cách.

6. Điều trị hội chứng trái tim tan vỡ

Hội chứng trái tim tan vỡ hoàn toàn có thể điều trị được. Bác sĩ sẽ kê toa các loại thuốc dùng để điều trị những bệnh như suy tim, bao gồm:

  • Thuốc chẹn beta.
  • Thuốc lợi tiểu.
  • Thuốc gây ức chế ACE.
  • Thuốc chống lo âu, trầm cảm.
  • Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARB).

Những loại thuốc này có thể xoa dịu cho trái tim trong quá trình hồi phục.

7. Biến chứng hội chứng trái tim tan vỡ

Trong một số trường hợp hiếm hoi, hội chứng trái tim tan vỡ là nguyên nhân dẫn tới cái chết của người bệnh hoặc để lại các biến chứng, chẳng hạn như:

  • Suy tim
  • Huyết áp thấp.
  • Tổn thương van tim.
  • Chất lỏng sao lưu vào trong phổi.
  • Nhịp tim không đều hoặc bị gián đoạn.

8. Triển vọng sau điều trị hội chứng trái tim tan vỡ

Những người bệnh sống sót sau lần gây choáng tim ban đầu thường sẽ cảm thấy khá hơn trong thời gian từ 4-8 tuần. Bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các kiểm tra siêu âm tim sau 6 tuần, để đánh giá tình trạng trái tim tốt hơn trước không. Sau khi hồi phục trong vòng 3 tháng kể từ lần chẩn đoán đầu tiên, bạn có thể được cho ngừng dùng thuốc.

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/heart/takotsubo-cardiomyopathy

facebook
1346

Bài viết liên quan

Thuốc liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia

tra-cuu-thuoc

THÔNG TIN THUỐC

TRA CỨU NGAY