MỚI

Điều trị co giật mí mắt bằng tiêm Botulinum toxine

Ngày xuất bản: 29/04/2023

Co giật mí mắt (blepharospasm) là một tình trạng liên quan đến sự co thắt không tự chủ của các cơ quanh mi, gây ra các cử động không kiểm soát của mí mắt. Tiêm Botulinum toxine (Botox) là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả cho co giật mí mắt. Việc tiêm Botox vào các cơ quanh mi giúp làm giảm sự co thắt của chúng, giảm các cử động không tự chủ và giảm triệu chứng đau đớn liên quan đến bệnh. 

Điều trị co giật mí mắt bằng tiêm Botulinum toxine mang lại hiệu quả cao
Điều trị co giật mí mắt bằng tiêm Botulinum toxine mang lại hiệu quả cao

1. Tổng quan về bệnh co giật mí mắt (Blepharospasm)

– Co giật mí mắt (Blepharospasm) là một rối loạn trương lực cơ khu trú, thường gặp ở người lớn, đặc trưng bởi các cơ quanh mắt co không tự chủ gây ra nhắm chặt mắt, ảnh hưởng đến việc nhắm và mở mắt bình thường. Việc nhắm chặt mắt kéo dài dẫn đến mù chức năng. Co giật mí mắt do co các cơ vòng mắt và có thể liên quan với ức chế vận động cơ nâng mi trên hoặc các vận động không tự chủ ở phía dưới mặt hoặc các cơ hàm (hội chứng Meige). Co giật mí mắt được coi là nguyên phát, và đôi khi là thứ phát sau tổn thương cấu trúc não hoặc do thuốc.

– Co giật mí mắt (blepharospasm) là một tình trạng liên quan đến sự co thắt không tự chủ của các cơ quanh mi, gây ra các cử động không kiểm soát của mí mắt. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai mắt và có thể làm cho bệnh nhân cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và khó nhìn. Co giật mí mắt có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm stress, mệt mỏi, sử dụng thuốc, tổn thương não và các vấn đề về thị giác.

– Botulinum toxine nhóm A có tác dụng ở màng trước khớp thần kinh – cơ (sináp), làm ức chế giải phóng Acetylcholin (là một chất trung gian dẫn truyền thần kinh), do đó làm tê liệt dẫn truyền qua synap thần kinh – cơ và làm cơ giãn ra.

– Tiêm Botulinum toxine nhóm A (Dysport hoặc Botox) vào các cơ xung quanh mắt hiện nay là phương pháp được chỉ định để làm giảm triệu chứng của bệnh.

2. Chỉ định

Người bệnh bị co giật mí mắt.

3. Chống chỉ định

– Người bệnh rối loạn nuốt.

– Bệnh lý toàn thân nặng (nhiễm khuẩn nặng, suy thận…).

4. Chuẩn bị

Cán bộ thực hiện

– 01 bác sĩ đ có chứng chỉ hoặc chứng nhận đào tạo tiêm thuốc Botulinum toxin nhóm A.

– 01 điều dưỡng.

Phương tiện

– Thuốc Botulinum toxine nhóm A (biệt dược: Dysport 500UI hoặc Botox 100 UI).

– Một kim tiêm loại dưới da, kích thước 28 – 30 gauge.

– Bơm tiêm 1 ml: 02 cái.

– Nước muối sinh lý 0.9% để pha thuốc.

– Bông, cồn sát trùng 70o hoặc Betadine.

Người bệnh

Giải thích, hướng dẫn người bệnh và hoàn thành thủ tục trước khi thực hiện thủ thuật.

Hồ sơ bệnh án

– Hoàn thành đầy đủ, có chẩn đoán, theo dõi bệnh hằng ngày.

– Khám xét cẩn thận các cơ xung quanh hốc mắt để xác định nhóm cơ chịu trách nhiệm về những biến đổi được quan sát thấy.

– Tiền sử dị ứng thuốc.

5. Tiến hành

– Kiểm tra và khám xét người bệnh lần cuối trước khi tiến hành thủ thuật, xác định các cơ cần điều trị.

– Kiểm tra mạch, huyết áp, nhịp thở.

– Thực hiện kỹ thuật: 30 – 40 phút.

Bước 1: chuẩn bị thuốc

Điều dưỡng pha loãng thuốc Botulinum toxine với dung dịch Natriclorua 0,9%.

Độ pha loãng đối với các cơ vùng ổ mắt: thuốc thường được pha với 2,5 ml dung dịch NaCl 0.9% với tỷ lệ: 40 đơn vị Botox /1 ml hoặc 200 đơn vị Dysport/1 ml.

Bước 2: sát khuẩn tại chỗ tiêm bằng cồn 70o hoặc Betadine.

Lưu ý: nếu sát trùng bằng cồn 70o, phải chờ cồn khô mới được đâm kim.

Bước 3: tiến hành tiêm

– Tiêm dưới da tại vị trí các cơ liên quan.

– Lưu ý: không được tiêm vào cơ nâng mi trên.

Bước 4: thu dọn dụng cụ

Bảng 1: Liều lượng tiêm và cơ tiêm (một bên)

6. Theo dõi và xử trí tai biến

Theo dõi người bệnh sau tiêm đến 48 giờ.

Tai biến và xử trí

Hầu hết các tác dụng phụ chỉ thoáng qua và xảy ra chủ yếu trong vài tuần đầu sau tiêm, thường biến mất trong vòng 4 – 6 tuần.

– Sụp mi: do thuốc lan đến cơ nâng mi trên. Phòng ngừa: tránh tiêm vào điểm giữa của mi trên.

– Yếu liệt đoạn giữa mặt hoặc môi trên.

– Nhìn đôi.

Tóm lại, tiêm Botulinum toxine (Botox) là một phương pháp điều trị hiệu quả cho co giật mí mắt (blepharospasm), giúp giảm sự co thắt của các cơ quanh mi, giảm các cử động không tự chủ và giảm triệu chứng đau đớn liên quan đến bệnh. Hiệu quả của Botox thường kéo dài từ 3 đến 6 tháng và có thể tiêm lại sau đó. Tuy nhiên, việc sử dụng Botox để điều trị co giật mí mắt cũng có một số rủi ro và tác dụng phụ có thể xảy ra, bao gồm sụp mi, yếu liệt môi trên hay nhìn đôi. Việc sử dụng Botox cần được thực hiện bởi các chuyên gia y tế có chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Ngoài ra, việc chẩn đoán co giật mí mắt cần được thực hiện chính xác bởi các chuyên gia y tế, và các phương pháp điều trị khác như dùng thuốc cũng có thể được sử dụng để điều trị tình trạng này. Tuy nhiên, tiêm Botox vẫn là phương pháp điều trị phổ biến và hiệu quả cho co giật mí mắt. Việc sử dụng Botox cần được thực hiện dưới sự giám sát của các chuyên gia y tế và được cá nhân hóa cho từng bệnh nhân để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
>>> Co giật mí mắt: Vì sao?

Nguồn tham khảo: Bộ Y tế

facebook
162

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia