MỚI

Đánh giá hiệu quả kỹ thuật bơm surfactant ít xâm lấn ở trẻ sơ sinh

Ngày xuất bản: 16/08/2022

Hiện tại, việc áp dụng thông khí áp lực dương liên tục qua mũi (nCPAP) từ lúc sinh phối hợp với bơm surfactant sớm để tránh thông khí cơ học xâm lấn là điều trị tiêu chuẩn ở trẻ sơ sinh thiếu tháng.

Người chịu trách nhiệm: Ngô Minh Xuân – Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả kỹ thuật bơm surfactant ít xâm lấn ở trẻ sơ sinh.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu giả thực nghiệm, 106 trẻ sơ sinh non tháng từ 26 – 32 tuần tuổi thai dưới 6 giờ tuổi, bị suy hô hấp do bệnh màng trong có chỉ định điều trị surfactant, sinh tại Bệnh viện Từ Dũ từ tháng 8 năm 2017 đến tháng 07 năm 2018 và nhập khoa Sơ sinh Bệnh viện Từ Dũ. Trong đó 53 trẻ bơm surfactant ít xâm lấn và 53 trẻ bơm surfactant theo kỹ thuật INSURE.

Kết quả: Tỷ lệ hiệu quả (Fi02 giảm trên 20%) trong nhóm điều trị bằng LISA là 90,6% (48/53) nhiều hơn so với nhóm điều trị bằng INSURE là 71,7% (38/53), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,05 (Chi-quare test). Hiệu quả giảm Fi02 trên 20% trên nhóm điều trị bằng bơm surfactant ít xâm lấn gấp 3,79 (1,16 – 14,37) so với nhóm điều trị bằng INSURE, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,05.

1. Đặt vấn đề

Hiện tại, việc áp dụng thông khí áp lực dương liên tục qua mũi (nCPAP) từ lúc sinh phối hợp với bơm surfactant sớm để tránh thông khí cơ học xâm lấn là điều trị tiêu chuẩn ở trẻ sơ sinh thiếu tháng[2]. Cho đến gần đây, việc bơm chất surfactant ngoại sinh cần phải đặt nội khí quản và thông khí áp lực dương (PPV- positive pressure ventilation) trong lúc thực hiện. Điều này đưa đến việc một số trẻ sơ sinh được điều trị nCPAP phải bị đặt ống nội khí quản chỉ để bơm surfactant ngoại sinh. Điều trị surfactant sớm giúp cải thiện kết quả về hô hấp ở các trẻ có hội chứng suy hô hấp (RDS- respiratory distress syndrome)[1]. Hiệu quả của điều trị bơm surfactant ở trẻ có hội chứng suy cấp là làm giảm FiO2 đáng kể, từ đó hỗ hợp chức năng hô hấp có kết quả tốt hơn. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta chưa có nhiều nghiên cứu công bố về hiệu quả của kỹ thuật bơm surfactant, đặc biệt là kỹ thuật bơm surfactant ít xâm lấn, do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm mục tiêu: Đánh giá hiệu quả kỹ thuật bơm surfactant ít xâm lấn ở trẻ sơ sinh.

2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu

106 Trẻ sơ sinh non tháng từ 26 – 32 tuần tuổi thai dưới 6 giờ tuổi, bị suy hô hấp do bệnh màng trong có chỉ định điều trị surfactant, sinh tại Bệnh viện Từ Dũ từ tháng 8 năm 2017 đến tháng 07 năm 2018 và nhập khoa Sơ sinh Bệnh viện Từ Dũ. Trong đó 53 trẻ bơm surfactant ít xâm lấn và 53 trẻ bơm surfactant theo kỹ thuật INSURE.

Tiêu chuẩn lựa chọn: Trẻ sơ sinh non tháng từ 26 – 32 tuần tuổi thai, sinh tại Bệnh viện Từ Dũ, nhập khoa Sơ sinh Bệnh viện Từ Dũ được chẩn đoán suy hô hấp bệnh màng trong dưới 6 giờ tuổi, được hỗ trợ hô hấp bằng nCPAP hoặc NIPPV có chỉ định bơm surfactant.

Tiêu chuẩn loại trừ: Tim bẩm sinh nặng hoặc suy tim.

  • Tim bẩm sinh nặng dùng để chỉ tổn thương đòi hỏi phải phẫu thuật hoặc thông tim can thiệp trong năm đầu tiên của cuộc sống. Thể loại này bao gồm tim bẩm sinh phụ thuộc ống động mạch và các tổn thương tim bẩm sinh tím cũng như các hình thức của tim bẩm sinh mà có thể không cần phẫu thuật ở giai đoạn sơ sinh nhưng vẫn đòi hỏi sự can thiệp trong năm đầu tiên của cuộc sống, chẳng hạn như một thông liên thất lớn hoặc một kênh nhĩ thất toàn phần hay bán phần.
  • Các tật tim này được chẩn đoán tiền sản hoặc chẩn đoán sau sanh sau khi hội chẩn với bác sĩ tim mạch Bệnh viện Nhi Đồng.
  • Dị tật bẩm sinh nặng không khả năng điều trị: Thai vô sọ; Đa dị tật kiểu rối loạn nhiễm sắc: có chẩn đoán tiền sản là rối loạn nhiễm sắc thể; Não úng thuỷ thể nặng; Bất sản đường hô hấp: teo thanh – khí quản, bất sản phổi.
  • Trẻ có bệnh lý cần chuyển Bệnh viện Nhi Đồng điều trị sau sinh đã được chẩn đoán tiền sản.
  • Trẻ có chỉ định đặt nội khí quản trước khi bơm surfactant.
  • Gia đình từ chối điều trị surfactant.
  • Gia đình từ chối tham gia nghiên cứu.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

  • Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu giả thực nghiệm (Quasi Experimental Study), nhãn mở, có đối chứng.
  • Chỉ tiêu nghiên cứu: FiO2 (%), SpO2 (%).

2.3. Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu thu thập được nhập và xử lý trên phần mềm thống kê y sinh học SPSS 22.0.

3. Kết quả nghiên cứu

Bảng 1. FiO2 sau bơm surfactant

Kỹ thuậtINSURELISAp
FiO2 (%) 
Mean ± SD33,1 ± 5,229,2 ± 3,8 
95%CI30,6– 33,528,1– 30,2<0,05
Min-max25– 5021– 50 

Nhận xét: FiO2 sau bơm surfactant ở nhóm điều trị surfactant ít xâm lấn trung bình là (29,2± 3,8)%, FiO2 sau bơm surfactant ở nhóm điều trị INSURE trung bình là (33,1 ± 5,2)%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p <0,05.

Biểu đồ 1. Phân bố SpO2 trước, sau điều trị theo từng nhóm INSURE và LISA

Nhận xét: Ở nhóm INSURE: SpO2 trước điều trị surfactant trung bình là 92% ± 2,4 SpO2 sau điều trị surfactant trung bình là 94,9% ± 2,1. Ở nhóm bơm surfactant ít xâm lấn: SpO2 trước điều trị surfactant trung bình là 92,1% ± 2,9, SpO2 sau điều trị surfactant trung bình là 95,3% ± 1,9. Cả 2 nhóm điều trị đều làm tăng SpO2 sau bơm surfactant.

Biểu đồ 2. FiO2 trước, sau điều trị theo từng nhóm INSURE và LISA

Nhận xét: Ở nhóm INSURE: FiO2 trước điều trị surfactant trung bình là 40,56% ± 5,9, FiO2 sau điều trị surfactant trung bình là 32% ± 5,2. Ở nhóm bơm surfactant ít xâm lấn: FiO2 trước điều trị surfactant trung bình là 40,8% ± 6,7 FiO2 sau điều trị surfactant trung bình là 29,13% ± 3,8. Cả 2 nhóm điều trị đều làm giảm FiO2 sau bơm surfactant.

 

Biểu đồ 3. FiO2 trước, sau điều trị surfactant của nhóm LISA

Biểu đồ 4. FiO2 trước, sau điều trị surfactant của nhóm INSURE

Nhận xét:

  • FiO2 trung bình của nhóm bơm surfactant ít xâm lấn trước điều trị là 40,8 ± 6,7% nhiều hơn 11,7% so với FiO2 sau điều trị là 29,1 ± 3,8 %, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (Kruskal-Wallis test).
  • FiO2 trung bình của nhóm INSURE trước điều trị là 40,6 ± 5,9% nhiều hơn 8,5% so với FiO2 sau điều trị là 32,1 ± 5,2 %, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (Kruskal-Wallis test).

Biểu đồ 5. FiO2 trước, sau điều trị surfactant của 2 nhóm

Nhận xét: FiO2 trung bình của cả 2 nhóm trước điều trị là 40,6±6,3% nhiều hơn 10% so với FiO2 sau điều trị là 30,6 ± 4,7 %, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (Kruskal-Wallis test).

Biểu đồ 6. Hiệu quả giảm FiO2 (>20%) của từng kỹ thuật

Nhận xét: Tỷ lệ hiệu quả (FiO2 giảm trên 20%) trong nhóm điều trị bằng LISA là 90,6% (48/53) nhiều hơn so với nhóm điều trị bằng INSURE là 71,7% (38/53), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,013 (Chi quare test). Hiệu quả giảm FiO2 trên 20% trên nhóm điều trị bằng bơm surfactant ít xâm lấn gấp 3,79 (1,16 – 14,37) so với nhóm điều trị bằng INSURE, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,05.

Bảng 2. Nhu cầu sử dụng liều thứ 2 surfactant

Kỹ thuậtLISA (n=53)INSURE (n=53)p

Liều surfactant 2

0(0,0)1(1,9)>0,05
Không53(100,0)52(98,1)

Nhận xét: Không có trẻ nào cần liều surfactant 2 khi điều trị bằng LISA và 1,9% trẻ cần liều surfactant 2 khi điều trị bằng INSURE, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p >0,05.

4. Bàn luận

Hiệu quả giảm FiO2 trên 20% sau bơm surfactant: Về tính hiệu quả của việc bơm surfactant được đánh giá dựa vào sự giảm nhu cầu FiO2 hơn 20%. Một trong các mục tiêu điều trị suy hô hấp đó chính là làm giảm nhu cầu oxy. Các bác sĩ lâm sàng lo ngại rằng, với kỹ thuật bơm surfactant ít xâm lấn, khi không dùng một áp lực dương để đẩy thuốc vào thì liệu rằng có đảm bảo thuốc vào được phế nang hay không. Trong nghiên cứu của chúng tôi, cả 2 nhóm đều có hiệu quả làm giảm FiO2 trên 20% sau bơm surfactant. Tuy nhiên nhóm bơm surfactant ít xâm lấn làm giảm FiO2 trên 20% cao hơn nhóm INSURE và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ giảm FiO2 trên 20% ở nhóm bơm surfactant ít xâm lấn là 90,57% và 71,7% ở nhóm INSURE, p>0,05. Trong 5 trường hợp không giảm được FiO2 trên 20% trong giờ đầu thì chỉ có 1 trường hợp phải đặt lại nội khí quản trong vòng 72 giờ sau sanh. Và trong tất cả các trường hợp bơm surfactant ít xâm lấn, không có trường hợp nào phải đặt lại nội khí quản trong vòng 1 giờ sau bơm. So với nghiên cứu Christina Ramos – Navarro thì tỷ lệ này là 73,3% và sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm INSURE và bơm surfactant ít xâm lấn [5]. Việc giảm được nhu cầu oxy trong vòng 1 giờ sau bơm surfactant điều trị suy hô hấp bệnh màng trong chứng tỏ surfactant ngoại sinh được cung cấp đủ. Chính việc giảm FiO2 trong vòng 1 giờ sau bơm cho thấy một trong các mục tiêu điều trị suy hô hấp đã đạt được. Ngược lại với sự lo lắng của các bác sĩ lâm sàng, việc nhỏ giọt surfactant vào phổi trong khi trẻ vẫn tự thở hoàn toàn sinh lý, không có chấn thương thể tích, không chấn thương áp lực cũng như không ảnh hưởng luồng khí hít vào thở ra của trẻ. Việc dùng thở máy xâm lấn trong lúc bơm surfactant cho thấy giảm hiệu quả của surfactant được bơm vào, góp phần vào sự phát sinh các biến chứng hô hấp [4].

Nhu cầu liều surfactant thứ 2: Chỉ có 1 trẻ cần liều surfactant thứ hai ở nhóm INSURE và không có trẻ nào cần liều thứ hai trong nhóm bơm surfactant ít xâm lấn, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này có trái ngược với quan sát của Aguar và cộng sự [3] là tỷ lệ cần liều thứ hai ở nhóm điều trị surfactant ít xâm lấn cao hơn đáng kể so với nhóm INSURE. Kết quả này ủng hộ giả thuyết của những người thực hiện nghiên cứu trên về sự khác nhau giữa liều surfactant cần dùng, cao hơn ở nhóm INSURE (200 mg/kg) so với nhóm ít xâm lấn (100 mg/kg), hơn là nguyên nhân bởi kỹ thuật. Ngược lại, trong nghiên cứu của chúng tôi, liều 100 mg/kg được thực hiện ở cả 2 nhóm. Nghiên cứu của Cristina Ramos-Navarro thì lại thấy rằng nhu cầu liều thứ 2 tương đương ở 2 nhóm (33,3% ở nhóm bơm ít xâm lấn, 30% ở nhóm INSURE, p=0,39) [5]. Theo nghiên cứu của bao và cộng sự thì nhu cầu liều 2 cũng không khác biệt giữa 2 nhóm, 17% ở nhóm bơm surfactant ít xâm lấn, 11,4% ở nhóm INSURE, p = 0,44 [6].

5. Kết luận

Tỷ lệ giảm FiO2 trên 20% sau bơm surfactant là 90,6%, cao hơn nhóm INSURE.

Tài liệu tham khảo

  1. Carvalho CG, Silveira RC, Procianoy RS (2013). Ventilator-induced lung injury in preterm infants. Revista Brasileira de Terapia Intensiva, 25(4): 319-26.
  2. Sweet DG CV, Greisen G, Hallman M, et al. (2013). European consensus guidelines on the management of neonatal respiratory distress syndrome in preterm infants–2013 update. Neonatology, 103(4): 253 – 68.
  3. Aguar M, Cernada M, Brugada M, et al. (2014). Minimally invasive surfactant therapy with a gastric tube is as effective as the intubation, surfactant, and extubation technique in preterm babies. Acta Paediatr, 103.
  4. Richard Martin (2018). Prevention and treatment of respiratory distress syndrome in preterm infants. Uptodate (last updated: Jul 31, 2018).
  5. Cristina Ramos – Navarro, Susana Zeballos – Sarrato, Manuel Sánchez – Luna, et al. (2016). Less invasive beractant administration in preterm infants: a pilot study.Clinics (Sao Paulo), 7(31): 128-134.
  6. Bao Y, Zhang G, Wu M, et al. (2015). A pilot study of less invasive surfactant administration in very preterm infants in a Chinese tertiary center. BMC Pediatrics, 15(21).

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmec. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmec chấp thuận trước bằng văn bản.

Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmec không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmec không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.

Đường link liên kết: Vinmec sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmec được liên kết với website www.vinmec.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.

facebook
34

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia