Cắt u, polyp trực tràng qua đường hậu môn
Polyp trực tràng là bệnh khá thường gặp, đây là những khối u lồi vào trong lòng đại trực tràng, chúng được hình thành do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc trực tràng. Polyp trực tràng có thể là một hay nhiều khối u đường kính từ vài milimet đến vài centimet, nhô lên bề mặt lòng trực tràng. Polyp trực tràng có thể là u lành tính, một số khác có thể biến thành ung thư. Phương pháp cắt u,polyp trực tràng qua đường hậu môn được áp dụng trong một số trường hợp để điều trị bệnh.
1. Chỉ định
Nội dung bài viết
– Vị trí: Khối u, polyp trực tràng 1/3 giữa trở xuống
– Kích thước: Các polyp đường kính dưới 2cm, chân hẹp
– Số lượng: Dưới 5 polyp
2. Chống chỉ định
Có một số trường hợp chống chỉ định sử dụng phương pháp cắt u, polyp trực tràng qua đường hậu môn, bao gồm:
- Polypose đại trực tràng
- Polyp chân rộng, tổn thương ung thư hóa thâm nhiễm qua lớp dưới niêm mạc
- U, polyp có kích thước lớn hơn hoặc nằm ở vị trí xa hơn, hướng lên hoặc xuống so với đường hậu môn.
- Bệnh nhân có tiền sử về phẫu thuật trực tràng hoặc bệnh trực tràng nặng.
- Bệnh nhân có tiền sử về nhiễm trùng hoặc chảy máu trực tràng.
- Bệnh nhân có các bệnh lý về tim mạch, phổi, thận hoặc gan nặng.
- Bệnh nhân có các bệnh lý về máu hoặc đang sử dụng các loại thuốc ức chế đông máu.
- Phụ nữ có thai.
- Người có đường hậu môn bị hẹp.
- Những trường hợp khác theo đánh giá của bác sĩ.
Quyết định sử dụng phương pháp cắt u, polyp trực tràng qua đường hậu môn cần phải được đưa ra sau khi bác sĩ đã đánh giá các yếu tố trên và cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho bệnh nhân.
3. Chuẩn bị
3.1. Người thực hiện:
Phẫu thuật viên tiêu hóa hoặc PTV ngoại chung.
3.2. Người bệnh:
– Giải thích cho người bệnh và gia đình biết rõ bệnh và tình trạng toàn thân, về khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về các tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, do cơ địa của người bệnh.
– Giải đáp những khúc mắc của người bệnh về bệnh tật, về phẫu thuật,…trong phạm vi cho phép.
3.3. Phương tiện:
Van hậu môn, tốt nhất có van Hill Ferguson, bộ dụng cụ trung phẫu
3.4. Dự kiến thời gian phẫu thuật:
90 phút
4. Các bước tiến hành
4.1. Tư thế:
Phụ khoa, có thể nằm sấp.
4.2. Vô cảm:
Gây mê toàn thân, gây tê vùng hoặc gây tê tại chỗ.
4.3. Kỹ thuật:
– Đặt van hậu môn
– Xác định chính xác chân polyp, cắt polyp, cắt sâu xuống lớp cơ niêm của trực tràng
– Khâu lại diện cắt
5. Theo dõi và xử trí tai biến
5.1. Theo dõi:
– Theo dõi tình trạng toàn thân và tại vùng phẫu thuật:
+ Mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ, tri giác
+ Theo dõi tại vết mổ: chảy máu, chảy dịch, đau.
+ Khi phẫu thuật bằng gây tê tủy sống, người bệnh thường bí đái trong ngày đầu, có thể phải đặt sonde bàng quang.
– Dùng thuốc giảm đau, kháng sinh nếu cần; thuốc nhuận tràng, thuốc an thần buổi tối. Thường truyền dịch 500ml – 1000ml sau mổ.
– Cho người bệnh ăn nhẹ, tập vận động sớm.
– Săn sóc vết mổ: thay băng hàng ngày, khi có hiện tượng bất thường như chảy máu, thấm dịch nhiều phải kiểm tra vết mổ. Ngâm hậu môn trong nước ấm trong một số phẫu thuật theo chỉ định của bác sỹ phẫu thuật.
– Thường cho kháng sinh, thuốc giảm đau 3 ngày – 5 ngày loại metronidazol, paracetamol. Ngày đầu dùng đường tiêm, từ ngày thứ 2 dùng đường uống.Uống thêm thuốc nhuận tràng, tránh táo bón đọng phân trong trực tràng gây kích thích đại tiện, gây đau kéo dài. Bắt đầu ăn trở lại sau mổ 12 giờ.
– San sóc tại chỗ: giữ sạch vết mổ (sau đại tiện rửa sạch hậu môn, thấm khô).
Thường không cần đạt viên đạn trĩ vào hậu môn.Không ngâm rửa hậu môn tránh bục đường khâu niêm mạc.
5.2. Xử trí tai biến:
– Chảy máu: Ít gặp, do vết thương đã được khâu chủ động, Thường đại tiện có dính ít máu. Nếu mức độ chảy máu nhiều (do khâu cầm máu không tốt), không tự cầm, cần kiểm tra lại vết mổ để cầm máu bằng đốt điện hay khâu.
– Đau: Dùng thuốc giảm đau loại paracetamol.
– Bí đái: Thường gặp sau gây tê tủy sống, hoặc do người bệnh đau nhiều cũng gây khó tiểu tiện. Nếu cần thiết phải đặt sonde bàng quang.
– Mất hoặc giảm tự chủ đại tiện: Thường mức độ nhẹ và tự khỏi hoặc tập phục hồi chức năng sẽ cải thiện.
6. Ưu điểm của phương pháp cắt u, polyp trực tràng qua đường hậu môn
Ưu điểm của phương pháp cắt u, polyp trực tràng qua đường hậu môn:
– Phương pháp này không cần phẫu thuật mở bụng, do đó ít đau đớn hơn so với phẫu thuật truyền thống.
– Thời gian phục hồi sau phẫu thuật ngắn hơn so với phẫu thuật truyền thống.
– Không cần đưa ống thông tiêu hoá vào ruột non để làm sạch ruột trước khi phẫu thuật như trong phẫu thuật truyền thống.
7. Hạn chế
Hạn chế của phương pháp cắt u, polyp trực tràng qua đường hậu môn:
– Phương pháp này chỉ áp dụng được cho những trường hợp u, polyp có kích thước nhỏ và nằm gần đường hậu môn.
– Khó thực hiện đối với các u, polyp nằm ở vị trí xa hơn, hướng lên hoặc xuống.
– Có nguy cơ gây ra chảy máu và nhiễm trùng.
– Phương pháp này còn đang trong giai đoạn phát triển, do đó chưa được áp dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng.
Tóm lại, phương pháp cắt u, polyp trực tràng qua đường hậu môn là một phương pháp không cần phẫu thuật mở bụng, ít đau đớn hơn và thời gian phục hồi ngắn hơn so với phẫu thuật truyền thống. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được sử dụng cho những trường hợp u, polyp có kích thước nhỏ và nằm gần đường hậu môn, có nguy cơ gây ra chảy máu và nhiễm trùng, và chưa được áp dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng.
Xem tiếp >>> Đánh giá polyp đại trực tràng bằng phân loại JNET
Nguồn tham khảo: Bộ Y tế