MỚI

Bản tin Dược lâm sàng: Cập nhật thông tin về sử dụng của Colchicine trong điều trị Gout, số 03.2020

Ngày xuất bản: 08/06/2022

Bản tin dược lâm sàng về cập nhật thông tin về sử dụng của colchicine trong điều trị gout áp dụng cho bộ phận Dược lâm sàng

Tác giả: Phan Quỳnh Lan, Đỗ Thanh Hải

Ngày phát hành: 27/7/2016

  1. Khuyến cáo khi sử dụng của colchicine trong điều trị gout
Tóm tắt những thông tin quan trọng: 

– Cập nhật khuyến cáo về liều dùng colchicine trong điều trị cơn gout cấp: Nên khởi đầu điều trị sớm trong 12 giờ khởi phát cơn gout cấp, tốt nhất không nên quá 36 giờ. Ưu tiên chế độ liều thấp: Liều tải 1.2 mg (Hoặc 1mg), sau đó 1 giờ uống 0.6mg (Hoặc 0.5mg), tối đa 2mg vào ngày đầu tiên. Sau đó giảm liều 0.6 mg (0.5mg) x 1 – 2 lần/ ngày.

– Dự phòng cơn gout cấp ở NB điều trị tăng acid uric máu: Colchicine 0.5 mg x 1 – 2 lần/ ngày (Tối đa 1 mg/ ngày). Thời gian sử dụng ít nhất 6 tháng.

– Lưu ý những tương tác nghiêm trọng khi kê đơn, đặc biệt trên NB suy giảm chức năng gan, thận.

  • Colchicine là thuốc có tác dụng chống viêm nhờ khả năng ức chế di chuyển, hóa ứng động, sự bám dính và thực bào của tế bào bạch cầu trung tính tại ổ viêm. Tuy nhiên, cochicine có khoảng điều trị hẹp, có thể gây các tác dụng không mong muốn ở mức độ nhẹ như đau bụng, tiêu chảy, nặng hơn có thể rối loạn nhịp tim, suy hô hấp, suy đa tạng, hôn mê, thậm chí tử vong nếu dùng quá liều. 

2. Liều dùng colchicine trong điều trị cơn gout cấp 

  • Mặc dù colchicine đã được chỉ định nhiều năm cho cơn gout cấp nhưng những nghiên cứu về liều dùng còn rất hạn chế, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm lâm sàng với các chế độ liều khác nhau. Các chuyên gia đều đồng thuận rằng nên dùng colchicine liều thấp nhất có hiệu quả, để hạn chế tác dụng không mong muốn.  
  • AGREE (Acute Gout Flare Receiving Colchicine Evaluation) là nghiên cứu ngẫu nhiên, có đối chứng duy nhất cho đến nay đánh giá chế độ liều colchicine trong cơn gout cấp. Nghiên cứu được thực hiện năm 2010, trên 184 bệnh nhân so sánh chế độ liều thấp colchicine (1.2mg liều đầu, 0.6mg sau 1 giờ, tổng liều 1.8mg) và chế độ liều cao colchicine (1.2mg liều đầu, 0.6mg mỗi 1 giờ trong 6 giờ, tổng liều 4.8mg) trên hiệu quả đáp ứng giảm đau > 50% sau 24 giờ khởi phát cơn gout cấp. Kết quả cho thấy cả 2 chế độ liều đều có hiệu quả giảm đau tốt với tỷ lệ đáp ứng giữa 2 nhóm liều thấp, liều cao lần lượt là 37.8%, 32.7%. Tuy nhiên, nhóm liều thấp colchicine gặp biến cố bất lợi ít hơn 5.8 lần so với nhóm liều cao (OR = 5.8, 95% CI 2.6 – 12.9), đặc biệt là trên các tác dụng không mong muốn điển hình như tiêu chảy, tiêu chảy nặng và nôn.  
  • Từ nghiên cứu trên, FDA và các hiệp hội thấp khớp (ACP, ACR, EULAR) khuyến cáo sử dụng liều thấp colchicine trong điều trị cơn gout cấp: Liều tải 1.2 mg (Hoặc 1mg), sau đó 1 giờ uống 0.6mg (Hoặc 0.5mg), tối đa 2mg vào ngày đầu tiên [1,2,4,6]. Có thể thay thế bằng chế độ liều 0.5mg x 2-4 lần 1 ngày, tối đa 2mg [3,6]. Khuyến cáo dùng sớm trong vòng 12 giờ đầu khởi phát cơn gout cấp, tốt nhất không nên quá 36 giờ, có thể tiếp tục trong những ngày tiếp theo nhưng cần giảm liều, tối đa 1mg/ ngày. Nếu không đáp ứng với chế độ liều này, cân nhắc phối hợp với các thuốc chống viêm khác như NSAIDs hoặc glucocorticoid. Nếu xuất hiện đợt cấp tiếp theo trong vòng 14 ngày, nên sử dụng phác đồ chống viêm khác để tránh tích lũy liều [7].  

3. Dự phòng cơn gout cấp khi sử dụng liệu pháp hạ acid uric máu 

  • Trong giai đoạn đầu dùng thuốc hạ acid uric máu, nồng độ acid uric trong máu giảm nhanh, có thể gây tái cấu trúc phân tử urate trong khớp, dẫn đến làm tăng nguy cơ xuất hiện cơn gout cấp. Vì vậy, nên phối hợp thuốc chống viêm với thuốc hạ acid uric máu, ưu tiên lựa chọn colchicine do ít tác dụng không mong muốn khi dùng liều thấp kéo dài (0.5 mg x 1 – 2 lần/ ngày, tối đa 1 mg/ ngày) [6].  
  • Thời gian dùng thuốc chống viêm [2]:  
    •  Ít nhất 6 tháng đầu khi bắt đầu dùng phác đồ hạ acid uric máu.  
    •  NB chưa có hạt tophi: 3 tháng sau khi đạt đích nồng độ acid uric trong máu, nhưng không ít hơn 6 tháng. 
    •  NB đã có hạt tophi nhưng đã được loại bỏ: 6 tháng sau khi đạt đích nồng độ acid uric trong máu.  
    •  Tiếp tục dùng thuốc chống viêm nếu NB có bất kỳ bằng chứng lâm sàng nào của bệnh gout hoạt động (Được định nghĩa là có cơn gout cấp trong vòng 3 tháng gần đây hoặc đang có hạt tophi chưa được loại bỏ hoặc viêm khớp gout mạn tính). 

4. Tương tác làm tăng nguy cơ gặp tdkmm của colchicine 

  • Colchicine chuyển hóa qua CYP3A4 tại gan và thải trừ qua thận, mật và P – glycoprotein tại ruột. Do vậy, các thuốc ức chế CYP3A4 và P – glycoprotein có thể gây ức chế chuyển hóa/ thải trừ của colchicine, dẫn đến tăng tích lũy colchicine trong máu. Nếu sử dụng đồng thời các thuốc trên cần giảm liều colchicine và theo dõi các dấu hiệu ngộ độc thuốc. Chống chỉ định phối hợp với các thuốc ức chế P – glycoprotein và/ hoặc ức chế mạnh CYP3A4 trên NB suy giảm chức năng gan, thận bất kỳ mức độ nào [6, 7]. Do vậy, cần rà soát các thuốc NB dùng thuốc đang sử dụng, đặc biệt lưu ý về liều dùng tối đa của thuốc và các TDKMM có thể gặp phải khi tư vấn NB. 

Một số thuốc thường gặp có nguy cơ tương tác colchicine

Ức chế P – glycoprotein và/

hoặc ức chế mạnh CYP3A4

Ức chế trung bình CYP3A4

Khác

Kháng sinh: Clarithromycin,

Erythromycin, Azithromycin

Chẹn kênh calci: Diltiazem, verapamil

Statins*: Atorvastatin, simvastatin, simvastatin

Chống nấm: Itraconazole,

voriconazole, ketoconazole

Bưởi chùm

Fibrates*: Fenofibrate, gemfibrozil

Ức chế miễn dịch:

Cyclosporin*, tacrolimus

*Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý cơ (Yếu cơ, tiêu cơ vân…)

Các chữ viết tắt 

  • FDA (Food and Drug Administration): Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ 
  • ACP (American College of Physicians): Hiệp hội các bác sĩ Hoa Kỳ 
  • ACR (American College of Rheumatology): Hiệp hội thấp khớp Hoa Kỳ 
  • EULAR (The European League Against Rheumatism): Hội thấp khớp học châu Âu 

Tài liệu tham khảo 

  1. American College of Physicians, 2017 “Management of Acute and Recurrent Gout: A Clinical Practice Guideline From the American College of Physicians”. 
  2. American College of Rheumatology, 2012 “Guidelines for Management of Gout. Part 2: Therapy and Anti Inflammatory Prophylaxis of Acute Gouty Arthritis” 
  3. British Society for Rheumatology, 2017 “Guideline for the Management of Gout”
  4. The European League Against Rheumatism, 2016 “2016 updated EULAR evidence-based recommendations for the management of gout”
  5. Terkeltaub RA, et al. “High versus low dosing of oral colchicine for early acute gout flare: Twenty-four–hour outcome of the first multicenter, randomized, double-blind,  placebo-controlled, parallel-group, dose-comparison colchicine study”. Arthritis Rheum. April 2010;62(4):1060–1068 
  6. Uptodate, “Treatment of gout flares”, truy cập ngày 31.1.2020 
  7. ACCP Updates in therapeutic 2018, “Pulmonary disorders, gout and adult immunizations

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmec. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmec chấp thuận trước bằng văn bản.

Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmec không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmec không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: Nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.

Đường link liên kết: Vinmec sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmec được liên kết với website www.vinmec.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó

facebook
27

Bài viết liên quan

Tương tác thuốc liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia

tra-cuu-thuoc

THÔNG TIN THUỐC

TRA CỨU NGAY