MỚI

Các cơ sở y tế có thể phòng ngừa 35 – 70% nhiễm trùng. Đây là cách.

Ngày xuất bản: 13/01/2023

Theo báo cáo của WHO, nhiễm trùng do chăm sóc y tế đang là thực trạng xảy ra ở các nước trên thế giới, đặc biệt là sau đại dịch COVID-19 do sự quá tải và thiếu nhân lực của hệ thống y tế. Vì vậy, cần có sự chú ý kịp thời và thúc đẩy các chương trình Kiểm soát và phòng ngừa nhiễm trùng trên toàn cầu.

Lorraine L. Janeczko, MPH

Ngày 18 tháng 5, 2022

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vệ sinh tay tốt và các thực hành phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng (infection prevention and control – IPC) hiệu quả về chi phí có thể loại trừ từ 35 – 70% các ca nhiễm trùng tại các cơ sở y tế ở tất cả các quốc gia bất kể tình trạng kinh tế. 

IPC sử dụng phương pháp tiện cận thực tiễn, thực chứng để hỗ trợ các bệnh nhân, nhân viên y tế, khách tham quan các cơ sở y tế tránh các nhiễm trùng nguy hại, từ nhiễm vi khuẩn kháng kháng sinh khu trú đến các virus gây ra đại dịch. WHO gọi bản báo cáo này là bản phân tích toàn cầu đầu tiên về việc thực hiện IPC. 

Dr Daniel DiekemaDr Daniel Diekema

Daniel Diekema, MD, người không tham gia vào bản báo cáo trên, nói với Medscape Medical News trong một email rằng: “Tỷ lệ các ca nhiễm trùng do chăm sóc y tế (HAIs) tăng lên ở các bệnh viện trên khắp thế giới trong đại dịch COVID-19. Chúng bao gồm nhiễm SARS-CoV-2 và các nhiễm trùng do chăm sóc y tế khác tăng lên do hệ thống y tế của chúng tôi bị kéo căng đến giới hạn và có ít tài nguyên hơn để phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện.” 

Diekema, giáo sư lâm sàng Nội khoa ở Đại học Y Iowa và nhà dịch tễ học liên kết với Bệnh viện và Phòng khám Đại học Iowa, thành phố Iowa, đã lưu ý rằng: “Khi bước vào năm thứ ba của đại dịch, bản báo cáo này của WHO sẽ đóng vai trò như một lời kêu gọi hành động khẩn cấp. Đầu tư nhiều tài nguyên hơn vào các chương trình phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn (IPC) sẽ không những cải thiện khả năng ứng phó với đại dịch, mà còn giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong, và chi phí toàn cầu cho tất cả các nhiễm trùng bệnh viện”

 

Không có đất nước hay hệ thống y tế nào là không có Nhiễm trùng do chăm sóc y tế (HAIs)

Dikema trả lời trong email: “Sự khác biệt trong đầu tư kiểm soát và phòng ngừa nhiễm trùng giữa các nước thu nhập cao và thu nhập thấp là thử thách lớn nhất được đưa ra trong bản báo cáo trên.” “Nếu như nói đại dịch đã dạy cho chúng ta được điều gì, thì đó chính là việc nhiễm trùng lan rộng ra mọi nơi trên thế giới có thể sớm trở thành vấn đề ở bất kỳ đâu. Do đó, đảm bảo tài nguyên kiểm soát và phòng ngừa nhiễm khuẩn được phân bố đồng đều trên khắp thế giới là lợi ích của mọi người.” 

Bảo báo cáo cũng lưu ý rằng nhiễm trùng do chăm sóc y tế nằm trong những biến cố hay gặp ngay trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, và nhiều nhiễm trùng do chăm sóc y tế xảy ra do các vi khuẩn đa kháng thuốc. Bản báo cáo bao gồm những chi tiết sau: 

  • Các nhà nghiên cứu dự báo rằng, trong mỗi 100 bệnh nhân ở đơn vị cấp cứu, trung bình 7 bệnh nhân ở các nước thu nhập cao và 15 bệnh nhân ở các nước thu nhập trung bình và thấp sẽ mắc phải ít nhất một nhiễm trùng do chăm sóc y tế; chiếm 30% tổng số bệnh nhân ở đơn vị chăm sóc tích cực mắc nhiễm trùng bệnh viện. 
  • Trong số những trường hợp nhiễm trùng huyết điều trị tại bệnh viện, 23,6% có liên quan đến việc chăm sóc; 48,7% các trường hợp nhiễm khuẩn huyết liên quan đến rối loạn chức năng cơ quan được điều trị ở đơn vị chăm sóc tích cực người lớn mắc nhiễm trùng bệnh viện; 24,4% bệnh nhân và 52,3% bệnh nhân nằm ở đơn vị điều trị tích cực mắc nhiễm khuẩn huyết bệnh viện đã tử vong. 
  • Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh châu Âu đã tính toán rằng 4,5 triệu trường hợp mắc nhiễm trùng bệnh viện xảy ra mỗi năm ở các nước thuộc Liên minh Châu Âu và Khu vực kinh tế Châu Âu. 
  • Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh ước tính rằng mỗi ngày, 1 trên 31 bệnh nhân nằm viện và 1 trên 43 bệnh nhân chăm sóc tại nhà mắc nhiễm trùng do chăm sóc y tế. 
  • Lên đến 41% các bệnh nhân COVID-19 nằm viện nhiễm SARS-CoV-2 tại cơ sở chăm sóc y tế. 
  • Trong khoảng 18 thnangs đầu của đại dịch, COVID-19 đã gây ra cái chết cho 80,000 đến 180,000 nhân viên y tế trên toàn thế giới.

Đại dịch COVID-19 nhấn mạnh nhu cầu Kiểm soát và phòng ngừa nhiễm trùng (IPC)

Bất chấp dịch bệnh, các nước thu nhập cao đã thực hiện Kiểm soát và phòng ngừa nhiễm trùng (IPC) tốt hơn 8 lần so với các nước thu nhập thấp, và các chương trình quốc gia về kiểm soát và phòng ngừa nhiễm trùng ở các nước thu nhập trung bình và thấp chỉ cải thiện rất nhỏ. 

Chỉ 4 (3,8%) trong tổng số 106 các nước được đánh giá đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu của IPC ở cấp độ quốc gia, và 15,2% các cơ sở y tế đáp ứng được tất cả các yêu cầu tối thiểu của IPC. 

Dr Libby Richards
Dr Libby Richards

Libby A. Richards, RN, MSN, PhD, CHES, phó giáo sư điều dưỡng và giám đốc chương trình Tiến sĩ tại Trường Đại học Điều dưỡng Purdue ở West Lafayette, Indiana, hoan nghênh bản báo cáo.

Richards, người không tham gia vào bản báo cáo, cho biết trong email: “Trong khi nguyên tắc phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng đã trở thành nền tảng trong hơn 100 năm, đại dịch COVID-19 đã khiến mọi người chú ý đến những vấn đề quan trọng này.” “Trong đại dịch, hệ thống y tế quá tải và thiếu nhân lực đã dẫn đến việc không hoặc có rất ít chỗ cho những bệnh nhân nặng khác.”

Bà nói thêm: “Bản báo cáo này đã chỉ ra sự chú ý kịp thờ đến tầm quan trọng của IPC đối với dịch vụ chăm sóc sức khỏe.”

Suzanne Wagester, RN
Suzanne Wagester, RN

Suzanne Wagester, RN, MSN, giám đốc phòng chống nhiễm trùng tại Trung tâm Y tế Đại học Pittsburgh ở Pennsylvania, cho biết trong email, “Đại dịch đã gắn kết chúng ta như một xã hội khi chúng ta nhận ra rằng nhiễm trùng ảnh hưởng đến tất cả chúng ta. Chúng ta đương đầu với những thách thức chung tác động trực tiếp đến công tác phòng chống lây nhiễm.

Wagester, người cũng không tham gia vào bản báo cáo, cho biết thêm: “Các chương trình Kiểm soát và phòng ngừa nhiễm trùng (IPC) rất quan trọng đối với các cơ sở y tế, bệnh nhân, và các quốc gia.” “Bản báo cáo của WHO nhấn mạnh lời kêu gọi hành động với hy vọng sẽ thúc đầy các chương trình IPC tiên tiến trên toàn cầu để đối đầu với các bệnh nhiễm trùng có thể phòng ngừa.”

WHO Global IPC Portal giúp hỗ trỡ các chuyên gia chăm sóc sức khỏe ở tất cả các nước phân tích, theo dõi tiến trình, và cải thiện Kiểm soát và phòng ngừa nhiễm trùng (IPC) ở cấp cơ sở và cấp quốc gia.

Báo cáo được tài trợ bởi các quỹ chính của WHO. Các tác giả và Diekema, Richards, và Wagester không tiết lộ mối quan hệ tài chính liên quan nào.

WHO. Báo cáo Toàn cầu về Phòng ngừa và Kiểm soát Nhiễm trùng, Tóm tắt Điều hành. Xuất bản trực tuyến ngày 2 tháng 5 năm 2022. Toàn văn

Để biết thêm tin tức, hãy theo dõi Medscape trên FacebookTwitterInstagram, và YouTube

Tag: Kháng kháng sinh, nhiễm trùng, nhiễm trùng do chăm sóc y tế, COVID-19, kiểm soát và phòng ngừa nhiễm trùng

 

facebook
26

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Bài viết cùng chuyên gia

tra-cuu-thuoc

THÔNG TIN THUỐC

TRA CỨU NGAY