Các bệnh tự miễn của cha mẹ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của con
Các bệnh tự miễn ở cha mẹ có ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh ở trẻ em, cần thêm các nghiên cứu để đánh giá cơ chế bệnh sinh của mối tương quan này.
Caroline Guignot
Ngày 29 tháng 4 năm 2022
Kết quả nghiên cứu phân tích gộp do một nhóm các nhà nghiên cứu người Pháp tiến hành chỉ ra rằng có mối tương quan giữa bệnh tự miễn của cha mẹ với nguy cơ mắc một số rối loạn phát triển thần kinh của con (rối loạn phổ tự kỷ [ASD] và rối loạn tăng động / giảm chú ý [ADHD) ]). Phân tích gộp này là nghiên cứu đầu tiên đánh giá riêng mối liên hệ giữa bệnh tự miễn của cha hoặc mẹ và sự biểu hiện của các rối loạn phát triển thần kinh ở con của họ.
Theo các tác giả, những mối tương quan này có thể do nguyên nhân tiếp xúc với các yếu tố môi trường góp phần gây ra các rối loạn tự miễn, chẳng hạn như tiếp xúc với chất ô nhiễm hoặc khói thuốc lá và /hoặc khuynh hướng do di truyền, bao gồm các gen liên quan đến cytokine hoặc hệ HLA (hệ kháng nguyên bạch cầu người).
Các nghiên cứu sâu hơn thực sự cần thiết để xác định cơ chế bệnh sinh giải thích cho mối tương quan này. Nghiên cứu trên cho thấy có thể có một cơ chế chung về bệnh liên quan đến cả cha lẫn mẹ, mặc dù theo dòng mẹ có khả năng cao hơn.
Tầm quan trọng
– Rối loạn phát triển thần kinh biểu hiện do sự tương tác của kiểu gen với môi trường.
– Các phản ứng miễn dịch trung gian có thể đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra các rối loạn phát triển thần kinh, như đã được đề cập trong các nghiên cứu dịch tễ học và các nghiên cứu trên động vật. Các rối loạn tự miễn và phản ứng viêm được đặc trưng bởi sự hoạt hóa của hệ thống miễn dịch, sự lưu thông của các tự kháng thể và sự giải phóng các cytokine gây độc cho một số mô nhất định.
Các nghiên cứu liên quan cho thấy mối liên hệ giữa các rối loạn tự miễn trong gia đình hoặc ở người mẹ và sự khởi phát của các rối loạn phát triển thần kinh ở đời con. Tuy nhiên, không có nghiên cứu nào đánh giá được ảnh hưởng của riêng cha hoặc riêng mẹ để trả lời liệu chăng mối tương quan này có phải là trực tiếp, khởi phát trong thời kì mang thai, do di truyền hay do môi trường.
Kết quả chính
Nhìn chung, nghiên cứu phân tích gộp trên đây quy tụ 14 nghiên cứu bao gồm 845.411 người mẹ và 601.148 người bố mắc bệnh tự miễn và 4.984.965 người mẹ và 4.992.854 người bố thuộc nhóm chứng. Có 182.927 trẻ mắc rối loạn phát triển thần kinh và 14.168.474 trẻ không mắc.
Trên toàn cầu, bệnh tự miễn ở mẹ (tỷ suất chênh hiệu chỉnh [AOR], 1,27 [1,03 – 1,57]; P = 0,02; I2 = 65%) và ở bố (AOR, 1,18 [1,07 – 1,30]; P = 0,01; I2 = 15,5%) có liên quan đến chẩn đoán ASD (rối loạn phổ tự kỷ) ở trẻ em. Tương tự, chúng có liên quan đến việc tăng nguy cơ ADHD ở trẻ em (AOR, 1,31 [1,11 – 1,55]; P = 0,001; I2 = 93% và AOR, 1,14 [1,10 – 1,17]; P <.0001; I2 = 0 %, tương ứng, cho mẹ và cha).
Ở bà mẹ, bệnh tiểu đường tuýp 1 (AOR, 1,60 [1,18 – 2,18]; P = 0,002; I2 = 0%), bệnh vẩy nến (AOR, 1,45 [1,14 – 1,85]; P = 0,002; I2 = 0%), và viêm khớp dạng thấp (AOR, 1,38 [1,14 – 1,68]; P = 0,001; I2 = 0,8%) có liên quan đến nguy cơ mắc ASD ở trẻ em. Ba bệnh này cũng làm tăng nguy cơ mắc ADHD ở trẻ (AOR, 1,36 [1,24 – 1,52]; 1,41 [1,29 – 1,54]; và 1,32 [1,25 – 1,40], tương ứng, P <.0001).
Ở người bố, bệnh tiểu đường tuýp 1 được đánh giá độc lập có liên quan đến nguy cơ mắc ASD và ADHD ở trẻ em (AOR, 1,42 [1,10 – 1,83] và 1,19 [1,08 – 1,31], tương ứng), trong khi bệnh vẩy nến (AOR, 1,18 [1,12 – 1,24 ]; P <.0001) có liên quan đến nguy cơ ADHD ở trẻ.
Để biết thêm thông tin, theo dõi Medscape trên Facebook , Twitter , Instagram và YouTube .
Tag: ASD, ADHD, phát triển thần kinh, bệnh tự miễn
Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. VinmecDr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. VinmecDr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.
Đường link liên kết
VinmecDr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc VinmecDr đựợc liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.
Nguồn tham khảo: Theo vinmec.com