MỚI

Bệnh động mạch chi dưới mạn tính

Ngày xuất bản: 18/05/2023

Bệnh động mạch chi dưới mạn tính là bệnh lý mạch máu, nơi mạch máu ở chi dưới bị hạn chế dòng chảy làm tắc nghẽn hoặc co thắt. Nếu không được điều trị,  bệnh có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như viêm nhiễm, sẹo, các yếu tố nguy hiểm liên quan đến tính mạng như nhiễm trùng, hoại tử và đột quỵ. Do đó, việc chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch chi dưới mạn tính sớm là rất quan trọng để giảm thiểu các biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Bệnh động mạch chi dưới mãn tính

1.Định nghĩa

Bệnh động mạch chi dưới mạn tính (BĐMCD) là trạng thái bệnh lý của động mạch chi dưới trong đó lòng động mạch bị hẹp, tắc gây giảm tưới máu cơ quan và các bộ phận liên
quan (da, thần kinh) phía hạ lưu. Nguyên nhân chủ yếu của BÐMCD là do xơ vữa động mạch. Các yếu tố nguy cơ chính của xơ vữa động mạch là hút thuốc lá, thuốc lào, đái tháo  đường, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp và tăng homocystein máu làm gia tăng sự phát triển của BÐMCD và các bệnh lý động mạch khác do xơ vữa.

2. Chẩn đoán

2.1. Triệu chứng và chẩn đoán phân biệt

2.1.1. Triệu chứng cơ năng
Đau cách hồi (đau khi vận động, đi lại, đỡ khi nghỉ) chi dưới, giai đoạn bệnh nhân nặng có triệu chứng đau liên tục, đau khi nghỉ.

Các câu hỏi cần khai thác bệnh nhân có triệu chứng đau cách hồi chi dưới:
+ Có đau chân khi đi lại hay không?
+ Nếu đau, người bệnh đi được bao xa trước khi cơn đau khởi phát?
+ Cơn đau có khiến người bệnh phải ngồi nghỉ không?
+ Người bệnh nghỉ bao lâu mới có thể đi bộ trở lại?
+ Đau chân cụ thể vùng nào?
+ Đau có giảm khi người bệnh gác chân cao hay không?
Các triệu chứng khác: vết loét đầu chi khó lành, hoại tử ngón chân,…
Người bệnh có tiền sử bệnh lý động mạch do xơ vữa như bệnh động mạch vành,
động mạch cảnh, động mạch thận, phình động mạch chủ…

2.1.2. Triệu chứng thực thể

Đau cách hồi chi dưới có thể ở một hoặc hai chân, một hay nhiều vị trí. Khám mạch
(bắt mạch) và dựa trên vị trí đau có thể giúp phát hiện và định khu tổn thương động
mạch:
Đau cách hồi hông và mông: Tổn thương động mạch tầng chủ chậu. Mạch bẹn hai
bên khó bắt hoặc không bắt được.
Đau cách hồi đùi: Tổn thương động mạch tầng chủ chậu và/hoặc đùi chung. Mạch
bẹn không bắt được hoặc bắt yếu, mạch khoeo không bắt được.
Đau cách hồi bắp chân: Là vị trí đau thường gặp và nhận biết nhất. Đau 2/3 trên
bắp chân thường do tổn thương động mạch đùi nông, đau 1/3 dưới bắp chân
thường do tổn thương động mạch khoeo.
Đau cách hồi bàn chân: Tổn thương động mạch tầng cẳng chân.
Các triệu chứng kèm theo đau cách hồi:
– Mạch yếu hoặc không bắt được mạch.
– Loét khó lành.
– Đổi màu da.
– Hoại tử đầu chi.
Khám các tổn thương của các mạch máu khác như:
– Mạch cảnh: Bệnh nhân có triệu chứng liệt vận động, thất ngôn, rối loạn cảm
giác…, bắt mạch cảnh, nghe mạch cảnh.
– Mạch thận: tăng huyết áp bất thường, nghe tiếng thổi tại vị trí của động mạch thận
– Mạch chủ bụng: khám bụng, nghe tiếng thổi dọc đường đi của động mạch chủ
bụng
– Mạch vành: bệnh nhân có triệu chứng đau thắt ngực, khó thở.
– Mạch dưới đòn: cần đo huyết áp 2 tay và bắt mạch cánh tay 2 bên.

2.1.3. Chẩn đoán phân biệt

– Đau cách hồi do nguyên nhân thần kinh: Viêm tủy, hẹp ống tủy, đau thần kinh
tọa…
– Bệnh lý thần kinh ngoại biên.
– Đau cách hồi do viêm khớp/thoái hoá khớp.
– Đau cách hồi trong hội chứng hậu huyết khối sau huyết khối tĩnh mạch sâu.
– Kén khoeo có triệu chứng.
– Hội chứng khoang mạn tính.

2.2 Cận lâm sàng

Để chẩn đoán BĐMCD, bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp khác nhau như: đo áp lực máu tại chân, siêu âm Doppler, xét nghiệm máu, hoặc các phương pháp hình ảnh như chụp CT-scan, DSA hoặc MRI.

3.Điều trị

Điều trị BĐMCD gồm 3 mục tiêu chính:
– Giảm biến cố tim mạch chính (MACE): giảm tử vong, Nhồi máu cơ tim (NMCT), Tai biến đột quỵ não (TBMN). Các biện pháp điều trị đã được chứng minh hiệu quả bao gồm: thuốc chống huyết khối (thuốc chống tiểu cầu và chống đông), statin, thuốc ức chế men chuyển, kiểm soát đường huyết và huyết áp.
– Giảm tỷ lệ cắt cụt chi và các biến cố lớn ở chi (MALE). Các biện pháp điều trị bao gồm: Tái thông mạch máu tối ưu, chăm sóc bàn chân, liệu pháp chống huyết khối.
– Cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh: tập đi bộ, tập phục hồi chức năng, thay đổi lối sống, bỏ thuốc lá, chăm sóc vết rạch bàn chân

Điều trị BĐMCD bao gồm:

  • Thay đổi lối sống: bao gồm hút thuốc lá, tập thể dục thường xuyên, ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và giảm cân nếu cần.
  • Thuốc: bao gồm thuốc giãn mạch, thuốc ức chế sự đông máu, thuốc kháng viêm và thuốc khác Kích thích cải thiện dòng máu và giảm các triệu chứng của bệnh BÐMCD.
  • Quản lý các bệnh lý liên quan: Bệnh nhân có thể điều trị các bệnh lý liên quan như tiểu đường hay tăng huyết áp.
  • Phẫu thuật: trong một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể cần phẫu thuật để loại bỏ tắc nghẽn hoặc tái tạo động mạch.
facebook
23

Thuốc liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Bài viết cùng chuyên gia