Hở van động mạch chủ: đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
Hở van động mạch chủ (hay hở chủ), là bệnh lý van tim được đặc trưng bởi tình trạng van động mạch chủ đóng không hoàn toàn, dẫn đến thụt ngược dòng máu từ động mạch chủ (ĐMC) về lại thất trái trong thời kỳ tâm trương. Có thể diễn ra cấp, dẫn đến suy chức năng thất trái mất bù cấp như trong trường hợp bóc tách động mạch chủ, hoặc mạn tính, có thể không biểu hiện triệu chứng trong một thời gian dài.
1. Lâm sàng hở van động mạch chủ
Nội dung bài viết
1.1. Các triệu chứng của hở van động mạch chủ cấp
– Khó thở nặng đột ngột
– Suy tim trái mất bù diễn ra nhanh với các triệu chứng phù phổi.
1.2 Các triệu chứng của hở chủ mạn tính
• Cơ thể có thể “dung nạp” với tình trạng hở chủ mạn trong vài chục năm và duy trì tình trạng không biểu hiện triệu chứng.
• Các triệu chứng ban đầu thường là cảm giác hồi hộp
• Với bệnh lý tiến triển, thể trạng bệnh nhân giảm và các triệu chứng của suy thất trái biểu hiện:
• Khó thở khi gắng sức
• Khó thở khi nằm
• Rối loạn nhịp và ngất
- Đau thắt ngực do giảm tưới máu vành
• Dễ mệt mỏi
1.3 Triệu chứng cơ năng
– Hở van ĐMC giai đoạn đầu không có triệu chứng, đôi khi BN có hồi hộp, đánh trống ngực do tim tăng co bóp, hay do rối loạn nhịp.
– Giai đoạn sau, khi thất trái giãn nở nhiều và rối loạn co bóp sẽ xuất hiện triệu chứng của tình trạng suy tim: khó thở đi từ nhẹ đến nặng: khó thở khi gắng sức, khó thở khi nằm đầu thấp, khó thở kịch phát về đêm, phù phổi cấp.
– Có thể do cơn đau thắt ngực hay cơn đau bụng cấp do thiếu máu mạc treo.
– Triệu chứng ngất ít khi xảy ra.
1.4 . Triệu chứng thực thể
* Các dấu hiệu ngoại biên
• Huyết áp tối đa tang và huyết áp tối thiểu giảm, làm độ cách biệt HA tăng gây nên
• Mạch Corrigan: mạch nảy mạnh, biên độ cao, chìm nhanh.
• Dấu hiệu Musset: đầu gật gù theo nhịp đập của tim.
• Dấu hiệu mạch mao quản Quinke ở móng tay
• Dấu hiệu Traube: nghe mạch đập mạnh như súng lục bắn ở Động mạch đùi.
• Âm điệu Duroziez: để ống nghe ở Động mạch đùi, ấn ở trên, nghe âm thổi tâm thu, ấn ở dưới: nghe âm thổi tâm trương.
• Dấu Hill: HAmax chi dưới > HAmax chi trên: trên 60mmHg
Các dấu hiệu ngoại biên rõ trong trường hợp hở nặng và mãn.
Trong trường hợp hở van ĐMC cấp hay suy tim nặng có hẹp van ĐMC đi kèm: các dấu hiệu ngoại biên không có hay không rõ.
* Khám tim
• Nhìn : Mỏm tim lệch xuống dưới và sang trái.
• Hõm trên ức và Động mạch cảnh nảy mạnh.
• Sờ: mỏm tim nảy mạnh, biên độ cao, chìm nhanh.
• Nghe: Nhịp tim: đều hay không đều ( Ngoại tâm thu )
T1: thay đổi
– Hở nhẹ : chức năng thất (T) còn tốt: T1 bình thường hay tăng lên do tim tăng động.
– Hở van ĐMC nặng hoặc suy tim ứ huyết:
T1 giảm cường độ
T2: hở nặng: A2 mờ
P2: có thể tăng do tăng áp động mạch phổi
T3 do tăng gánh tâm trương hoặc suy tim
Đôi khi có thể có T4
• Clic đầu tâm thu: do tăng lượng máu qua van ĐMC làm giãn gốc ĐMC.
• Âm thổi:
– Thời gian: đầu tâm trương, bắt đầu sau T2:
– Vị trí:
o Tổn thương lá van: nghe ở liên sườn III bờ trái ức
o Tổn thương gốc van: nghe ở liên sườn II bờ phải ức
– Cường độ 2/6 trở lên
– Âm sắc êm dịu.
– Hướng lan: lan dọc bờ (T) x.ức xuống mỏm.
– Nghiệm pháp:
o Không có dấu Carvallo
o Ngồi cuối ra trước âm thổi nghe rõ hơn
o Nghiệm pháp Handgrip Exercise : âm thổi nghe rõ hơn
Trong trường hợp Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng làm rách van hay van lộn ngược vào trong: âm thổi có tần số cao, thô ráp gọi là âm thổi âm nhạc.
– Không dùng cường độ âm thổi để đánh giá mức độ nặng nhẹ mà dùng thời gian
o Hở nặng: âm thổi kéo dài
o Hở cấp tính: âm thổi ngắn
– Thường có âm thổi tâm thu giữa tâm thu đi kèm do sự gia tăng lượng máu qua van ĐMC: hẹp van ĐMC cơ năng, cường độ thay đổi từ 2/6 đến 4/6.
Do dòng phụt ngược hạn chế độ mở rộng của van 2 lá, máu đi qua lỗ van 2 lá hạn chế mở, có thể nghe được tiếng rù tâm trương ở mỏm: Rù Austin – Flint.
2. Cận lâm sàng
2.1. Xquang tim phổi thẳng
– Bóng tim lớn
– Cung dưới trái phồng to do giãn thất trái
– Quai ĐMC giãn rộng, có thể có vôi hóa quai ĐMC.
– Tăng tuần hoàn phổi do suy tim ứ huyết.
2.2. Điện tâm đồ ( ECG )
– Dấu hiệu tăng gánh tâm trương thất trái: Sóng q, R cao, T (+), ST chênh lên lõm.
– Nếu có thiếu máu cơ tim đi kèm: ST chênh xuống, T (-)
– Phát hiện rối loạn nhịp và rối loạn dẫn truyền.
2.3. Siêu âm tim
2.3.1. Siêu âm tim qua thành ngực ( TTE )
– Chẩn đoán xác định hở van ĐMC dựa trên dòng phụt ngược từ ĐMC về thất trái.
– Mô tả sang thương để chẩn đoán nguyên nhân.
– Chẩn đoán mức độ nặng nhẹ của hở van ĐMC dựa trên sự phụt ngược của dòng hở:
o Độ 1: dòng hở dưới mút van 2 lá
o Độ 2: hở tới mút van
o Độ 3: hở tới nhú cơ
o Độ 4: hở tới mỏm tim
– Đánh giá hình dạng, kích thước, chức năng của các buồng tim.
2.3.2. Siêu âm tim qua thực quản ( TEE )
– Khi hở van ĐMC cấp do bóc tách ĐMC ngực.
– Xác định rõ ngỏ vào bóc tách.
– Bệnh ĐMC ngực kèm hở van ĐMC: Phình ĐMC ngực, Hẹp eo ĐMC, Bóc tách ĐMC…
2.4. Chụp cắt lớp ( CT Scan )
Hữu ích trong hở van ĐMC do bóc tách: chẩn đoán nhanh bóc tách với hình ảnh 2 lòng có mật độ cản quang khác nhau, khảo sát hẹp động mạch vành kèm nếu nghi ngờ có Bệnh động mạch vành kèm theo.
2.5 Chụp cộng hưởng từ tim ( CMR )
Chỉ định trong trường hợp hình ảnh siêu âm bị hạn chế không thể chẩn đoán được, lúc đó
CMR có thể khảo sát kích thước và chức năng thất trái, đánh giá độ năng hở chủ.
2.6 Chụp mạch máu ( DSA )
Chỉ định khi các phương tiện không xâm lấn không khẳnh định được chẩn doán, hoặc khi cần khảo sát và can thiệp mạch vành.
Xem tiếp >>> Hở van động mạch chủ và chỉ định điều trị nội, ngoại khoa
Tài liệu tham khảo:
- Bệnh Học Tim Mạch Lecturio
- Bài giảng Nội Tim mạch – Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch – 2016