MỚI

Các khuyến cáo về vắc-xin não mô cầu

Ngày xuất bản: 13/01/2023

Bài viết được đăng trên trang web của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (Centers for Disease Control and Prevention – CDC). Được cập nhật lần cuối vào ngày 12/10/2021.

Tiêm chủng vắc-xin MenACWY định kỳ dành cho trẻ vị thành niên

Tất cả những trẻ từ 11 tới 12 tuổi nên được tiêm một mũi vắc-xin não mô cầu liên hợp (Meningococcal conjugate vaccine). Do tác dụng bảo vệ giảm dần đi cho nên CDC khuyến cáo tiêm một mũi bổ sung vào năm 16 tuổi. Mũi bổ sung cho khả năng đề kháng ở trẻ vị thành niên trong giai đoạn có nguy cơ cao nhất mắc bệnh não mô cầu.

  • Với những trẻ vị thành niên được tiêm mũi đầu tiên vào lúc 13 tới 15 tuổi thì được tiêm thêm 1 mũi bổ sung vào năm 16 tới 18 tuổi – trước khi tới giai đoạn tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Những trẻ vị thành niên được tiêm mũi MenACWY đầu tiên từ năm 16 tuổi trở đi thì không cần thêm mũi bổ sung.
  • Những trẻ vị thành niên có nguy cơ cao mắc bệnh do các tình trạng sức khỏe cần được tiêm thêm 2 mũi MenACWY cách nhau 8 tuần cũng như tiêm các mũi bổ sung mỗi 5 năm.
  • CDC cũng khuyến cáo tiêm một mũi bổ sung với những trẻ có nguy cơ cao do có đợt phát bệnh nếu đã tiêm MenACWY trước đó từ 5 năm trở lên.

Tiêm chủng vắc-xin MenB với trẻ vị thành niên

Trẻ vị thành niên và người trẻ (Từ 16 tới 23 tuổi) cũng có thể tiêm một mũi vắc-xin não mô cầu nhóm huyết thanh B (Serogroup B meningococcal). Độ tuổi thích hợp để tiêm là từ 16 tới 18 tuổi để trẻ vị thành niên sẽ có sự đề kháng trong giai đoạn nguy cơ mắc bệnh cao.

Các bệnh nhân dùng các chất ức chế bổ thể ví dụ như Eculizumab (Soliris®) hoặc ravulizumab (Ultomiris®) có nguy cơ cao mắc não mô cầu cho nên dù được tiêm vắc-xin đầy đủ hay dùng kháng sinh dự phòng thì vẫn có thể mắc bệnh.

CDC khuyến cáo rằng một số trẻ vị thành niên và người trẻ nên được tiêm một mũi vắc-xin não mô cầu nhóm huyết thanh B. Nhóm này bao gồm những người nguy cơ cao mắc bệnh não mô cầu nhóm huyết thanh B và các cá nhân mắc các tình trạng sức khỏe nhất định hay đang sử dụng một số các loại thuốc. Chúng bao gồm:

  • Thiếu hụt các loại bổ thể (ví dụ: C5-C9, properdin, yếu tố H, yếu tố D)
  • Bất sản lách về mặt chức năng hoặc giải phẫu (bao gồm bệnh hồng cầu hình liềm)
  • Dùng thuốc ức chế bổ thể (ví dụ:  Soliris® hoặc Ultomiris®)

Những người nguy cơ cao cần được tiêm các liều bổ sung thường xuyên

  • Thêm một mũi vắc-xin MenB bổ sung 1 năm sau khi hoàn thành lộ trình và sau mỗi 2 tới 3 năm sau đó.
  • CDC khuyến cáo với những người nguy cơ cao do phát bệnh mà trước đó đã tiêm đủ các mũi vắc-xin MenB nên tiêm thêm một mũi bổ sung nếu đã hoàn thành chương trình vắc-xin ban đầu trước đó từ 1 năm trở lên. 

Tiêm chủng vắc-xin MenACWY với trẻ nhỏ và những người trưởng thành có nguy cơ cao

Trong một số trường hợp nhất định, những trẻ em (từ 2 tháng tuổi trở lên) và những người trưởng thành nên được tiêm vắc-xin MenACWY. Một vài người có nguy cơ cao với bệnh não mô cầu nhóm huyết thanh A, C, W hoặc Y do 

  • Mắc một số tình trạng bệnh lý nhất định
    • Giảm các loại bổ thể (ví dụ, C5-C9, properdin, yếu tố H, yếu tố D)
    • Bất sản lách về mặt chức năng hoặc giải phẫu (bao gồm bệnh hồng cầu hình liềm)
    • HIV
  • Dùng một số loại thuốc nhất định
    • Dùng các thuốc ức chế bổ thể (ví dụ, Soliris® hoặc Ultomiris®)
  • Du lịch hoặc cư trú ở những đất nước có bệnh não mô cầu nhóm huyết thanh A, C, W hoặc Y phổ biến
  • Làm việc trong những ngành đặc thù hoặc sống trong những điều kiện đặc biệt
    • Nhà vi sinh học thường xuyên phơi nhiễm với vi khuẩn não mô cầu (tác nhân gây bệnh)
    • Người làm tại bộ phận tuyển quân
    • Sinh viên năm nhất đại học sống ở ký túc xá và chưa được tiêm phòng đầy đủ
  • Là một thành viên trong cộng đồng trải qua đợt bùng phát của bệnh não mô cầu nhóm huyết thanh A, C, W hoặc Y.

Những người còn lại trong nhóm nguy cơ cao cần các mũi bổ sung thường xuyên.

  • Với trẻ em dưới 7 tuổi, thêm 1 mũi bổ sung 3 năm sau khi hoàn thành chương trình ban đầu và tiêm tiếp mỗi 5 năm sau đó.
  • Với trẻ em từ 7 tuổi trở lên và người trưởng thành, thêm 1 mũi bổ sung 5 năm sau khi hoàn thành chương trình ban đầu và tiêm tiếp mỗi 5 năm sau đó.

Những cân nhắc đặc biệt trong việc sử dụng Menactra® ở người bất sản lách chức năng hoặc giải phẫu hay nhiễm HIV

Trẻ em bị bất sản lách chức năng hoặc giải phẫu hay nhiễm HIV không nên tiêm  Menactra® trước năm 2 tuổi. Thời gian này tránh sự can thiệp của đáp ứng miễn dịch với vắc-xin phế cầu liên hợp cho trẻ sơ sinh. CDC khuyến cáo trẻ sơ sinh từ 2 tới 23 tháng tuổi bị bất sản lách chức năng, giải phẫu hoặc bị nhiễm HIV nên tiêm Menveo®.

Trẻ từ 2 tuổi trở lên bị bất sản lách chức năng hoặc giải phẫu hay nhiễm HIV không nên tiêm  Menactra® ở cùng thời điểm với PCV. Không nên tiêm Menveo® hoặc MenQuadfi® khi tiêm PCV hoặc chờ 4 tuần sau khi hoàn thành tất cả các liều PCV mới tiêm  Menactra®.

Cân nhắc đặc biệt trong sử dụng đồng thời Menactra® và DTaP

Trẻ em có thể tiêm Menactra® trước hoặc đồng thời với vắc-xin bạch hầu, ho gà, uốn ván (DTap). Thời gian này cần tránh sự can thiệp của đáp ứng miễn dịch với các kháng nguyên vắc-xin não mô cầu xảy ra khi tiêm Menactra® sau khi tiêm DTaP. Thay vào đó, trẻ em có thể tiêm Menveo® hoặc MenQuadfi® mà không cần quan tâm tới thời gian tiêm chủng DTaP.

Tiêm chủng vắc-xin MenB ở người trưởng thành có nguy cơ cao

Vắc-xin MenB không được chấp thuận sử dụng ở người dưới 10 tuổi. Những người trưởng thành nên được tiêm một liều vắc-xin MenB nếu ở nhóm nguy cơ cao mắc não mô cầu nhóm huyết thanh B do: 

  • Mắc một số tình trạng bệnh lý nhất định
    • Giảm các loại bổ thể (ví dụ: C5-C9, properdin, yếu tố H, yếu tố D)
    • Bất sản lách chức năng hoặc giải phẫu (bao gồm bệnh hồng cầu hình liềm)
  • Sử dụng một số loại thuốc nhất định
    • Ức chế bổ thể (Soliris® hoặc Ultomiris®)
  • Làm việc trong các ngành hoặc môi trường đặc thù
    • Nhà vi sinh học phơi nhiễm thường xuyên với vi khuẩn não mô cầu (tác nhân gây bệnh)
    • Là thành viên trong cộng đồng trải qua đợt bùng phát của não mô cầu nhóm huyết thanh B

Những người còn lại trong nhóm nguy cơ cao cần các liều bổ sung thường xuyên.

  • Thêm một mũi vắc-xin MenB bổ sung 1 năm sau khi hoàn thành chương trình tiêm và tiêm tiếp sau đó mỗi 2 tới 3 năm.
  • Với những người nguy cơ cao dù đã tiêm đủ liều vắc-xin MenB trước đó những vẫn mắc bệnh, CDC khuyến cáo tiêm một liều bổ sung nếu hoàn thành các liều ban đầu trước đó từ 1 năm trở lên.

Chống chỉ định và cảnh báo

Không tiêm vắc-xin não mô cầu với:

  • Người từng có đáp ứng dị ứng nặng (ví dụ, phản vệ) sau khi tiêm 1 mũi trước đó
  • Người dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần nào của vắc-xin

Nếu có chỉ định, có thể tiêm vắc-xin não mô cầu với phụ nữ đang mang thai hoặc bà mẹ đang cho con bú. 

  • MenACWY: Tiêm cho phụ nữ mang thai nguy cơ cao với bệnh não mô cầu nhóm huyết thanh A, C, W hoặc Y.
  • MenB: Tiêm cho phụ nữ mang thai nguy cơ cao với bệnh não mô cầu nhóm huyết thanh B nếu nhà cung cấp và bệnh nhân nhận thấy hiệu quả của việc tiêm chủng nhiều hơn so với nguy cơ.

Nhà cung cấp vắc-xin có thể tiêm vắc-xin não mô cầu nếu họ và bố mẹ hoặc bệnh nhân nhận thấy hiệu quả nhiều hơn so với nguy cơ ở:

  • Người mắc bệnh đợt cấp mức độ vừa hoặc nặng có hoặc không kèm theo sốt. 
facebook
55

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Bài viết cùng chuyên gia

tra-cuu-thuoc

THÔNG TIN THUỐC

TRA CỨU NGAY