MỚI

Ung thư tuyến giáp tái phát

Tác giả:
Ngày xuất bản: 05/06/2023

Đối với ung thư tuyến giáp, điều trị có thể loại bỏ hoặc tiêu diệt ung thư. Sau khi hoàn thành điều trị, bạn có thể cảm thấy nhẹ nhõm nhưng thật khó để không lo lắng về việc ung thư phát triển hay tái phát. Đây là mối quan tâm thường thấy nếu bạn mắc ung thư.

1. Nguyên nhân

Có thể do các tế bào ung thư lan ra ngoài tuyến giáp trước khi nó được cắt bỏ.

2. Vị trí có thể xuất hiện tổn thương tái phát

  • Các hạch bạch huyết ở cổ
  • Những mảnh nhỏ của mô tuyến giáp bị bỏ lại trong quá trình phẫu thuật
  • Các khu vực khác của cơ thể ví dự như phổi và xương

3. Triệu chứng: Có thể gặp một số triệu chứng sau

  • Sờ thấy hạch vùng cổ
  • Khó nuốt
  • Thay đổi giọng nói ví dụ như khàn giọng

4. Theo dõi sau điều trị ung thư tuyến giáp

Sau khi hoàn thành việc điều trị, người bệnh vẫn cần theo dõi bệnh của mình một cách chặt chẽ. Việc đến tất cả các buổi hẹn tái khám theo lịch của bác sĩ là rất quan trọng.

Bác sĩ sẽ giải thích cho người bệnh những xét nghiệm cần làm và tần suất cần thực hiện các xét nghiệm đó. Lịch tái khám và làm xét nghiệm sẽ phụ thuộc vào mức độ bệnh ung thư ở thời điểm chẩn đoán ban đầu, loại ung thư tuyến giáp, phương pháp điều trị và các yếu tố khác.

  • Ung thư thể nhú hoặc thể nang:
    • Với những người nguy cơ tái phát thấp, mắc ung thư thể nhú nhỏ đã được điều trị bằng cắt một thùy tuyến giáp, thông thường sẽ chỉ cần tái khám định kỳ, siêu âm tuyến giáp và làm các xét nghiệm máu liên quan tới tuyến giáp
    • Với người bệnh mắc ung thư giáp thể nhú hoặc thể nang và đã được phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp, thông thường bác sỹ sẽ yêu cầu thực hiện xét nghiệm xạ hình tuyến giáp với I-ốt, đặc biệt nếu người bệnh có yếu tố nguy cơ tái phát cao. Xét nghiệm này thường được thực hiện sau 6-12 tháng. Nếu kết quả là âm tính, thông thường người bệnh sẽ không cần thực hiện thêm xét nghiệm trừ khi có các triệu chứng hoặc kết quả xét nghiệm bất thường khác.
    • Xét nghiệm máu cần thực hiện thường quy là định lượng TSH và thyroglobulin. Thyroglobulin được sản xuất bởi mô tuyến giáp, do vậy sau khi cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp, nồng độ thyroglobulin sẽ ở mức rất thấp hoặc không tìm thấy trong máu. Nếu nồng độ thyroglobulin bắt đầu tăng dần, đó có thể là dấu hiệu của ung thư quay trở lại và người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm khác, thông thường sẽ là chụp xạ hình I-ốt và có thể cần chụp PET-CT và làm các xét nghiệm khác.
  • Ung thư tuyến giáp dạng tủy
    • Nếu bạn mắc ung thư tuyến giáp dạng tủy (MTC), các bác sĩ sẽ kiểm tra nồng độ calcitonin và kháng nguyên phôi -carcinoembryonic (CEA) trong máu Nếu chúng bắt đầu tăng lên, các xét nghiệm hình ảnh như siêu âm cổ hoặc chụp CT hoặc MRI sẽ được thực hiện để phát hiện ung thư tái phát.

5. Các phuơng pháp chẩn đoán hình ảnh:
5.1. Siêu âm tuyến giáp và hạch cổ :

vi vôi hóa và hoại tử trong hạch

Hình ảnh vi vôi hóa và hoại tử trong hạch

Siêu âm không chỉ đánh giá vị trí tuyến giáp đã phẫu thuật mà còn kiểm tra toàn diện các hạch bạch huyết vùng cổ. Khi đánh giá các hạch bạch huyết vùng cổ bằng siêu âm, các tiêu chí làm thay đổi trong cấu trúc bình thường của hạch cần lưu ý khi xác nhận sự hiện diện của ung thư tuyến giáp như sau :

  • Không quan sát rõ rốn hạch
  • Vôi hóa nhỏ trong các hạch
  • Hạch biến đổi cấu trúc có phần dịch hóa
  • Vị trí xuất hiện thường cùng bên với bên xuất hiện ung thư tuyến giáp ban đầu

Tuy nhiên, một số hạch viêm cũng có thể mang một số đặc điểm trên. Do đó tùy thuộc vào từng bệnh nhân, xét nghiệm chọc hút tế bào kim nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm (FNA) sẽ là bước tiếp theo cần thiết để xác nhận hoặc loại trừ chẩn đoán ung thư tái phát.

5.2. Chụp cắt lớp vi tính
Hạch di căn trên CLVT

Hình ảnh hạch di căn trên CLVT

Chụp  CLVT vùng cổ trước  hoặc sau phẫu thuật để để đánh giá xem ung thư tuyến giáp có xâm lấn các cấu trúc lân cận, có lây lan đến các hạch bạch huyết hay không. Các hạch bất thường khi có các tính chất sau : ngấm thuốc mạnh không đều, có vi vôi hóa hoặc hoại tử trong hạch. Chụp CT sẽ bổ xung cho siêu âm khi các hạch nhỏ nằm sâu mà siêu âm không thể thấy được.

Ngoài ra, chụp CT có thể được sử dụng để tìm kiếm sự lây lan của ung thư vào các cơ quan ở xa như phổi.

5.3  Chụp cộng hưởng từ ( MRI):

Cũng giống như CT, chụp MRI để đánh giá sự xâm lấn các cấu trúc lân cận hoặc đánh giá sự lây lan của các hạch bạch huyết. Tuy nhiên phương pháp này thường ít được sử dụng trên lâm sàng do nhiễu ảnh tạo khi bệnh nhân nuốt trong quá trình chụp.

5.4. Chụp cắt lớp phát xạ PET/CT Scan.

PET/CT của bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nhú tái phátHình ảnhchụp PET/CT của bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nhú tái phát

Chụp PET/CT để chẩn đoán ung thư tuyến giáp dạng nhú kết hợp hình ảnh của cả chụp PET và CT cùng một lúc. Điều này là do chỉ riêng hình ảnh PET không cung cấp đủ chi tiết. Máy tính hiển thị lượng phóng xạ tương đối ở một khu vực cụ thể và nơi đường tập trung, xuất hiện màu đỏ hoặc “nóng”. Sự kết hợp của hai hình ảnh này cho phép bác sĩ so sánh một khu vực bất thường trên PET scan với vị trí chi tiết của nó trên CT scan. Tuy nhiên Chụp PET/CT không phải lúc nào cũng dương tính ở những bệnh nhân được chẩn đoán ung thư tuyến giáp thể nhú. Phương pháp này được chỉ định khi:

  • Nghi ngờ tái phát sau phẫu thuật
  • Di căn đến các vị trí khác trong cơ thể
  • Được chẩn đoán là ung thư tuyến giáp thể nhú nhưng không hấp thụ i-ốt phóng xạ

6. Nếu đúng là ung thư tái phát, người bệnh cần làm gì :

Các lựa chọn điều trị sẽ phụ thuộc vào vị trí tái phát, phương pháp điều trị trước đó và tình trạng sức khỏe hiện tại cũng như mong muốn của người bệnh. Các lựa chọn có thể gồm : phẫu thuật, xạ trị, điều trị đích, can thiệp ít xâm lấn như đốt sóng cao tần, hoặc phối hợp các phương pháp này.

facebook
54

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia

tra-cuu-thuoc

THÔNG TIN THUỐC

TRA CỨU NGAY