MỚI

Trật khớp vai: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Ngày xuất bản: 08/06/2023

Trật khớp vai là một chấn thương phổ biến ở người trẻ tuổi, gây đau đớn và ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng vận động của vai. Nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời và đúng cách, chấn thương có thể dẫn đến các biến chứng như hạn chế tầm vận động của vai, sai lệch khớp xương bả vai tái diễn, và thậm chí cứng khớp vai, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động và chất lượng cuộc sống. Do đó, việc xử lý chấn thương và điều trị sớm là rất quan trọng để giảm thiểu các biến chứng tiềm ẩn và phục hồi chức năng của vai.

1. Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả chấn thương trật khớp vai

1.1. Nguyên nhân dẫn đến trật khớp vai

Trật khớp vai không đe dọa tính mạng nhưng gây đau đớn và giảm khả năng hoạt động của người bệnh. Nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách, chấn thương có thể để lại các di chứng vĩnh viễn, gây giảm hoặc mất chức năng khớp vai và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, lao động và chất lượng cuộc sống.

– Đáng lưu ý, trật khớp vai là tình trạng khá phổ biến và ai cũng có nguy cơ mắc chấn thương này. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trật khớp vai bao gồm:

  • Tai nạn lao động: bưng bê đồ vật nặng trên vùng cổ vai gáy. 
  • Tai nạn giao thông: va đập mạnh vào phần vai.
  • Chấn thương khi tập luyện: chấn thương khi tham gia các môn thể thao như đấu vật, bóng chuyền, bóng bàn, cầu vợt,..
  • Tai nạn sinh hoạt: ngã cầu thang, ngã sàn nhà,..

Việc nắm những yếu tố nguy cơ và thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp là cách hiệu quả để giảm nguy cơ bị trật khớp vai. Ví dụ, khi làm việc hoặc tập luyện nên sử dụng thiết bị bảo vệ và đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật. Ngoài ra, việc duy trì sức khỏe tốt, rèn luyện cơ thể và tăng cường độ dẻo dai của cơ và xương cũng giúp giảm nguy cơ bị chấn thương.

1.2. Điều trị

– Đa số các trường hợp trật khớp vai tái diễn nhiều lần sau lần lệch khớp vai đầu tiên, xảy ra nhiều nhất ở những người trẻ tuổi do nhu cầu hoạt động vai nhiều, hay do tai nạn không mong muốn. Khi khớp vai bị trật nhiều lần, sẽ gây rách rộng các cấu trúc sụn viền và dây chằng bao khớp, lâu ngày dẫn đến khuyết xương, gãy mảnh xương, viêm chóp xoay vai, rách gân cơ chóp xoay khiến khớp vai lỏng lẻo, mất đi chức năng vận động và gây khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống:

– Một số phương pháp thường được bác sĩ sử dụng để điều trị chấn thương trật khớp vai: 

  • Nắn khớp vai: Để điều trị các trường hợp trật khớp vai nhẹ, bác sĩ thường áp dụng phương pháp nắn khớp vai. Kỹ thuật này sử dụng các thao tác nhẹ nhàng để giúp xương vai trở về vị trí ban đầu mà không cần phải gây mê bệnh nhân. Tùy thuộc vào mức độ đau và sưng, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc giãn cơ hoặc thuốc an thần để giảm đau cho bệnh nhân. Sau khi xương khớp vai trở lại vị trí ban đầu, các triệu chứng đau sẽ được cải thiện ngay lập tức.
  • Phẫu thuật: Trong trường hợp bệnh nhân bị lệch khớp vai quá nặng, dây chằng, gân, cơ, mạch máu xung quanh bị tổn thương nhiều dù đã được thực hiện phục hồi chức năng thì bệnh nhân cần được phẫu thuật sớm để hạn chế các biến chứng về sau. 
  • Biện pháp cố định vai: Bác sĩ sử dụng nẹp gỗ hoặc băng vải để cố định vai trong khoảng thời gian khoảng từ 3 đến 4 tuần. Tuỳ thuộc vào trật vai nặng hay nhẹ.
  • Thuốc: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau và thuốc giãn cơ để giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn trong quá trình phục hồi. Điển hình như:  Aspirin, Ibuprofen, Naproxen Sodium, Acetaminophen,…
  • Phục hồi chức năng, vật lý trị liệu: Sau khi tháo nẹp gỗ hoặc băng vải cố định, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện các phương pháp giúp khôi phục khả năng vận động của cơ và sức mạnh của khớp vai.
  • Sử dụng thuốc Đông Y: Các thảo mộc Đông Y giúp đi sâu vào cơ thể phục hồi gân cơ, chắc khoẻ xương. Nhưng cần được sự cho phép của bác sĩ.
  • Để giảm đau nhức, chống viêm, người bệnh có thể sử dụng túi chườm lạnh, bình nước đá để chườm trực tiếp lên vai khoảng 15 – 20 phút. Người bệnh nên lặp lại nhiều lần trong ngày, nhất là 2 ngày đầu khi bị trật khớp.Sau khi thấy cơn đau đã được cải thiện, vết thương không còn sưng viêm, người bệnh hãy thực hiện chườm ấm. Phương pháp này giúp cơ bắp thư giãn và giảm đau hiệu quả.
Ảnh: Khớp vai bị trật ra trước. Nguồn: Vinmec.com
Ảnh: Khớp vai bị trật ra trước. Nguồn: Vinmec.com

2. Triệu chứng và cách phòng ngừa trật khớp vai

2.1: Triệu chứng của trật khớp vai: 

– Nếu bị trật khớp vai nhiều lần thì bệnh nhân có thể dễ dàng nhận ra nhưng ở một số bệnh nhân lần đầu bị trật khớp vai thì đây là một số triệu chứng phổ biến của bệnh trật khớp vai:

  • Cơn đau ở vai, khi càng cố cử động vai thì càng đau dữ dội hơn. Biên độ vận động bị giới hạn nhiều, không cử động bình thường được.
  • Cánh tay xoay 30 – 40 độ ra ngoài.
  • Cơ ở vai bị co thắt, gây ê ẩm đau nhức.
  • Hình dáng bên ngoài bị biến dạng rõ rệt với bên vai bình thường.
  • Vùng vai, cánh tay bị sưng, chạm vào đau đớn, cảm giác tê, yếu hẳn đi.

2.2. Phòng ngừa trật khớp vai 

Để ngăn ngừa các chấn thương ở bả vai, có một số biện pháp phòng ngừa đơn giản và dễ thực hiện mà người bệnh có thể áp dụng:

  • Hạn chế va chạm, hạn chế bưng vác những đồ vật quá nặng so với khả năng của bản thân.
  • Khởi động thật kỹ trước khi tham gia các hoạt động thể chất để cơ được giãn đều.
  • Chú ý đi đứng để không bị té ngã dẫn đến chấn thương.
  • Không được tham gia giao thông trong tình trạng say xỉn.
  • Mặc đồ bảo hộ khi tham gia các hoạt động như leo núi, trượt tuyết,..
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao vừa sức để cơ thể dẻo dai, linh hoạt.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu canxi để xương được phát triển, giảm nguy cơ chấn thương.
Ảnh: Chế độ ăn giàu Canxi. Nguồn: Vinmec.com.
Ảnh: Chế độ ăn giàu Canxi. Nguồn: Vinmec.com.

Nguồn tham khảo: 

– NHS.com (Dislocated shoulder)

– Physiopedia (Shoulder Dislocated)

facebook
15

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Bài viết cùng chuyên gia