Quy trình thủy trị liệu: chăm sóc tối ưu cho người bệnh sau bỏng
Thuỷ trị liệu là phương pháp điều trị hỗ trợ rất cần thiết cho người bệnh sau bỏng. Bao gồm các phương pháp thủy trị liệu bằng nước nóng và thủy trị liệu bằng nước lạnh. Bài viết cung cấp về chỉ định, chống chỉ định và quy trình dùng thủy trị liệu cho người bệnh sau bỏng theo hướng dẫn của Bộ Y Tế.
1. Định nghĩa và phân loại phương pháp thủy trị liệu
Nội dung bài viết
Thủy trị liệu có nhiều tác dụng như làm sạch vết thương bỏng, loại bỏ các chất bẩn, dị vật, chất hoại tử đang bong, rụng trên bề mặt vết bỏng…, làm mềm mô xơ, sẹo, giảm co kéo, giảm đau, hỗ trợ cho các khớp bị co rút vận động dễ dàng hơn giúp cho quá trình tập phục hồi chức năng của người bệnh sau bỏng thuận lợi và hiệu quả hơn.
Có nhiều hình thức thủy trị liệu cho người bệnh sau bỏng như tắm, ngâm bằng nước nóng, lạnh, ủ ấm cục bộ hay toàn thân, tắm bằng vòi, tia nước, xoa bóp dưới nước… Tác dụng tổng quát của thủy trị liệu bao gồm: thủy nhiệt (nước nóng, lạnh), thủy hóa học (nước có khí, nước khoáng), thủy động lực (áp lực cơ học). Tùy theo mục tiêu điều trị cụ thể mà lựa chọn phương pháp thủy trị liệu cho phù hợp với người bệnh, nhưng phải luôn chú ý đảm bảo nguyên tắc an toàn và vô khuẩn: nước tắm vô khuẩn, bồn tắm vô khuẩn, người tắm vô khuẩn.
2. Chỉ định của phương pháp thủy trị liệu
- Người bệnh bị viêm da, vết thương, vết loét chậm liền sau bỏng.
- Sẹo xấu, sẹo co kéo, sẹo tăng cảm (hay ngứa), mỏm cụt đau sau bỏng.
- Viêm, đau dây thần kinh sau bỏng.
- Chuẩn bị cho xoa bóp, day sẹo, tập vận động phục hồi chức năng sau bỏng.
- Cứng khớp, teo cơ, suy mòn sau bỏng.
- Trước khi thay băng người bệnh bỏng bị viêm da, khớp, cơ.
3. Chống chỉ định của phương pháp thủy trị liệu
3.1. Thuỷ trị liệu bằng nước nóng
- Đối với vết thương nhiễm khuẩn năng (không nên điều trị toàn thân).
- Các khối u (cả u lành và u ác tính).
- Tắc động mạch hay tĩnh mạch.
- Các trường hợp mất hay giảm cảm giác nóng lạnh.
- Người bệnh bỏng (có rối loạn tâm thần).
- Bệnh tim mạch, hô hấp, thận (không điều trị toàn thân).
3.2. Thuỷ trị liệu bằng nước lạnh
- Tăng huyết áp.
- Trạng thái thần kinh hưng phấn.
- Người bệnh suy nhược cơ thể nặng, thiếu máu.
4. Chuẩn bị
4.1. Người thực hiện
Bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng, kỹ thuật viên vật lý trị liệu, cán bộ y tế hành nghề được đào tạo.
4.2. Phương tiện
- Chậu, bồn ngâm, vòi tia, máy tạo áp lực, tạo xoáy, bể tập vận động, hoá chất, thuốc, chăn ủ…
- Bình đun nước nóng.
- Các chất pha, trộn vào nước (muối khoáng, nguyên tố vi lượng, sữa tắm, lá chè, ngải cứu, tía tô, lá tre, cúc tần… hoặc nước sắc các loại lá trên).
- Khăn lau, khăn ủ.
- Nhiệt kế bách phân.
- Máy đo huyết áp.
4.3. Người bệnh
Giải thích quy trình điều trị, chuẩn bị tâm lý tốt cho người bệnh.
4.4. Hồ sơ bệnh án
Ghi chép tỉ mỉ tình trạng, triệu chứng của người bệnh trước và sau khi tắm.
5. Các bước tiến hành
Bước 1. Chuẩn bị phƣơng tiện điều trị
- Nước có nhiệt độ thích hợp từ 20 – 400C (cảm giác từ lạnh đến ấm, nóng hoặc rất nóng).
- Có các muối khoáng và nguyên tố vi lượng.
- Có pha thuốc hoặc sữa tắm, tạo bọt, một số vị thuốc đông y như lá chè, ngải cứu, tía tô, lá tre, cúc tần… hoặc nước sắc các loại lá trên.
- Máy và phương tiện: Chậu, bồn ngâm, vòi tia, máy tạo áp lực, tạo xoáy, bể tập
vận động, hoá chất, thuốc, chăn ủ…
Bước 2. Chuẩn bị người bệnh
- Kiểm tra mạch huyết áp (nếu cần).
- Tắm sạch trước lúc vào bồn, vào bể điều trị (tắm vòi bình thường).
- Hướng dẫn người bệnh hiểu tác dụng và cách điều trị.
Bước 3. Tiến hành điều trị
* Ủ ấm cục bộ hay toàn thân
- Dùng vải hoặc khăn bông dúng nước vắt còn ẩm, rồi phủ trực tiếp lên cơ thể.
- Ủ lạnh: nước 20 – 30oC.
- Ủ ấm: nước 34 – 46oC.
Thường sau 30 phút do điều nhiệt của cơ thể và bốc hơi, nên khô dần, nếu cần ủ tiếp có thể thay vải ẩm khác. Thường mỗi lần điều trị 30 phút đến 1 giờ (tuỳ theo chỉ định). Sau đó lau khô và nằm hoặc ngồi nghỉ 5 – 10 phút.
* Thuỷ liệu cục bộ hay toàn thân
Thực hiện kỹ thuật tắm ngâm cục bộ hay toàn thân. Nhiệt độ nước: mát (25-300C); trung tính (33-340C), ấm (35-360C); nóng (37-400C); rất nóng (trên 400C).
- Tắm cục bộ (tay, chân, hạ bộ): dùng chậu thùng.
- Tắm toàn thân (trừ đầu, mặt): bồn tắm 150 – 200 lít.
Thời gian: mỗi lần 5 – 10 phút đối với nước lạnh, mát và nóng; 15 – 30 phút đối với ấm và trung hoà. Sau khi tắm ngâm, lau khô và nằm nghỉ 5 – 10 phút.
* Tắm vòi tia nước áp lực
- Vòi tia Charcot: Nước ấm dưới áp lực 2 – 4atm, ở khoảng cách 3m, bắn vào một số bộ phận cơ thể, tạo nên tác dụng xoa day bằng tia nước (không tia vào vùng mặt, gáy, ngực, bụng và sinh dục).
- Vòi tia Shotlander: 2 tia nước lạnh và nóng áp lực, tia vào cơ thể như trên, nhưng thay đổi nóng lạnh liên tục, cách nhau 5 – 10 giây.
* Xoa bóp dưới nước bằng tia nƣớc:
Bồn nước ấm 200 – 300 lít, người bệnh vừa tắm ngâm vừa dùng tia nước dưới áp lực bắn vào từng vùng vơ thể (lưng, mông, chân, tay) kiểu xoa day, mỗi lần 15 – 30 phút.
6. Theo dõi
Tình trạng ý thức, nhịp thở, mạch, huyết áp của người bệnh trong quá trình điều trị.
Tình trạng đau đớn, nhiễm lạnh hoặc chảy máu tại vết thương bỏng…
7. Xử trí và tai biến
- Điện giật: đảm bảo an toàn về điện đối với máy có dùng nguồn điện.
- Đảm bảo an toàn về nhiệt độ: dùng nhiệt kế hoặc hệ thống đo tự động để kiểm tra và kiểm soát nhiệt độ nước tắm, đặc biệt trong tắm ngâm và tắm hơi nước (có thể mệt xỉu, có thể nhiễm lạnh, bỏng, truỵ tim mạch…).
- Đảm bảo an toàn về áp lực tia nước: có thể gây tổn thương cơ, mạch máu, thần kinh… cho nên cần có hệ thống kiểm tra áp suất.
- Đảm bảo an toàn tim mạch đặc biệt ở người già, chết đuối, chết ngạt ở trẻ em.
- Xử lý nếu có chảy máu tại vết thương bỏng.
- Chống ô nhiễm nước: có thể gây bệnh ngoài da hoặc một số cơ quan như mắt, tai mũi họng, sinh dục… cho nên cần đảm bảo vệ sinh và kiểm tra chất lượng nước.