MỚI

Thuốc loãng xương fosamax: từ cơ chế đến cách sử dụng

Ngày xuất bản: 15/06/2023

Loãng xương là một bệnh lý thường gặp đặc biệt ở phụ nữ sau mãn kinh và người cao tuổi. Loãng xương làm tăng nguy cơ gãy xương do té ngã và gãy lún đốt sống. Sự ra đời của nhóm thuốc bisphosphonate nói chung và thuốc loãng xương Fosamax nói riêng đem lại hiệu quả cao trong điều trị và dự phòng bệnh. 

1. Giới thiệu chung về thuốc loãng xương Fosamax. 

Fosamax (alendronate sodium) là một thuốc nhóm bisphosphonate có tác dụng ức chế đặc hiệu hoạt động tiêu xương của hủy cốt bào. Bisphosphonate là các chất đồng đẳng tổng hợp của pyrophosphate gắn vào hydroxyapatite  trên xương. Alendronate sodium có tên hóa học là 4-amino-1-hydroxybutylidene với công thức phân tử là C4H12NNaO7P2•3H2O. Hợp chất có trọng lượng phân tử 325.12. 

Alendronate sodium là một chất bột tinh thể màu trắng, tan được trong nước, tan nhẹ trong cồn. Viên nén Fosamax dùng đường uống có chứa lần lượt các hàm lượng 6.53, 13.05, 45.68, 52.21 or 91.37 mg  alendronate monosodium trihydrate với hàm lượng viên nén lần lượt là  5, 10, 35, 40 và 70 mg. Viên nén còn chứa các thành phần trơ khác như microcrystalline cellulose, anhydrous lactose, croscarmellose sodium, và magnesium stearate.

Ảnh: Thuốc loãng xương Fosamax liều 70mg. Nguồn: Vinmec.com
Ảnh: Thuốc loãng xương Fosamax liều 70mg. Nguồn: Vinmec.com

2. Cơ chế tác dụng và dược động học của thuốc loãng xương Fosamax. 

Ở cấp độ tế bào, alendronate cho thấy ưu tiên tập trung ở vùng hấp thụ xương (tiêu xương) đặc biệt là bên trong các hủy cốt bào. Về mặt sinh lý, hủy cốt bào gắn vào bề mặt xương để làm nhiệm vụ hấp thụ xương (tiêu xương). Alendronate không tác động đến sự tập trung và gắn của hủy cốt bào vào bề mặt xương. Nhưng nó ức chế hoạt động của hủy cốt bào. Tuy nhiên, alendronate cần được sử dụng liên tục để ức chế các hủy cốt bào mới tạo ra trên bề mặt xương. Nhờ ức chế hủy cốt bào, hoạt động tạo xương lớn hơn hủy xương giúp tăng khối lượng xương. 

Về được động học, độ khả dụng sinh học của đường uống ở nữ là 0.64% với liều từ 5 – 70mg khi sử dụng sau một đêm nhịn ăn và 2h trước ăn sáng. Độ khả dụng sinh học của viên nén 10mg ở nam là 0.59% tương đương với nữ khi dùng sáng sớm sau một đêm nhịn ăn và 2h trước ăn sáng. Fosamax 70mg dạng dung dịch uống cho độ khả dụng sinh học tương đương viên nén 70mg. 

Sau một liều truyền tĩnh mạch của alendronate, có khoảng 50% thuốc được bài tiết ra nước tiết trong 72h và không có hoặc rất ít lượng được tìm thấy trong phân. Sau một liều 10mg tiêm mạch, độ thanh thải thận của alendronate là 71 mL/phút và độ thanh thải hệ thống không quá 200 mL/phút. Thời gian bán hủy tận cùng của thuốc được tính toán lên đến hơn 10 năm, chứng tỏ thuốc được giải phóng ra từ xương. 

Độ khả dụng đường uống của fosamax ở trẻ em tương đương người lớn, nhưng thuốc chống chỉ định dùng cho trẻ em. Độ khả dụng và bài tiết tương đương ở nam, nữ, các độ tuổi, do đó không cần chỉnh liều. Người bệnh suy thận mức độ nhẹ – vừa không cần chỉnh liều (creatinine clearance 35 – 60 mL/min). Fosamax không khuyến cáo dùng cho bệnh nhân suy thận nặng hơn ngưỡng trên (creatinine clearance <35 mL/min). Thuốc không bị chuyển hóa và đào thảo tại gan nên không cần chỉnh liều trong suy gan. 

3. Dược lực học của thuốc loãng xương Fosamax. 

Alendronate là một chất bisphosphonate gắn vào  hydroxyapatite trên xương và ức chế hoạt động của hủy cốt bào. Alendronate làm giảm hấp thụ xương nhưng không có tác động trực tiếp lên tạo xương. Ở phụ nữ sau mãn kinh, loãng xương xảy ra do khối lượng xương thấp dẫn đến tăng nguy cơ gãy xương. Chẩn đoán dựa vào chụp DXA, X quang, tiền sử gãy xương, giảm chiều cao, gù vẹo. Loãng xương có thể gặp ở nam và nữ nhưng thường gặp hơn ở nữ sau mãn kinh. Thường nguy cơ tăng hơn ở phụ nữ sau 50 tuổi. Gãy xương ở các vị trí như cột sống, xương hông, cổ tay là các hậu quả thường gặp của bệnh. 

Liều alendronate 1 viên/ngày (5, 20, và 40 mg trong 6 tuần) ở phụ nữ sau mãn kinh tạo ra các thay đổi về sinh hóa như giảm calcium niệu và tăng các dấu ấn của thoái giáng collagen xương. Điều trị lâu dài loãng xương bằng thuốc fosamax 10mg/ngày (có thể tới 5 năm) giảm hiện tượng hấp thụ xương. 

Do ức chế hấp thụ xương, sử dụng thuốc loãng xương fosamax có thể dẫn tới giảm nồng độ calcium huyết thanh (2%) và phosphate (4 – 6%) trong tháng đầu sau bắt đầu sử dụng fosamax 10mg. Tuy nhiên nó không giảm thêm trong 5 năm điều trị. Thuốc cũng cho tác dụng giảm tiêu xương trong điều trị loãng xương thứ phát do corticoid, loãng xương ở nam.

Các nghiên cứu cho thấy thuốc có tác dụng giảm tỉ lệ mắc gãy xương khi dùng liều 5 – 10mg trong  3 năm hoặc 20mg trong 5 năm sau đó 5 mg trong 1 năm kế tiếp. Nhóm sử dụng thuốc loãng xương fosamax giảm nguy cơ loãng xương 48% ( 3.2% so với 6.2%). 

4. Chỉ định và cách sử dụng thuốc loãng xương fosamax. 

Fosamax được chỉ định trong các trường hợp: 

Đối với mục đích điều trị, thuốc cho thấy tác dụng làm tăng khối lượng xương và giảm tỉ lệ gãy xương, ở các vị trí như gãy xương hông và đốt sống. Đối với mục đích dự phòng, Fosamax có thể được cân nhắc ở phụ nữ hậu mãn kinh có nguy cơ loãng xương và những người mong muốn duy trì khối lượng xương và giảm nguy cơ loãng xương. 

Ảnh: Kết quả chụp DXA. Nguồn: Springerlink
Ảnh: Kết quả chụp DXA. Nguồn: Springerlink

Các yếu tố nguy cơ loãng xương cần cân nhắc sử dụng thuốc bao gồm: mãn kinh sớm, khối lượng xương thấp vừa (< – 1SD), gầy, người châu Á, tiền sử bản thân hoặc gia đình loãng xương. Khi có sự hiện diện các yếu tố nguy cơ này cần cân nhắc sử dụng Fosamax để dự phòng loãng xương. 

  • Điều trị làm tăng khối lượng xương ở bệnh nhân nam loãng xương. 
  • Điều trị loãng xương do glucocorticoid ở bệnh nhân nam và nữ sử dụng corticoid với liều tương đương >7.5 mg/ngày prednisone và những đối tượng có mật độ xương thấp. Những bệnh nhân điều trị corticoid cần bổ sung đầy đủ calcium và vitamin D. 
  • Điều trị bệnh Paget’s. Những bệnh nhân bệnh Paget’s có tăng men phosphatase kiềm từ 2 lần giới hạn trên hoặc có triệu chứng hoặc có nguy cơ biến chứng trong tương lai. 

Thuốc có các chống chỉ định như bất thường ở thực quản như chít hẹp thực quản hoặc co thắt tâm vị. Không thể đứng hoặc ngồi thẳng ít nhất 30 phút sau uống. Người bệnh nguy cơ cao hít sặc không nên dùng Fosamax dạng uống. Người bệnh có mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Hạ calci máu cũng là chống chỉ định. 

Fosamax có thể gây kích thích tại chỗ niêm mạc tiêu hóa trên. Do tác dụng kích thích và làm nặng các bệnh tiêu hóa sẵn có, thuốc Fosamax cần thận trọng trên bệnh nhân có bệnh lý tiêu hóa trên đang hoạt động như thực quản Barrett, nuốt khó, các bệnh thực quản khác như viêm dạ dày, viêm tá tràng hoặc loét. Người bệnh có thể bị viêm thực quản, loét thực quản, bào mòn thực quản đôi khi chảy máu kèm theo. Do đó thầy thuốc cần cảnh báo cho người bệnh về các tác dụng không mong muốn của thuốc. Ngưng sử dụng và đến khám cơ sở y tế khi xuất hiện nuốt khó, nuốt đau, đau sau xương ức hoặc ợ nóng mới xuất hiện. 

Tài liệu tham khảo: 

(ALENDRONATE SODIUM) TABLETS AND ORAL SOLUTION LABEL. FDA.GOV
Osteoporosis, NHS (UK).

facebook
151

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Bài viết cùng chuyên gia