Điều trị, dự phòng biến chứng bệnh Thoát vị đĩa đệm
Điều trị thoát vị đĩa đệm bảo tồn, chủ yếu tránh những tư thế gây đau và giúp bệnh nhân tuân thủ kế hoạch luyện tập và dùng thuốc sẽ giúp bệnh nhân giảm triệu chứng trong thời gian ngắn. Một tỉ lệ nhỏ bệnh nhân mắc căn bệnh này cần được phẫu thuật.
1. Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm
Nội dung bài viết
1.1. Điều trị bằng thuốc
Hầu như tất cả các bệnh nhân bị đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm nên được thử điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên với bệnh nhân có hội chứng đuôi ngựa hoặc khuyết tật vận động nặng, không nên điều trị bằng thuốc.
Tư vấn và giáo dục về bệnh giúp bệnh nhân tuân thủ điều trị. Điều này giúp cuộc điều trị không phẫu thuật thành công.
Khuyến khích nằm nghỉ tại giường và kê đơn thuốc chống viêm (steroid và/hoặc không steroid) để giảm đau. Thuốc giãn cơ giúp giảm co thắt cơ liên quan. Sau 7-14 ngày bắt đầu vận động nhẹ nhàng.
Một khi bệnh nhân đã hồi phục sau cơn đau dây thần kinh tọa nặng nhất, có thể thực hiện vật lý trị liệu. Cho bệnh nhân trở lại làm việc (một phần hoặc như cũ) là rất quan trọng.
Ngừng thuốc steroid. Đánh giá lại bệnh nhân khoảng một tháng sau sau lần đầu biểu hiện triệu chứng.
Hội chứng đuôi ngựa ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm
1.2. Điều trị phẫu thuật
Đối với một số bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, phẫu thuật có thể là cách điều trị cần thiết. Nếu điều trị bảo tồn không đem lại hiệu quả sau 6 tuần, cân nhắc phương pháp phẫu thuật. Đặc biệt là khi bệnh nhân có các triệu chứng như yếu cơ, khó đứng, khó đi lại và mất kiểm soát cơ vòng.
Bệnh nhân nên được kiểm tra tổng quát. Dựa trên nhóm tuổi và bệnh đi kèm của bệnh nhân, thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng thích hợp, chụp X quang hoặc các biện pháp khác nếu cần để đảm bảo thời gian gây mê an toàn.
Các phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường được áp dụng gồm:
- Phẫu thuật mổ mở hoặc qua ống banh, lấy bỏ nhân thoát vị, giải chèn ép thần kinh. Trong khi mổ có thể sử dụng kính hiển vi hỗ trợ;
- Phẫu thuật nội soi cột sống, lấy bỏ nhân bị thoát vị.
Mỗi phương pháp phẫu thuật trên đều có ưu, nhược điểm riêng. Việc lựa chọn phương pháp nào sẽ tùy thuộc vào tính chất tổn thương của bệnh nhân.
Mổ thoát vị đĩa đệm
1.2.1. Theo dõi sau phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm
Tại bệnh viện
- Bệnh nhân được điều trị bằng thuốc giảm đau đường uống và đường tĩnh mạch. Thuốc chống nôn được dùng khi cần thiết.
- Bệnh nhân được vận động 4-6 giờ sau phẫu thuật và có thể đi tiểu mà không cần trợ giúp.
- Sau khi bệnh nhân dung nạp được chất lỏng, họ có thể rời bệnh viện với nguồn cung cấp đầy đủ thuốc giảm đau, thuốc chống co thắt và chất làm mềm phân.
- Đôi khi bệnh nhân có thể ở lại bệnh viện 24 giờ sau khi phẫu thuật.
Theo dõi ngoại trú
- Bệnh nhân được theo dõi một tháng sau phẫu thuật.
- Đối với những trường hợp không biến chứng, bệnh nhân sau đó có thể tự theo dõi.
- Bệnh nhân thường được phép đi làm sau 6-10 tuần tùy thuộc vào nghề nghiệp.
1.2.2. Một số biến chứng
Tỷ lệ biến chứng tổng thể là 2-4%.
Chảy máu trong phẫu thuật có thể nhiều và hầu như luôn luôn là do sai vị trí. Các kênh tĩnh mạch ngoài màng cứng căng có thể làm cho cuộc phẫu thuật trở nên khó khăn và nguy hiểm hơn nhiều. Rất hiếm khi mạch máu sau phúc mạc bị tổn thương và vòng xơ trước bị đụng phải. Nhận thức về biến chứng này là điều cần thiết. Nếu điều này xảy ra, lưng sẽ được đóng lại, và bác sĩ phẫu thuật sẽ sửa chữa mạch máu thông qua phẫu thuật nội soi.
Nhiễm trùng, thường là nhiễm trùng da, có thể xảy ra. Rất hiếm khi viêm đĩa đệm sau phẫu thuật có thể làm tê liệt một bệnh nhân đang hồi phục. Nghi ngờ viêm đĩa đệm trong bối cảnh tăng tốc độ máu lắng, sốt, đau cục bộ nghiêm trọng và các triệu chứng tái phát.
Thoát vị đĩa đệm tái phát có thể xảy ra sau phẫu thuật khoảng 6 tháng. Bệnh nhân có thể giảm bớt triệu chứng đau nhức nhưng không thể phục hồi sức khỏe hoàn toàn. Căn bệnh này cũng có tỷ lệ tái phát khá cao là 5 – 15%
Tổn thương thần kinh do trong quá trình phẫu thuật, một số dây thần kinh có thể bị tổn thương nặng và gây nhiều ảnh hưởng tới các cơ quan khác trên cơ thể.
Các biến chứng hay gặp sau mổ thoát vị đĩa đệm
2. Dự phòng biến chứng thoát vị đĩa đệm
Các biện pháp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm có thể thực hiện như sau:
- Tập luyện thể dục thể thao bằng các môn thể thao vừa sức, tăng độ dẻo dai của các cơ cạnh cột sống. Điều này có thể giúp làm ổn định cột sống, giảm nguy cơ tổn thương đĩa đệm
- Không mang vác, vận động quá sức hoặc sai tư thế
- Duy trì cân nặng phù hợp với chiều cao, tránh duy trì áp lực quá nặng lên cột sống.
Nâng vật nặng đúng tư thế
3. Tư vấn bệnh nhân
Tuân thủ nghiêm ngặt mọi hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị.
Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là thức ăn giàu vitamin, sắt, canxi,…
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, nên uống thêm nước ép trái cây để tăng cường sức đề kháng.
Sắp xếp thời gian lao động và nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ 8 tiếng/ngày, không thức quá khuya.
Không mang vác các vật nặng hoặc làm việc quá sức.
Tư vấn bệnh nhân
Tài liệu tham khảo:
Bộ y tế
Lumbar Disc Disease Treatment & Management: Medical Therapy, Surgical Therapy, Intraoperative Details, 2022