MỚI

Thiết bị trong gãy đầu ngoài xương đòn

Ngày xuất bản: 02/12/2022

Nhóm tác giả: Leanne S. Blaas, MD, Maayke N. van Sterkenburg, MD, Tiến sĩ, Annick M. de Planque, MD, Robert J. Derksen, MD, PhD, MSc

Ngày xuất bản: 14 tháng 10, 2020.

Đơn vị công tác: 

  1. Khoa Phẫu thuật Chấn thương, Trung tâm Y tế Zaandam, Zaandam, Hà Lan.
  2. Khoa phẫu thuật chấn thương, Nordwest Ziekenhuis Groep, Hà Lan.

Bối cảnh và giả thuyết

Phần lớn gãy xương đòn xa là gãy di lệch và là một thách thức trong điều trị vì chúng có 30% khả năng chậm liền hoặc không liền xương. Mặc dù một số lựa chọn để phẫu thuật đã được mô tả, ở những bệnh nhân bị gãy nhiều mảnh và/hoặc gãy đầu ngoài nhỏ, những lựa chọn chỉnh sửa này đã được chứng minh là dễ thất bại. Hơn nữa, phẫu thuật thứ cấp để cắt bỏ là cần thiết trong hầu hết các trường hợp. Chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng thiết bị , một thiết bị dây chằng tổng hợp bện, kết hợp với việc cắt bỏ mảnh gãy xa là một giải pháp thay thế phù hợp cho những bệnh nhân bị gãy đầu ngoài xương đòn  được chỉ định.

Phương pháp

Mười một bệnh nhân bị gãy đầu ngoài xương đòn đã được điều trị bằng phương pháp cắt đoạn gãy xa và thủ thuật . Tất cả bệnh nhân đều được theo dõi thường xuyên với việc thu thập dữ liệu; Ngoài ra, 7 trường hợp được đánh giá sau 1 năm theo dõi theo phác đồ nghiên cứu. Trên cơ sở chụp X quang, những bệnh nhân này bị đứt dây chằng quạ-đòn rõ ràng và sau đó là di lệch về phía trên của mảnh gãy gần. Tái khám thường xuyên được thực hiện sau 6 tuần, 3 tháng và 6 tháng. Chụp X quang kiểm soát được thực hiện ở tháng thứ 3 và tháng thứ 6. Hơn nữa, 7 bệnh nhân tham gia được đánh giá sau 1 năm, ghi nhận các điểm số thương tật của cánh tay, vai và bàn tay, điểm Constant vai, điểm Nottingham xương đòn và tầm vận động. Đau âm ỉ được xác định bằng thang điểm VAS.

Bàn luận

Tất cả 11 bệnh nhân đều có kết quả lâm sàng ngắn hạn tốt. Không có biểu hiện nào cho thấy sự mất vững khớp cùng vai đòn. Hơn nữa, phẫu thuật thứ cấp đã tránh được và không xảy ra các biến chứng phần cứng. Ở những bệnh nhân có nhu cầu thấp hoặc những bệnh nhân có nguy cơ cao không liền xương, kỹ thuật này có thể là một thay thế thuận lợi cho các kỹ thuật đã biết khác.

Gãy đầu ngoài xương đòn chiếm 17% -30% trong tất cả các trường hợp gãy xương đòn.(7,9,14) Trong số này, 51% -55% là gãy di lệch nhiều kèm đứt dây chằng quạ đòn (Coracoclavicular (CC) ligament). (7,9,14) Hơn nữa, có 30% khả năng chậm liền hoặc không liền xương. (14,15,18) Gãy xương đòn có phân bố theo tuổi hai chiều. Đỉnh đầu tiên ở nam thanh niên năng động, và đỉnh thứ hai ở phụ nữ cao tuổi bị loãng xương. Gãy đầu ngoài xương xảy ra phổ biến hơn ở nhóm tuổi sau. Khớp cùng đòn (AC) cố định xương đòn vào xương bả vai. Cần có sự vững chắc theo chiều ngang- dọc của khớp cùng đòn. Các yếu tố giữ vững tĩnh bao gồm dây chằng AC, CC và quạ-mỏm cùng (Hình 1). Các dây chằng AC và bao khớp giữ vững theo chiều ngang. Dây chằng CC được chia thành 2 phần: dây chằng nón ở sau trong và dây chằng thang ở  trước ngoái. Mỏm quạ ngăn cản sự di lệch lên trên của đầu ngoài xương đòn và cơ hình thang mang lại sự ổn định cho trục. Những yếu tố giữ vững động của khớp cùng đòn bao gồm cơ delta, cơ hình thang, và cơ răng trước. Vận động của khớp cùng đòn bao gồm xoay (5°- 8° với gấp tay về phía trước và dạng cánh tay) và dịch theo hướng trước- sau, trên-dưới. Ngoài ra, khớp cùng đòn còn đóng vai trò là điểm xoay để dạng và khép bả vai. (20)

Hình 1: Các vị trí  của dây chằng: dây chằng cùng vai- đòn (1), dây chằng quạ- cùng vai (2), và dây chằng quạ đòn với dây chằng thang (3) và dây chằng nón (4). Vai, trái.

Gãy đầu ngoài xương đòn được phân loại theo Neer (Hình 2). Ở những bệnh nhân cao tuổi, cũng như những người hút thuốc lá và những bệnh nhân mắc các bệnh đi kèm như tiểu đường, khả năng không liền được với hậu quả là đau mãn tính và tàn tật rõ ràng hơn khi gãy đầu ngoài xương đòn không vững (Ví dụ như gãy đầu ngoài xương đòn với mảnh trong không được cố định bởi dây chằng quạ đòn). (6,10) Khi điều trị bảo tồn thất bại và đau do không liền hoặc nếu phẫu thuật được chỉ định do di lệch nghiêm trọng của các mảnh gãy do đứt dây chằng quạ đòn, có một số lựa chọn để tái tạo. Quy trình phổ biến nhất là mổ hở và kết hợp xương bên trong ổ gãy bằng nẹp đầu ngoài xương đòn cho mảnh gãy nhỏ kèm cố định nhiều mảnh nhỏ bên ngoài ổ gãy. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân có gãy nhiều mảnh đầu ngoài hoặc mảnh nhỏ <2cm, đặc biệt khi nguồn xương kém, sự cố định có thể không đủ vững. Có thể gây ra kết hợp xương thất bại hoặc không liền xương. Hơn nữa, trong một nghiên cứu cơ sinh học, nẹp đầu ngoài xương đòn cho thấy sức bền cấu trúc kém hơn so với cố định nút vỏ qua vỏ xương. (23) Nẹp móc là một lựa chọn tốt cho các gãy nhiều mảnh hoặc mảnh nhỏ đầu ngoài xương đòn; tuy nhiên, nó đã được báo cáo là gây đau đớn cho đến khi bắt buộc phải tháo nẹp. Ngoài ra, nẹp móc đi qua khớp cùng đòn, khiến nó dễ gây tổn thương sụn với nguy cơ viêm khớp có triệu chứng sau này. Hơn nữa, chỉ được phép dạng tay ở góc 90 °, do có khả năng gây tổn thương chóp xoay hoặc mài mòn mỏm cùng vai do ma sát của móc dưới trục. Phẫu thuật thứ cấp để loại bỏ là cần thiết trong hầu hết các trường hợp vì móc nẹp di chuyển đến mỏm vùng đau và gây đau. 11 Nẹp móc có liên quan đến tỷ lệ thất bại cao như kết hợp xương thất bại, phẫu thuật lại và trật thứ phát sau khi tháo bỏ nẹp. (19)

Hình 2:  Phân loại Neer. 

Type 1 là ổ gãy bên ngoài của dây chằng quạ đòn, trong đó mỏm quạ và dây chằng thang vẫn còn nguyên vẹn, với di lệch tối thiểu. 

Type 2A là ổ gãy trong dây chằng quạ đòn, trong đó dây chằng thang và dây chằng nón vẫn còn nguyên vẹn, xương đòn di lệch vào trong. 

Type 2B là ổ gãy ở giữa hoặc bên ngoài của dây chằng quạ đòn, trong đó mỏm quạ bị tổn thương và DC thang có thể còn nguyên vẹn, với di lệch xương đòn vô trong. 

Type 3 là gãy xương trong khớp, trong đó mỏm quạ và dc thang vẫn còn nguyên vẹn, với sự di lệch tối thiểu. 

Type 4 là gãy sụn tiếp hợp ở xương trẻ em, trong đó các dây chằng nón và thang vẫn còn nguyên vẹn, xương đòn di lệch ra ngoài.

Type 5 là gãy xương nhiều mảnh, trong đó dây chằng nón thang vẫn còn nguyên vẹn, xương đòn di lệch vô trong. 

Chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng thiết bị  ( phẫu thuật, Chanhassen, MN, Hoa Kỳ), một thiết bị chứa dây chằng tổng hợp, kết hợp với việc cắt bỏ mảnh gãy xa sẽ là một giải pháp thay thế phù hợp ở những bệnh nhân lớn tuổi bị gãy xương đòn xa kèm đứt dây chằng quạ đòn, loại Neer 2 (Hình 3), và ở những bệnh nhân bị đau do không liền xương ở tất cả các loại Neer (Hình 4). Chúng tôi báo cáo về 11 trường hợp đã thực hiện quy trình này.
               Hình 3: XQ bệnh nhân gãy Neer type 2

Hình 4: XQ của bệnh nhân đau do không liền xương

Vật liệu và phương pháp

Từ năm 2016, 11 bệnh nhân đã được điều trị với cắt bỏ mảnh gãy xa đầu ngoài xương đòn và thủ thuật . Chỉ định điều trị dựa trên hình ảnh XQ của ổ gãy (Phân loại Neer). Bệnh nhân đứt dây chằng quạ đòn và mảnh gãy xa di lệch lên trên được lựa chọn. Khi kích thước hoặc số lượng mảnh vỡ đầu xa không rõ ràng, ta tiến hành chụp CT. Ở những ca gãy không vững (Neer type 2,4 và 5), mảnh gãy xa <3 cm và loãng xương hoặc mảnh gãy ngoài vỡ nát (Hình 5), kỹ thuật này được cho là phù hợp. Thêm vào đó, chậm liền hoặc đau dai dẳng sau điều trị bảo tồn được cân nhắc vào chỉ định cắt bỏ và cố định . Trong 8 bệnh nhân, phẫu thuật bán lựa chọn được lên kế hoạch, trong đó 3 bệnh nhân được điều trị sau thất bại của điều trị bảo tồn.

Hình 5: Gãy nhiều mảnh đầu ngoài xương đòn trong 1 ca bệnh

Trong năm 2019, chúng tôi tiếp cận tất cả 11 bệnh nhân với gãy đầu ngoài xương đòn được điều trị bằng thiết bị  để đánh giá kết quả cuối cùng. Trong đó, 7 bệnh nhân đồng ý tham gia và điền vào phiếu đồng ý tham gia. 4 bệnh nhân còn lại, 2 bệnh nhân mất theo dõi và 2 bệnh nhân đang điều trị bệnh ác tính mới được chẩn đoán và không thể tham gia do lịch trình điều trị. 7 bệnh nhân đồng ý trả lời 3 bảng câu hỏi bằng phỏng vấn: Điểm tàn tật tay, vai và bàn tay; điểm Constant vai; điểm Nottingham xương đòn, điểm VAS và đo tầm vận động. Đặc điểm khác được ghi nhận gồm tuổi, tình trạng hút thuốc và/hoặc mức độ sinh hoạt và bệnh đi kèm. 

Hình 6: Kết luận của bệnh nhân. Tại thời điểm đưa ra kết luận, 2 bệnh nhân không thể tham gia nghiên cứu vì đang điều trị bệnh lý ác tính

Hình 7: Ảnh chụp trên màn hình tăng sáng sau điều trị bằng thiết bị 

Hình 8: XQ ở tuần thứ 6 (trái) và 3 tháng (phải)

Các phân tích thống kê được thực hiện bằng thống kê mô tả. Phần mềm IBM SPSS (Phiên bản 26; IBM. Armonk, NY, USA) được sử dụng.

Kỹ thuật mổ

Thiết bị  là một thiết bị làm bằng polyester siêu bền ban đầu được sử dụng để điều trị trật khớp cùng đòn. (8,21) Tất cả bệnh nhân được gây mê toàn thân; 6 trong số 11 bệnh nhân được bổ sung tê đám rối thần kinh cánh tay. Tất cả các bệnh nhân được đặt ở vị trí beach-chair. Sau khi khử trùng và trải săng vô trùng, rạch da dọc vị trí từ đầu ngoài xương đòn đến mỏm quạ. Phần trước của cơ delta được cẩn thận bóc tách khỏi đầu ngoài xương đòn và vén sang bên để gắn lại lúc sau. Đoạn gãy xa đã được cắt bỏ và xác định phần nền mỏm quạ. Thiết bị đo được sử dụng theo cách điển hình, sau đó dây chằng polyester có kích thước thích hợp được luồn qua mỏm quạ. Một lỗ 2,5 mm được khoan trên xương đòn từ trước ngoài đến sau trong, sau đó dây chằng được gắn bằng vít không tự taro 3,5 mm theo chiều dài đã đo (+4mm so với khẩu kính dây chằng và long đền). Sự nắn chỉnh xương đòn và mỏm quạ được kiểm tra bằng chụp màn hình tăng sáng (Hình 7). Đoạn trước của cơ delta được gắn lại, che mũ vít, để giảm đau sau phẫu thuật do cấy ghép và vít. Cả mô dưới da và da đều được đóng lại bằng chỉ tự tiêu. Băng ép trong 2 ngày.

Xử trí hậu phẫu

Treo cánh tay bằng dây khoảng 1-2 tuần để lành vết thương, cho phép các động tác xoay vai. Sau đó, tập trong một thời gian 4 tuần vận động chủ động và thụ động không chịu lực trong mặt phẳng nằm ngang, tốt nhất là do chuyên gia vật lý trị liệu vai hướng dẫn. Đến 6 tuần, bệnh nhân quay lại phòng khám ngoại trú. Chụp X quang định kỳ đã được thực hiện để đánh giá tính đồng dòng của khớp cùng đòn và để đảm bảo không có bắt vít thất bại (Hình 8). Ở tuần thứ 6, các bài tập vận động đầy đủ đã được cho phép. Sau 3 tháng, cho phép trở lại các hoạt động bình thường. Sau 6 tháng, lần theo dõi cuối cùng được thực hiện.

Kết quả:

Các đặc tính của tất cả bệnh nhân được điều trị với cắt mảnh gãy đầu ngoài xương đòn và kỹ thuật  được thể hiện trong bảng 1. Tuổi của bệnh nhân giao động từ 24 – 76 tuổi, tuổi trung bình là 62 tuổi

Bảng 1: Đặc tính các bệnh nhân

*: Bệnh trong các ca được nghiên cứu

Một bệnh nhân với ĐTĐ được thêm vào trong quần thể. 3 bệnh nhân dùng kháng đông và 2 bệnh nhân hút thuốc lâu năm.

8 bệnh nhân được lên lịch mổ khi xuất hiện ở khoa cấp cứu. Họ có đứt dây chằng cùng đòn và dây chằng quạ đòn, với di lệch lên trên của xương đòn vì vậy có nguy cơ không liền nếu không cố định. Trong 3 bệnh nhân, phẫu thuật được thực hiện sau khi điều trị bảo tồn thất bại, bởi vì đau dai dẳng và chậm liền xương, phẫu thuật cắt bỏ đoạn gãy ngoài được lên kế hoạch. Kích thước đoạn gãy từ 13-30 mm. Khi kích thước đoạn gãy tất cả các ca trên 10mm, xương đòn vững chắc với cấy ghép . Không có biến chứng hậu phẫu xảy ra. Ở tuần thứ 6, tất cả bệnh nhân than phiền khó chịu nhẹ và hạn chế dạng, gấp cánh tay. Ở tháng thứ 3, 9 trên 11 bệnh nhân không than phiền. 2 người khó chịu nhẹ vị trí bắt vít và 1 bệnh nhân than đau. Chúng tôi thấy không liên quan đến kỹ thuật. Bệnh nhân này có kết quả hậu phẫu tốt, nhưng sau khi ngã đập vai đang điều trị, phát hiện thêm bệnh đám rối thần kinh cánh tay sau khi tham vấn chuyên gia thần kinh. Ở tháng thứ 6, không có sự thay đổi hoặc than phiền nhiều hơn trong 11 bệnh nhân. 7 bệnh nhân trong ca theo dõi được đánh giá sau theo dõi 1 năm. Những bệnh nhân này có điểm Constant vai, điểm tàn tật tay, vai và bàn tay; điểm Nottingham xương đòn cho kết quả rất tốt. Tầm vận động thay đổi rất ít hoặc không thay đổi so với cánh tay không tổn thương

Bảng II: Kết quả sau 1 năm theo dõi

Số lượng bệnh nhân hoặc số trung bình (Phạm vi liên phần tư)

 

Bệnh nhân

7

Giới nữ

3

Vị trí gãy: Bên phải

4

Tuổi, năm

62 (61-75)

Số ca lên kế hoạch

2 (1-6)

Kích thước mảnh gãy mm

18.6 (16-28)

Điểm VAS

1 (0-4)

CSS

9.5 (1.5-14.5)

Điểm DASH 

3.40 (1.7-22.4)

NCS

92 (76.0-100)

Gấp ra trước, °

 

Phía gãy

156.5 (139-180)

Phía không gãy

156.5 (151.8-180)

Dạng, °

 

Phía gãy

160 (139-177)

Phía không gãy

171 (146.5-178.5)

Xoay ngoài, °

 

Phía gãy

48.5 (33-56.5)

Phía không gãy

50 (45.25-70.5)

VAS, visual analog scale; CSS, Constant shoulder score; DASH, Disabilities of the Arm, Shoulder and Hand; NCS, Nottingham Clavicle Score

Bàn luận

Mười một bệnh nhân với gãy đầu xa xương đòn Neer type 2 hoặc đau do chậm liền và không liền (2 Neer typ 1 và 1 Neer typ 2) được điều trị với cắt bỏ mảnh gãy xa và cố định bằng . Họ cho thấy kết quả lâm sàng tốt trong ngắn hạn. Phẫu thuật thứ phát do khó chịu bởi dụng cụ và biến chứng phần cứng là không cần thiết ( Thời gian trung bình theo dõi là 27.3 tháng), ngược lại so với phẫu thuật thứ phát do nẹp đầu ngoài xương đòn và nẹp móc. Hơn thế nữa, bởi vì cắt bỏ đầu ngoài xương đòn, hoại tử sụn mất cân xứng bề mặt khớp giữa mỏm cùng vai và xương đòn sẽ không xảy ra, do đó đề phòng được viêm khớp. Nội khớp đầu ngoài xương đòn và mỏm cùng vai kèm với gãy đầu xa xương đòn trong điều trị với nẹp móc dễ bị viêm khớp, Không liền xương ở bệnh nhân hút thuốc và đái tháo đường sẽ được ngăn chặn. Mặc dù kích thước mảnh gãy lớn nhất trong nghiên cứu là 28mm, không có bệnh nhân nào có triệu chứng mất vững khớp cùng đòn sau phẫu thuật, mặc dù cắt bỏ đầu ngoài xương đòn đã được mô tả trong viêm khớp cùng đòn.

Mặc dù bao khớp cùng đòn tạo sự vững chắc theo phương ngang, Mazzocca et al cho rằng kỹ thuật tạo hình gồm dây chằng nón và dây chằng thang có khả năng kiểm soát sự di lệch trước sau mà không cần dây chằng bao khớp cùng đòn. Điều này cho chúng ta lý do để tin rằng việc cắt bỏ đầu ngoài xương đòn, mặc dù nhiều đoạn có bề rộng lớn hơn 8mm là được phép bởi vì chức năng của dây chằng nón và thang sẽ được thay thế bởi dây chằng nhân tạo.

Tuy nhiên, Gokkus et al và Boehm et al cho rằng những đoạn cắt có kích thước từ 5-10 mm, mất vững khớp cùng đòn có thể xảy ra. Khẳng định này được ủng hộ bởi Pandhi và cộng sự, sự thất bại trong tải trước sau khi cắt bỏ 5mm đầu ngoài xương đòn kèm 5mm mỏm cùng vai là cao hơn hẳn so với cắt bỏ 10mm đầu ngoài xương đòn riêng biệt. Theo đó, Eskola và cộng sự thấy rằng bệnh nhân cắt bỏ >10mm đầu ngoài xương đòn, đi kèm thoái hóa khớp hoặc chấn thương gây trật khớp cùng đòn, có cảm giác đau nhiều hơn. Khi cắt bỏ giới hạn hơn khoảng 5mm và bao khớp trước được giữ nguyên, Gokkun tìm thấy việc cắt bỏ dây chằng cùng đòn không gây nên mất vững có triệu chứng. Trong nghiên cứu 36 vai, Boehm và cộng sự thấy rằng cắt bỏ 10mm đầu ngoài xương đòn làm mất khoảng 8% dây chằng thang, với 20mm, con số tăng lên 60%. Do đó, họ đưa ra giả thuyết cắt đầu ngoài trên 10mm sẽ gây mất vững khớp cùng đòn. Theo Blazer và cộng sự, sự mất vững khớp cùng đòn liên quan trực tiếp đến thang điểm VAS nhưng không liên quan đến khoảng khớp quan sát trên XQ sau phẫu thuật.

Khi mất vững xảy ra sau cắt bỏ quá mức, có một vài lựa chọn để phẫu thuật với kỹ thuật tái tạo Weaver-Dunn, bao gồm cố định dây chằng quạ đòn với vít, chỉ khâu hoặc mảnh ghép. Tuy nhiên trong thủ thuật của chúng tôi, việc cắt bỏ quá mức gây mất vững quạ-đòn trong Neer 1, 2a, 3 hoặc không liền được ngăn chặn bởi thiết bị . Trong gãy typ 2b, dây chằng quạ đòn thường bị đứt, chúng được giữ vững bởi thiết bị  và đầu ngoài xương đòn bị cắt bỏ, cho kết quả tốt với điểm VAS từ 1-4.

Khi cắt bỏ đầu ngoài xương đòn và dùng thiết bị , cơ sinh học của khớp cùng đòn không được khôi phục. Theo giả thuyết, điều này có thể gây ra giảm 5 ° – 8 ° độ gập ra trước và dạng cánh tay so với bên còn lại. Điều này được hỗ trợ bởi kết quả nghiên cứu điển hình của chúng tôi. Theo quan điểm của chúng tôi, sự mất chức năng tối thiểu là có thể chấp nhận được ở nhóm bệnh nhân có nhu cầu thấp hơn, nhưng cần cân nhắc ở những bệnh nhân trẻ tuổi và vận động viên. Nếu hiện tượng rối loạn vận động của xương bả vai, nó sẽ không thể hiện rõ trong quá trình theo dõi thường xuyên các bệnh nhân đã nêu. Tuy nhiên, chúng tôi không kiểm tra cụ thể chức năng bả vai, và có thể đã bỏ sót chứng rối loạn vận động tinh vi. Như đã đề xuất trong các tài liệu đề cập đến vấn đề này, vật lý trị liệu thường đủ để bù đắp cho chứng rối loạn vận động vảy tiết tinh vi. Bởi vì tất cả các bệnh nhân được vật lý trị liệu sau khi điều trị phẫu thuật, các bệnh nhân đã học cách sử dụng và tập luyện cho khả năng vận động bị thay đổi nhẹ trong trường hợp rối loạn vận động nhẹ để có được kết quả chức năng bình thường.

Trong một nghiên cứu trước đó, trong đó quy trình phẫu thuật tương tự – mặc dù được thực hiện trong 2 bước và ở những bệnh nhân không ổn định mãn tính – Baxter và cộng sự đã cung cấp bằng chứng hỗ trợ. Trong loạt ca lâm sàng của họ trên 13 bệnh nhân được cố định khớp AC do mất vững sau khi cắt bỏ đầu ngoài xương đòn bằng dây chằng tổng hợp, đã thu được kết quả tốt. Không thể giải quyết được đầy đủ các triệu chứng, theo giả thuyết là do tính chất mãn tính của các triệu chứng của bệnh nhân và nhiều thủ thuật trước đó.

Mặc dù nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào việc cắt bỏ và ổn định đoạn gãy ngoài xương đòn bằng thiết bị  ở những bệnh nhân bị gãy đầu ngoài xương đòn, các nghiên cứu khác đã cho thấy hiệu quả của thiết bị  ở những bệnh nhân bị trật khớp cùng đòn. Wright và cộng sự đã báo cáo kết quả ở 21 bệnh nhân đang điều trị trật khớp cùng đòn cố định bằng dây chằng nhân tạo bằng polyester cho các trường hợp trật khớp Rockwood loại 3. Kết quả tốt khi theo dõi trung bình 30 tháng, nhưng khả năng dạng trung bình ở bên mổ là 82% (Phạm vi, 31% -97%) so với bên bình thường.

Một số bác sĩ phẫu thuật miễn cưỡng sử dụng dây chằng vì nó không cung cấp tái tạo giải phẫu chính xác. Việc mổ xẻ cẩn thận có tầm quan trọng lớn. Việc cắt bỏ và thiết bị  phải giữ nguyên dây chằng quạ-cùng vai bằng cách đưa dụng cụ xuống phía sau dây chằng này. Đặt thiết bị  vô trong quá mức sẽ gây trật khớp lên trên, mặc dù nó vẫn giúp ổn định khớp. Đặt thiết bị  quá xa sẽ dẫn đến dịch chuyển về phía trước của xương đòn. Kéo xương đòn quá xa theo chiều dọc (Siết quá chặt) có thể gây đứt vít. Kỹ thuật tỉ mỉ là bắt buộc. Hơn nữa, vận động sớm sau phẫu thuật có thể làm giảm độ cứng và khả năng bị viêm dính bao khớp sớm.

Theo hiểu biết của chúng tôi, không có nghiên cứu nào mô tả việc sử dụng thiết bị  cho một dấu hiệu nào khác ngoài trật khớp cùng đòn thuần túy. Ở những bệnh nhân có nhu cầu thấp, có nguy cơ cao bị không liền xương và đau dai dẳng và ở những bệnh nhân có các mảnh xương xa đứt gãy hoặc loãng xương, việc cắt bỏ mảnh đầu ngoài xương đòn với sự cố định của thiết bị  có thể là một lựa chọn thay thế thích hợp cho quá trình tạo xương hoặc cố định bằng nẹp móc. Rõ ràng, một nghiên cứu so sánh tiền cứu với thời gian theo dõi dài hơn sẽ là cần thiết để khẳng định tính ưu việt của phương pháp điều trị này. 

Kết luận

Ở những bệnh nhân có nhu cầu thấp hoặc những bệnh nhân có nguy cơ cao không liền xương, cắt bỏ đoạn xương ngoài ở những trường hợp gãy đầu ngoài xương đòn, sau đó đặt thiết bị , dường như là một lựa chọn điều trị thích hợp cho gãy đầu ngoài xương đòn.
Từ chối trách nhiệm

Các tác giả, gia đình trực hệ của họ và bất kỳ cơ sở nghiên cứu nào mà họ có liên kết chưa nhận được bất kỳ khoản thanh toán tài chính hoặc lợi ích nào khác từ bất kỳ tổ chức thương mại nào liên quan đến chủ đề của bài viết này.

DOI: doi.org/10.1016/j.jseint.2020.08.021

Trích dẫn bài viết: Khả năng mới: Thiết bị  cho gãy xương đòn xa

Nguồn tham khảo

  1. Banerjee R., Waterman B., Padalecki J., Robertson W. Xử trí gãy xương đòn xa. J Am Acad phẫu thuật chỉnh hình. 2011; 19: 392–401. doi: 10.5435 / 00124635-201107000-00002. – DOI PubMed
  2. Baxter JA, Phadnis J., Robinson PM, Funk L. Kết quả chức năng của việc ổn định khớp xương đòn mở đối với sự mất ổn định sau khi cắt bỏ xương đòn xa. J Orthop. 2018; 15: 761–764. doi: 10.1016 / j.jor.2018.05.013. – DOI PMC PubMed
  3. Blazar P., Iannotti J., Williams G. Sự mất ổn định trước sau của xương đòn xa sau khi cắt bỏ xương đòn xa. Clin Orthop Relat Res. 1998: 114–120. – PubMed
  4. Boehm T., Kirschner S., Fischer A., ​​Gohlke F. Mối liên quan của việc chèn dây chằng xương đòn vào khớp xương đòn: một nghiên cứu tử thi về sự liên quan đến việc cắt bỏ xương đòn bên. Acta Orthop Scand. 2003; 74: 718–721. doi: 10.1080 / 00016470310018261. – DOI PubMed
  5. Eskola A., Santavirta S., Viljakka HT, Wirta J., Partio TE, Hoikka V. Kết quả phẫu thuật cắt bỏ phần cuối bên của xương đòn. J Xương Khớp phẫu thuật Am. Năm 1996; 78: 584–587. – PubMed
  6. Gokkus K., Saylik M., Atmaca H., Sagtas E., Aydin AT Hạn chế cắt bỏ xương đòn xa của viêm xương khớp dạng thấu kính. Orthop Traumatol phẫu thuật Res. 2016; 102: 311–318. doi: 10.1016 / j.otsr.2016.01.008. – DOI PubMed
  7. Herteleer M., Winckelmans T., Hoekstra H., Nijs S. Dịch tễ học về gãy xương đòn ở một trung tâm chấn thương cấp 1 ở Bỉ. Eur J Phẫu thuật cấp cứu chấn thương. 2018; 44: 717–726. doi: 10.1007 / s00068-017-0858-7. – DOI PubMed
  8. Jeon IH, Dewnany G., Hartley R., Neumann L., Wallace WA Tách mụn bọc mãn tính: kết quả trung hạn của tái tạo dây chằng coracoclavine bằng cách sử dụng dây chằng giả polyester bện. Vết thương. 2007; 38: 1247–1253. doi: 10.1016 / j.injury.2007.05.019. – DOI PubMed
  9. Kihlström C., Möller M., Lönn K., Wolf O. Gãy xương đòn: dịch tễ học, phân loại và điều trị 2 422 ca gãy xương trong Sổ đăng ký Gãy xương Thụy Điển; một nghiên cứu quan sát. Rối loạn cơ xương BMC. 2017; 18: 82. doi: 10.1186 / s12891-017-1444-1. – DOI PMC PubMed
  10. Mazzocca AD, Santangelo SA, Johnson ST, Rios CG, Dumonski ML, Arciero RA Đánh giá cơ sinh học về tái tạo dây chằng coracoclavine giải phẫu. Là J Sports Med. 2006; 34: 236–246. doi: 10.1177 / 0363546505281795. – DOI PubMed

Để đọc chi tiết bài nghiên cứu, vui lòng truy cập tại đây.

Nguồn tham khảo: Theo jsesinternational.org

facebook
48

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia

tra-cuu-thuoc

THÔNG TIN THUỐC

TRA CỨU NGAY