MỚI

Tin tức

Ngày xuất bản: 16/05/2023

Hội chứng Guillain-Barre là một rối loạn hiếm gặp, tiến triển rất nhanh chóng, có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng cho bệnh nhân. Đa số bệnh nhân sẽ hồi phục sau khi mắc hội chứng Guillain-Barre, tuy nhiên một số người sẽ bị di chứng, chẳng hạn như yếu cơ, tê bì, mệt mỏi. 

Tin tức

Ngày xuất bản: 16/05/2023

Bại não thể co cứng là dạng rối loạn phỏ biến nhất, ảnh hưởng đến khoảng 70% tất cả các trường hợp được chẩn đoán bại não. Liệt nửa người co cứng do bại não là một trong những phân nhóm của bại não co cứng, phát triển sau khi tổn thương một phần của bán cầu não gây mất kiểm soát các vận động.

Tin tức

Ngày xuất bản: 16/05/2023

Hội chứng Melkersson-Rosenthal (MRS) là một bệnh hiếm gặp với bộ ba triệu chứng kinh điển bao gồm phù nề mặt tái diễn, liệt mặt tái diễn và nứt lưỡi. Hai hoặc ba trong bộ ba triệu chứng cổ điển là cần thiết để chẩn đoán MRS. Corticosteroid toàn thân được xem là thuốc điều trị chính trong đợt cấp của bệnh. Triamcinolone acetonide có thể được sử dụng trong điều trị phù nề mặt kết hợp với kháng sinh đường uống như minocycline, doxycycline.

Tin tức

Ngày xuất bản: 16/05/2023

Loét bàn chân thường xuất hiện ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) có đồng thời hai hoặc nhiều hơn yếu tố nguy cơ, trong đó bệnh lý thần kinh ngoại biên và bệnh động mạch ngoại biên thường đóng vai trò quan trọng. Biến chứng thần kinh dẫn đến mất cảm giác tại bàn chân và đôi khi bị biến dạng bàn chân. Bệnh động mạch ngoại biên (PAD), có mặt ở 50% bệnh nhân bị loét chân do đái tháo đường. Tuy nhiên, phần lớn các vết loét ở chân là do bệnh lý thần kinh hoặc bệnh thần kinh - thiếu máu cục bộ. 

Tin tức

Ngày xuất bản: 16/05/2023

Viêm xương bàn chân đái tháo đường (DFO) hầu hết là hậu quả của nhiễm trùng mô mềm lan tới xương, nhiễm trùng ảnh hưởng vỏ xương đầu tiên sau đó lan tới tủy xương. Tất cả bệnh nhân có nhiễm trùng bàn chân do đái tháo đường (DFI) nên được nghi ngờ có ảnh hưởng đến xương khi kèm các dấu hiệu lâm sàng của nhiễm trùng, đặc biệt trong trường hợp loét mạn tính hoặc loét tái phát. 

Tin tức

Ngày xuất bản: 16/05/2023

Vết loét bàn chân thường xuất hiện ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) có đồng thời hai hoặc nhiều hơn yếu tố nguy cơ, trong đó bệnh lý thần kinh ngoại biên và bệnh động mạch ngoại biên thường đóng vai trò quan trọng. Điều trị vết loét bao gồm kháng sinh chống nhiễm khuẩn, cải thiện tình trạng tưới máu đến vết loét, cắt lọc, giảm tải lên bàn chân và kiểm soát bệnh nền. 

Tin tức

Ngày xuất bản: 16/05/2023

Bệnh thận đái tháo đường (DKD) là một bệnh thận mạn tính gây ra do đái tháo đường, có tỉ lệ mắc ngày càng tăng do sự bùng phát của đái đường trên toàn cầu. Triệu chứng của bệnh thường không có cho tới khi bệnh tiến triển, bệnh nhân có thể có triệu chứng cơ năng như mệt, chán ăn, phù chi; dấu hiệu thực thể bao gồm huyết áp tăng, phù, triệu chứng bệnh mạch máu nhỏ (bệnh võng mạc, thần kinh). Đạm niệu là dấu hiệu đặc trưng của bệnh. 

Tin tức

Ngày xuất bản: 16/05/2023

Bệnh thận mạn do đái tháo đường (DKD) thường là một chẩn đoán lâm sàng dựa trên sự hiện diện của albumin niệu và/hoặc giảm eGFR khi không có triệu chứng cơ năng và thực thể của nguyên nhân nguyên phát khác gây tổn thương thận. Dấu hiệu điển hình của DKD là thời gian mắc đái tháo đường (ĐTĐ) dài, có bệnh võng mạc, albumin niệu không kèm đái máu đại thể, và giảm tiến triển eGFR. Chiến lược điều trị DKD bao gồm kiểm soát đường huyết, huyết áp, cải thiện lipid máu, cai thuốc lá.

Tin tức

Ngày xuất bản: 16/05/2023

Thuốc ức chế hệ thống renin-angiotensin (RAS), đặc biệt là thuốc chẹn thụ thể Angiotensin II (ARB) thường được sử dụng trong điều trị tăng huyết áp. ARB có tác dụng tương tự như tác dụng đã thấy khi đơn trị liệu với các thuốc hạ huyết áp khác.