So sánh thuốc ức chế bơm proton và thuốc kháng thụ thể histamin 2 trong dự phòng loét do stress ở khoa hồi sức tích cực
So sánh thuốc ức chế bơm proton và thuốc kháng thụ thể histamin 2 trong dự phòng loét do stress ở khoa hồi sức tích cực. Thuốc ức chế bơm proton (TUCBP) và thuốc kháng thụ thể histamin 2 (TKTTH2) là những thuốc được sử dụng phổ biến để phòng ngừa xuất huyết tiêu hóa ở tất cả bệnh nhân nặng trong điều trị dự phòng loét do stress
Đã được đăng tải trên
Scientific Reports tập 11, bài báo số: 18467 (2021)
Ngày đăng tải: ngày 16 tháng 9 năm 2021
Nhóm tác giả: Myung Jin Song1, Seok Kim2, Dachung Boo2, Changhyun Park2, Sooyoung Yoo2, Ho Il Yoon1 & Young-Jae Cho1
Đơn vị công tác
- Khoa Phổi và Y học Chăm sóc Đặc biệt, Khoa Nội, Đại học Y khoa Đại học Quốc gia Seoul, Bệnh viện Bundang Đại học Quốc gia Seoul
- Văn phòng Nghiên cứu và Kinh doanh Sức khỏe Điện tử, Bệnh viện Đại học Quốc gia Seoul Bundang, Seongnam, Hàn Quốc.
Tóm tắt
Thuốc ức chế bơm proton (TUCBP) và thuốc kháng thụ thể histamin 2 (TKTTH2) là những thuốc được sử dụng phổ biến để phòng ngừa xuất huyết tiêu hóa ở tất cả bệnh nhân nặng trong điều trị dự phòng loét do stress. Mối liên quan giữa hiệu quả và các tác dụng phụ của thuốc TUCBP và TKTTH2 vẫn chưa rõ ràng.
Trong nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu, quan sát, so sánh này, TUCBP và TKTTH2 trong điều trị dự phòng loét do stress ở các bệnh nhân nặng được so sánh trên một mô hình dữ liệu chung. Sau khi ghép cặp dựa trên xu hướng, 935 bệnh nhân trong mỗi nhóm điều trị (TUCBP hoặc TKTTH2) được chọn ra. Nhóm TUCBP có tỷ lệ tử vong trong 90 ngày cao hơn đáng kể so với nhóm TKTTH2 (nguy cơ tương đối: 1,28; P = 0,01). Tuy nhiên, không có sự khác biệt lớn giữa các nhóm về nguy cơ gây xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng trên lâm sàng. Hơn nữa, không có sự khác biệt đáng kể nào giữa các nhóm về nguy cơ viêm phổi hoặc nhiễm vi khuẩn Clostridium difficile, được biết đến là những tác dụng phụ có thể xảy ra liên quan đến các loại thuốc này. Phân tích nhóm nhỏ trên bệnh nhân bệnh rất nặng phù hợp với toàn bộ dân số được sử dụng phương pháp đánh giá ghép cặp dựa trên điểm xu hướng
Những phát hiện này không ủng hộ các khuyến nghị điều trị bệnh hiện tại, vốn thường dùng TUCBP để dự phòng xuất huyết tiêu hóa trong khoa hồi sức tích cực.
- PMID:
- PMCID:
- DOI: 10.1177/1756284819874922
Để đọc chi tiết nghiên cứu này, vui lòng truy cập tại đây.
Tài liệu tham khảo
- Krag, M. et al. Prevalence and outcome of gastrointestinal bleeding and use of acid suppressants in acutely ill adult intensive care patients. Intensive Care Med. 41, 833–845.
- Marker, S. et al. Pantoprazole prophylaxis in ICU patients with high severity of disease: A post hoc analysis of the placebo-controlled SUP-ICU trial. Intensive Care Med. 45, 609–618.
- Cook, D. J. et al. The attributable mortality and length of intensive care unit stay of clinically important gastrointestinal bleeding in critically ill patients. Crit. Care 5, 368–375.
- Bardou, M., Quenot, J. P. & Barkun, A. Stress-related mucosal disease in the critically ill patient. Nat. Rev. Gastroenterol. Hepatol. 12, 98–107.
- Krag, M. et al. Stress ulcer prophylaxis in the intensive care unit: An international survey of 97 units in 11 countries. Acta Anaesthesiol. Scand. 59, 576–585.
- Gulmez, S. E. et al. Use of proton pump inhibitors and the risk of community-acquired pneumonia: A population-based case–control study. Arch. Intern. Med. 167, 950–955.
- Sarkar, M., Hennessy, S. & Yang, Y. X. Proton-pump inhibitor use and the risk for community-acquired pneumonia. Ann. Intern. Med. 149, 391–398.
- Howell, M. D. et al. Iatrogenic gastric acid suppression and the risk of nosocomial Clostridium difficile infection. Arch. Intern. Med. 170, 784–790.
- Kwok, C. S. et al. Risk of Clostridium difficile infection with acid suppressing drugs and antibiotics: Meta-analysis. Am. J. Gastroenterol. 107, 1011–1019.
- Barbateskovic, M. et al. Stress ulcer prophylaxis with proton pump inhibitors or histamin-2 receptor antagonists in adult intensive care patients: A systematic review with meta-analysis and trial sequential analysis. Intensive Care Med. 45, 143–158.