Phương pháp nâng xoang kín trong Implant Nha khoa – Góc nhìn
Bài viết này cung cấp cho nha sĩ cái nhìn tổng quan về phương pháp nâng xoang kín đối với phẫu thuật Implant nha khoa, đồng thời tiến hành đánh giá những lưu ý trong suốt quá trình thủ thuật, đưa ra những giải pháp thay thế và hạn chế của phương pháp này trong vấn đề nâng xoang Implant Nha khoa. Cùng tìm hiểu.
1. Đánh giá phương pháp nâng xoang kín đối với phẫu thuật Implant nha khoa
Nội dung bài viết
Phần lớn các phương pháp mào xương, bao gồm cả kỹ thuật này, được gọi là “kỹ thuật mù”. Do đó, không thể nhìn thấy màng Schneiderian bằng những phương pháp mào xương này [1-3]. Ngược lại, có một kỹ thuật khác gọi là “kỹ thuật cửa sổ mào xương”[4] – trong đó chúng ta có thể tạo cửa sổ mào xương và nhìn thấy màng (Hình dưới đây), từ đó cho phép nâng màng xoang bằng tay một cách kiểm soát hơn.
Có thể nhìn thấy màng Schneiderian bằng cách sử dụng kỹ thuật cửa sổ mào xương cho nâng xoang ghép xương, từ đó cho phép nâng màng xoang bằng tay một cách kiểm soát hơn
Trong một số ca lâm sàng, kỹ thuật đục xương của Summer đã được sử dụng để nâng xoang ghép xương. Tuy nhiên, việc sử dụng lực của búa không đúng mức có thể gây ảnh hưởng đến bệnh nhân, chóng mặt tư thế lành tính, và có thể dẫn đến kiện tụng [1-3, 5].
Sử dụng cây đục xương để nâng xoang, tuy nhiên việc sử dụng lực của búa không đúng mức có thể gây ảnh hưởng đến bệnh nhân, nên cần thiết phải lưu ý.
2. Lưu ý trong quá trình thực hiện thủ thuật
Do sự khó chịu từ việc sử dụng búa, tác giả đặc biệt đề nghị nên gây mê tĩnh mạch cho thủ thuật này để cho phép kiểm soát đau và căng thẳng tốt hơn. Thuốc thường được sử dụng để an thần là midazolam. Thông thường, 1-10 mg Versed là đã đủ để đạt hiệu quả an thần và khiến bệnh nhân lơ mơ; nó nên được tiêm trước khi gây tê. Chúng ta phải xem xét các chống chỉ định: quá mẫn cảm với benzodiazepines, và suy hô hấp nặng hoặc suy hô hấp cấp tính. Liều ban đầu được khuyến cáo là 1 mg, và không quá 10 mg ở người trưởng thành khỏe mạnh. Tuy nhiên, liều thấp hơn phải được xem xét cho bệnh nhân > 60 tuổi và bệnh nhân suy nhược.
Ngoài ra, bác sĩ lâm sàng phải cảnh báo cho bệnh nhân trước khi sử dụng midazolam là không được lái xe hoặc vận hành máy móc cho đến khi họ bình phục hoàn toàn. Bệnh nhân nên đi cùng với một thành viên trong gia đình bởi vì sẽ có tình trạng lơ mơ, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây nguy hiểm cho chính họ nếu lái xe hoặc vận hành máy móc, các công việc đòi hỏi tập trung cao
Do tính chất gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh của Versed, bệnh nhân có thể sẽ không nhớ bất kỳ trải nghiệm tiêu cực nào khi tiến hành phỏng vấn vào một tuần sau đó. Nếu không thể gây mê tĩnh mạch, tác giả đề nghị nên sử dụng kỹ thuật cửa sổ mào xương với mũi khoan, bởi vì kỹ thuật này không đòi hỏi sử dụng búa. Nó sẽ làm tăng sự thoải mái cho bệnh nhân và sự tự tin cho bác sĩ [5-7].
Một trong những hạn chế chính của các phương pháp mào xương thông thường (đục xương) là chúng cần tối thiểu 5mm chiều cao xương. Ngược lại, kỹ thuật của sổ mào xương lại dễ dàng hơn nếu chiều cao xương ban đầu < 5mm [1-3, 6]. Lý do tại sao chiều cao xương ít hơn lại dễ dàng hơn là vì nó làm tăng khả năng quan sát và tiếp cận vào bên trong xoang. Đây là lý do tại sao tác giả lại đề nghị sử dụng kỹ thuật cửa sổ mào xương trong những trường hợp như vậy, đó là do nguy cơ gây bệnh và bản chất “mù” liên quan đến kỹ thuật đục xương.
Một yếu tố quan trọng khác khi thực hiện phẫu thuật cấy ghép là cần để lại đủ nướu dính quanh implant [1-3]. Cần tối thiểu 2mm [8]. Nha sĩ có thể sử dụng trụ lành thương (phương pháp một thì) để hỗ trợ đạt được mô sừng hóa. Tuy nhiên, nếu không đạt được độ ổn định ban đầu tốt (< 20 Ncm), thì nên lựa chọn phẫu thuật hai thì để ngăn ngừa sự di chuyển của implant trong giai đoạn lành thương (4-6 tháng). Đồng thời, torque quá lớn trên một implant không được khuyến khích. Torque quá lớn có thể gây hoại tử do áp lực, bởi vì nó có thể hạn chế sự cấp máu đến xương vỏ.
>>> Xem thêm: Thăm dò lâm sàng qua Implant – Tổng quan và chuẩn đoán, điều trị
Nguồn tài liệu: Clinical Cases in Implant Dentistry, First Edition – Published 2017 by John Wiley & Sons, Inc.
- Misch C. Maxillary sinus augmentation for endosteal implants: organized treatment plans. Int J.Oral Implantol 1987;4:49-58.
- Summers R. The osteotome technique part 3 – less invasive methods of the elevation of the sinus floor. Compendium 1994;15:698-704.
- Lee S, Lee GK, Park K, Han T. Redefining perio plastic surgery. J Implant Adv Clin Dent 2009;1(1):76-88.
- Lee SS, Karimbux N. Sinus grafting: crestal. In: Karimbux (ed.), Clinical Cases in Periodontics. Chichester: Wiley Blackwell; 2012, pp 255-262.
- Summers R. A new concept in maxillary implant surgery: the osteotome technique. Compendium 1994;15:152-158.
- Tatum Jr H. Maxillary and sinus implant reconstruction. Dent Clin North Am 1986;30(2):207-229.
- Boyne P, James R. Grafting of the maxillary sinus floor with autogenous marrow and bone. J Oral Surg 1980;38:613-616.
- Schrott AR, Jimenez M, Hwang JW, et al. Five-year evaluation of the influence of keratinized mucosa on peri- implant soft-tissue health and stability around implants supporting full-arch mandibular fixed prostheses. Clin Oral Implants Res 2009;20:1170-1177.