Phá thai ngoại khoa: Phương pháp nong và gắp
Có nhiều phương pháp phá thai khác nhau, bao gồm cả phương pháp phá thai ngoại khoa và nội khoa (hút thai chân không, nong và gắp). Mỗi phương pháp có những ưu điểm và hạn chế riêng. Các yếu tố quan trọng cần xem xét khi lựa chọn phương pháp phá thai là độ an toàn, hiệu quả, chi phí, khả năng thực hiện và tuổi thai. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và thời điểm thai kỳ, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phá thai phù hợp nhất cho bệnh nhân.
1. Các phương pháp phá thai
Nội dung bài viết
Phá thai bằng phương pháp ngoại khoa: sử dụng các thủ thuật qua cổ tử cung để chấm dứt thai kỳ bao gồm hút chân không, nong và gắp
Phá thai bằng thuốc (phá thai nội khoa): Trong phá thai nội khoa sẽ dùng hai thuốc phối hợp, một là mifepriston (còn gọi RU486, biệt dược Mifestad®200 hoàn toàn khác với Mifestad®10 dùng tránh thai khẩn cấp) và hai là misoprostol. Mifepriston có tác dụng làm cho niêm mạc tử cung không phát triển thuận lợi cho việc làm tổ của trứng thụ tinh. Còn misoprostol có tác dụng gây co thắt tử cung để tống trứng thụ tinh đã trở thành bào thai ra ngoài. Khi áp dụng phương pháp phá thai bằng thuốc cần phải có sẵn dịch vụ phá thai bằng hút chân không để xử tí những trường hợp thất bại.
2. Kỹ thuật phá thai ngoại khoa: Nong và gắp
Phá thai bằng phương pháp nong và gắp được chỉ định cho thai nhi từ tuần 13 đến hết tuần 18 (CQG 2010)
– Nong và gắp là phương pháp chấm dứt thai nghén bằng cách sử dụng thuốc misoprotol để chuẩn bị cổ tử cung sau đó nong cổ tử cung và cùng bơm hút chân không kết hợp với kẹp gắp thai, áp dụng cho tuổi thai từ tuần thứ 13 đến hết tuần thứ 18
2.1 Chỉ định
- Thai từ tuần thứ 17 (tương đương với chiều dài đầu mông 52 mm) đến hết tuần thứ 18 (tương đương với đường kính lưỡng đỉnh 40 mm)
2.2 Chống chỉ định
- Sẹo mổ cũ ở thân tử cung
- Đang mắc các bệnh nội khoa cấp tính
- Đang viêm nhiễm đường sinh dục cấp tính (cần được điều trị)
- Tiền sử với sử dụng misoprotol
Thận trọng: Dị dạng tử cung, u xơ cổ tử cung, …
2.3 Chuẩn bị dụng cụ
- Bộ dụng cụ nong, gắp thai: Kẹp dài sát khuẩn, kẹp cổ tử cung, nong từ số 8 đến số 17, kẹp gắp thai Sopher, Bierre và thìa nạo cùn
- Bộ hút thai chân không với ống hút số 12 đến số 16
- Khay đựng mô thai và nhau
- Máy siêu âm
- Thuốc mifeprison, misoprotol, giảm đau, tiền mê, chống choáng và thuốc tăng go cổ tử cung
2.4 Chuẩn bị bệnh nhân
- Hỏi tiền sử về bệnh nội, ngoại, sản khoa tiền sử dị ứng,..
- Khám toàn thân
- Khám phụ khoa loại trừ chống chỉ định
- Siêu âm xác định tuổi thai
- Xét nghiệm máu: Công thức máu, nhóm máu, đông máu cơ bản, HIV
- Bệnh nhân cam kết phá thai ( dưới 18 tuổi phải có đơn cam của bố hoặc mẹ làm người giám hộ)
3. Quy trình kỹ thuật phương pháp nong và gắp
3.1 Tư vấn
- Thảo luận về các phương pháp chấm dứt thai nghén ở bệnh nhân
- Các nguy cơ, tai biến và biến chứng có thể xảy ra khi phá thai to
- Các phương pháp phá thai to
- Các bước của thủ thuật nong và gắp
- Tự theo dõi và chăm sóc sau phá thai
- Các dấu hiệu cần đi khám lại ngay
3.2. Quy trình kỹ thuật
3.2.1 Người thực hiện thủ thuật
- Rửa tay thường quy bằng xà phòng dưới vòi nước chảy
- Trang phục y tế: Áo choàng, quần mũ, khẩu trang, đeo kính bảo hộ
3.2.2. Các bước tiến hành thử thuật
Chuẩn bị cổ tử cung
- Ngậm dưới lưỡi hoặc bên trong má 400mcg misoprotol, theo dõi trong vòng 4-6 giờ
- Đánh giá lại tình trạng cổ tử cung, nếu tử cung chưa được chuẩn bị tốt thì có thể dùng tiếp 400 mcg misoprotol
Tiến hành thủ thuật
Giảm đau toàn thân
Khám xác định kích thước và tư thế tử cung, đánh giá tác dụng của thuốc đối với tử cung, không được tiến hành nếu như tử cung chưa được chuẩn bị tốt
Thay găng vô khuẩn
Sát khuẩn ngoài, trải khăn sạch dưới mông
Đặt van, bộc lộ cổ tử cung và sát khuẩn cổ tử cung, âm đạo
Kẹp cổ tử cung
Gây tê cạnh cổ tử cung
Nong cổ tử cung
Dùng bơm hai van với ống hút phù hợp để hút nước ối và kéo phần thai xuống thấp
Tiến hành gắp thai, nhau. Không đưa kẹp gắp quá sâu trong buồn tử cung để tránh nguy cơ thủng tử cung
Nếu gắp thai khó khăn thì có thể gắp thai dưới siêu âm
Kiểm tra lại buồng tử cung bằng thìa cùn hoặc ống hút
Kiểm tra lại các phần thai và nhau lấy ra để đánh giá thủ thuật hoàn thành hay chưa
Xử lý dụng cụ và chất thải
4. Tai biến và xử trí
4.1 Tai biến
- Choáng, thủng tử cung, rách tử cung, chảy máu, sót nhau, sót thai, ứ má trong tử cung, nhiễm khuẩn
- Xử trí theo phác đồ cho từng tai biến
4.2 Theo dõi và chăm sóc
Theo dõi mạch, huyết áp, nhiệt độ, ra máu âm đạo, đau bụng, co hồi tử cung 30 phút một lần trong vòng 1-2 giờ, sau đó có thể cho bệnh nhân về
Kê đơn kháng sinh
Tư vấn sau thủ thuật
Hẹn khám lại sau 2 tuần
5. Những lưu ý cần quan tâm sau khi phá thai
Phá thai là một quá trình tác động đến cả sức khỏe cơ thể và tinh thần của phụ nữ. Do đó, cần lưu ý một số vấn đề để đảm bảo sức khỏe và tâm lý của chính bản thân.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: nên đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe và theo dõi các biến chứng có thể xảy ra.
- Chăm sóc sức khỏe: Nghỉ ngơi đầy đủ và tránh hoạt động mạnh, cần bảo vệ sức khỏe bằng cách ăn uống và luyện tập thể dục hợp lý. Hạn chế uống rượu và thuốc lá.
- Tìm nguồn hỗ trợ về tinh thần: Nên tìm nguồn hỗ trợ từ gia đình, bạn bè hoặc các chuyên gia y tế để giải tỏa nỗi lo và tâm sự. Không suy nghĩ nhiều dẫn đến trầm cảm.
- Hạn chế tình dục: Để tránh các biến chứng có thể xảy ra, phụ nữ cần hạn chế tình dục trong khoảng thời gian hồi phục.
- Theo dõi các triệu chứng: Phụ nữ cần theo dõi các triệu chứng như đau bụng, chảy máu nhiều, sốt, mệt mỏi, để có biện pháp đối phó kịp thời.
- Tình trạng tâm lý: Sau khi phá thai có thể gặp phải tình trạng chán nản, lo âu, hoang tưởng. Nếu tình trạng này kéo dài, cần đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị.
- Sử dụng biện pháp tránh thai an toàn: nên sử dụng biện pháp tránh thai an toàn để tránh tái phá thai và bảo vệ sức khỏe sinh sản.
Nguồn tham khảo: Tài liệu từ Bộ Y tế
Xem thêm: Phá thai ngoại khoa: Kỹ thuật hút thai chân không