MỚI

Mối tương quan chặt chẽ giữa viêm phổi với viêm tai giữa mạn tính

Ngày xuất bản: 26/12/2022

Theo một nghiên cứu thuần tập với sự tham gia của 100.000 bệnh nhân, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra mối tương quan giữa viêm phổi và viêm tai giữa mạn tính. Theo đó, những người  mắc viêm phổi có khả năng mắc viêm tai giữa mạn tính (COM) cao hơn so với nhóm chứng, và tiền sử viêm phổi làm tăng tỷ lệ mắc bệnh viêm tai giữa mạn tính COM bất kể giới tính và lứa tuổi.

Heidi Splete

Ngày 06 tháng 4 năm 2022

Những người được chẩn đoán viêm phổi từ trước có nguy cơ viêm tai giữa mạn tính (COM) cao hơn đáng kể so với những người không có tiền sử viêm phổi, dựa trên dữ liệu từ một nghiên cứu thuần tập trên toàn quốc với hơn 100.000 bệnh nhân.
Viêm phổi
“Trong những năm trở lại đây, các bệnh về tai giữa, bao gồm viêm tai giữa mạn tính COM, đã được công nhận là các bệnh đường hô hấp bên cạnh các định nghĩa sinh lý bệnh về rối loạn chức năng thông khí, với tình trạng nhiễm trùng tái phát xảy ra từ các cấu trúc liền kề về mặt giải phẫu như tai giữa, khoang chũm và vòi nhĩ – vòi Eustache,” nhưng mối liên hệ cụ thể giữa viêm phổi và viêm tai giữa mạn tính ở người lớn vẫn chưa được xác minh, trích dẫn Sung Kyun Kim, MD, Đại học Y khoa Hallym, Dongtan, Hàn Quốc, và các cộng sự.

Trong một nghiên cứu gần đây được công bố trên International Journal of Infectious Diseases, các nhà nghiên cứu đã xác định được 23.436 người lớn mắc chứng viêm tai giữa mạn tính COM và 93.744 trường hợp từ 40 tuổi trở lên từ cơ sở dữ liệu bảo hiểm y tế Hàn Quốc từ năm 2002 đến 2015.

Tỷ lệ chung của bệnh viêm phổi trong dân số nghiên cứu cao hơn đáng kể ở nhóm mắc viêm tai giữa mạn tính COM so với nhóm chứng (9,3% so với 7,2%, P <0,001). Tỷ suất chênh những người mắc viêm phổi có khả năng mắc viêm tai giữa mạn tính (COM) cao hơn so với nhóm chứng, và tiền sử viêm phổi làm tăng tỷ lệ mắc bệnh viêm tai giữa mạn tính COM bất kể giới tính và lứa tuổi.

Viêm phổi được định nghĩa là khi bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi dựa trên mã ICD-10 và được chụp X-quang phổi hoặc chụp CT ngực. Viêm tai giữa mạn tính được định nghĩa là khi bệnh nhân được chẩn đoán dựa trên mã ICD-10 ít nhất hai lần với một trong các tình trạng sau:

– viêm tai giữa thanh dịch mạn tính

– viêm tai nhầy mạn tính

– viêm tai giữa không ứ dịch mạn tính khác

– viêm tai giữa không xác định

– viêm tai giữa vòi nhĩ mủ mạn tính

– viêm tai giữa viêm tai giữa mạn tính

– viêm tai giữa mạn tính khác

– viêm tai giữa tiết dịch không xác định

Các nhóm tuổi được chia thành các khoảng 5 năm, và bệnh nhân được phân loại thành các nhóm dựa theo thu nhập và nơi cư trú ở nông thôn hay thành thị.

Trong một phân tích có độ nhạy cao hơn, những người được chẩn đoán mắc bệnh viêm phổi từ năm lần trở lên có khả năng mắc viêm tai giữa mạn tính COM cao hơn đáng kể so với những người được chẩn đoán dưới 5 lần (tỷ suất chênh hiệu chỉnh, 1,34; P <0,001) .

Trong phần bàn luận, các tác giả cho biết mối tương quan giữa viêm phổi và viêm tai giữa mạn tính có thể được giải thích một phần do mất cân bằng hệ vi sinh vật. Các tác nhân gây bệnh trong phổi có thể thúc đẩy những biến đổi động lực của hệ vi sinh vật, cũng như việc sử dụng kháng sinh.

Thêm vào đó, “chất nhầy bít tắc tiết ra tại đường thở trong viêm phổi có thể gây tình trạng thiếu oxy và dẫn đến biểu hiện viêm trong vòi Eustache và tai giữa”, các tác giả lưu ý.

Kết quả nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế bởi một số yếu tố, bao gồm thiết kế nghiên cứu hồi cứu và thiếu kết quả nuôi cấy vi sinh về tính nhạy cảm với kháng sinh; kết quả X-quang đánh giá độ nặng của viêm phổi; kết quả xét nghiệm chức năng phổi; ngưỡng nghe, và lưu ý của chuyên gia.
Các hạn chế khác bao gồm loại trừ tần suất nhiễm trùng đường hô hấp trên và việc sử dụng kháng sinh do không đủ dự liệu.

Tuy nhiên, kết quả cho thấy mối tương quan giữa viêm phổi và việc tăng tỉ lệ mắc viêm tai giữa mạn tính COM, mang tới một luồng quan điểm mới rằng “nhiễm trùng đường hô hấp dưới có thể ảnh hưởng đến chức năng của vòi nhĩ – vòi Eustache và tai giữa và gây ra viêm tai giữa mạn tính COM trong tương lai”, các nhà nghiên cứu kết luận.

Nghiên cứu không nhận được tài trợ từ bên ngoài. Các nhà nghiên cứu không công bố các mối quan hệ tài chính liên quan.

Int J Infect Dis. Được xuất bản trong ấn bản tháng 5 năm 2022. Toàn văn
Để biết thêm tin tức, hãy theo dõi Medscape trên Facebook , Twitter , Instagram và YouTube

Tag: Viêm tai giữa mạn tính, vòi nhĩ, vòi Eustache, viêm phổi

Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. VinmecDr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. VinmecDr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.

Đường link liên kết

VinmecDr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc VinmecDr đựợc liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.

Nguồn tham khảo: Theo vinmec.com

facebook
32

Bài viết liên quan

Thuốc liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia

tra-cuu-thuoc

THÔNG TIN THUỐC

TRA CỨU NGAY