MỚI

Lưu tâm trong phẫu thuật Implant – Tổn thương xương do nhiệt

Ngày xuất bản: 04/05/2023

Tổn thương xương do nhiệt là một dạng tổn thương xương thường gặp trong quá trình phẫu thuật Implant, đặc trưng bởi tế bào xương không thể hồi phục và lan rộng, dần dần dẫn đến sự thất bại trong quá trình điều trị. Cùng tìm hiểu về vấn đề này ở bài viết dưới đây.

1. Đặc điểm tổn thương xương do nhiệt

Tế bào xương bị tổn thương không hồi phục nếu nhiệt độ trong xương tăng lên 47C trong hơn 1 phút. Tế bào xương chết sẽ gây tiêu xương lan rộng và tích hợp xương thất bại. Điều này có thể tránh bằng cách:

  • Làm mát xương và khoan với lượng lớn nước muối vô khuẩn
    • Sử dụng mũi khoan sắc cạnh.
    • Kiểm soát tốc độ cắt.
    • Rút mũi khoan ra theo chu kỳ để làm sạch vụn xương sau khi cắt ở rãnh của mũi khoan.

Chất làm mát được xịt bên ngoài bề mặt mũi khoan hoặc qua các bề mặt phía trong ở những mũi khoan được thiết kế đặc biệt bơm rửa bên trong. Xương càng cứng, mật độ xương càng cao, thì càng khó để duy trì việc làm mát 1 cách đầy đủ. Ở những vị trí xương có mật độ cao, bác sĩ phẫu thuật có nguy cơ gây quá tải nhiệt lên xương khi càng khoan sâu vào. Điều này có thể giả thiểu bằng cách sửa soạn cho 1 implant ngắn hơn hoặc cải thiện hiệu quả làm mát trong quá trình sửa soạn xương (ví dụ như: rút mũi khoan ra thường xuyên hơn). Mũi khoan có hiệu quả cắt xương tối đa và khả năng làm cháy xương được giảm thiểu nếu sử dụng các mũi khoan mới sẵn có hoặc những mũi dùng lại được thay thế một cách đều đặn. Ghi chép về số lượng vị trí xương đã sửa soạn sẽ hữu ích trong việc xác định khi nào mũi khoan nên được thay thế.

2. Minh họa quy trình

Ở tất cả các hệ thống Implant, đầu tiên sẽ là sửa soạn vị trí đặt implant với mũi khoan đường kính nhỏ và làm rộng dần dần bằng cách tăng đường kính mũi khoan. Ngoài việc giảm thiểu quá trình sinh nhiệt, việc sử dụng mũi khoan nhỏ lúc ban đầu cũng cho phép di chuyển góc độ hoặc vị trí sửa soạn lúc đầu khi cần thiết .


Loạt hình ảnh minh họa quá trình phẫu thuật và đặt implant của hãng Astra ở phần hàm 1. (A) Mất răng nanh và răng cối nhỏ. Vị trí răng nanh có thể đặt implant như thông thường, vị trí răng cối nhỏ cần nâng xoang kín. (B) Đường rạch trên sống hàm và lật vạt mặt ngoài, trong. (C) Sửa soạn đầu tiên ở vị trí răng nanh với mũi khoan tròn. (D) Thiết lập góc độ và độ sâu bằng mũi xoắn đường kính 2mm (vòng băng đen đánh dấu độ dài của các implant sẵn có). (E) Máng hướng dẫn phẫu thuật được đặt cùng với chốt chỉ dẫn ở vị trí đã sửa soạn sơ khởi. (F) Tăng đường kính của vị trí đặt implant bằng cách sử dụng mũi khoan định hướng 3.2mm (pilot drill). (G) Sửa soạn đầy đủ chiều dài với mũi khoan đường kính 3.2mm. (H) Nhìn từ hướng mặt nhai thấy được 1 lỗ tròn đường kính 3.2mm. (I) Mũi khoan hình nón được dùng để sửa soạn phần “cổ” vị trí đặt implant để khớp với đầu hình nón của implant. (J) Dùng mũi khoan hình nón hoàn tất, tạo mức ngang của đầu implant. (K) Cắm implant bằng máy khoan tốc độ thấp. (L) Implant đã được cắm hoàn tất. (M) 1 ốc phủ đặt trên implant ở vị trí răng nanh và 1 implant khác được đã được cắm hoàn tất ở vị trí răng cối nhỏ. (N) Khâu đóng vết mổ bằng chỉ vicryl.

Loạt hình ảnh mô tả phẫu thuật sửa soạn đặt 2 implant Branemark. (A) Vạt mặt trong, mặt ngoài được lật để bộc lộ sống hàm. Điểm khoan vào đầu tiên bằng mũi khoan tròn. Dùng 1 mũi khoan xoắn 2mm để thiết lập góc độ và độ dài của vị trí sửa soạn. (B) Vị trí và góc độ của 2 implant được xác định lại bằng chốt chỉ dẫn. Nên nhìn theo nhiều hướng khác nhau và kiểm tra xem có sai khác với máng phẫu thuật và răng đối hay không (bằng cách yêu cầu bệnh nhân đóng miệng và chạm nhẹ các chốt hướng dẫn – chúng nên hướng về các múi ngoài răng dưới). Góc độ có thể được điều chỉnh nhẹ ở giai đoạn này. (C) Sau khi thỏa mãn về góc độ và vị trí, mở rộng vị trí sửa soạn bằng mũi khoan định hướng và mũi khoan xoắn. (D) Cả 2 vị trí đều được sửa soạn bằng mũi khoan 3mm. Chốt chỉ dẫn ở vị trí phía xa và dùng cây đo chiều dài để xác định lại chiều sâu của vị trí sửa soạn răng trước. (E) Xương vỏ được tạo loe để cho phép đặt implant ngang mức xương ổ. (F) Dùng tay khoan tốc độ chậm để cắm implant có ren vào. (G) 2 implant đã được đặt. Khoảng cách xương giữa 2 implant và giữa implant với răng kế là 2mm. (H) Ốc phủ được vặn vào đầu implant để bảo vệ bên trong implant trong quá trình lành thương, ngang mức xương xung quanh. (I) Vạt được khâu đóng bằng chỉ silk đen trong quy trình phẫu thuật không xuyên niêm mạc này (submerged protocol).

Tốc độ cắt của mũi khoan trong suốt quá trình sửa soạn vị trí xấp xỉ 1500 tới 2000 vòng/phút (rpm). Những rãnh xoắn của mũi khoan có thể bị lấp đầy bởi vụn xương, do đó việc rút mũi khoan khỏi vị trí sửa soạn theo những khoảng nghỉ đều đặn trong suốt quá trình thực hiện thủ thuật, sẽ làm sạch những vụn xương này và làm mát mũi khoan. Nếu cần làm thuôn vị trí đặt implant, tốc độ khoan được sử dụng cũng giống tốc độ khoan để cắm implant dạng vít có ren (xấp xỉ 20 vòng/phút)
>> Xem thêm: Tái tạo xương có hướng dẫn trong phẫu thuật hàm mặt (vinmecdr.com)

Nguồn: Implant trong thực hành Nha khoa – Richard D.Palmer/Nhóm dịch Saigon Young Dentists Việt Nam

facebook
0

Bài viết liên quan

Thuốc liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia