MỚI

Kỹ thuật cửa sổ ngoài trong nâng xoang phẫu thuật Implant

Ngày xuất bản: 07/05/2023

Nâng xoang là một phẫu thuật tăng thêm chiều cao xương để cho phép đặt implant có kích thước phù hợp vào những vùng thiếu thể tích xương ở vùng mất răng phía sau hàm trên. Nâng xoang bằng kỹ thuật cửa sổ ngoài đã được nghiên cứu rộng rãi, và được xem là một thủ thuật có tiên lượng tốt để làm tăng chiều cao xương ổ răng ở vùng răng sau hàm trên, từ đó cho phép phục hồi miệng bằng implant ở vùng xương hàm trên bị teo. Cùng tìm hiểu kỹ thuật cửa sổ ngoài trong quá trình nâng xoang phẫu thuật Implant, giải pháp khắc phục vấn đề xương hàm bệnh nhân.

1. Khái niệm và phân loại về kỹ thuật nâng xoang

Nâng xoang là một phẫu thuật tăng thêm chiều cao xương để cho phép đặt implant có kích thước phù hợp vào những vùng thiếu thể tích xương ở vùng mất răng phía sau hàm trên. Phẫu thuật này bao gồm nâng màng Schneiderian và đặt vật liệu ghép xương vào trong khoảng trống sau nâng xoang để tạo ra đủ chiều cao cho implant.

Có hai kỹ thuật thường được sử dụng để nâng xoang: kỹ thuật cửa sổ ngoài và kỹ thuật nâng xoang kín.

  • Kỹ thuật cửa sổ ngoài. Kỹ thuật này còn được gọi là kỹ thuật nâng xoang hở. Trong kỹ thuật này, thành bên của xoang nằm trước xương gò má sẽ được tiếp cận sau khi lật vạt toàn bộ. Sau đó tiến hành cắt xương bằng mũi khoan carbide hoặc kim cương tròn.
  • Kỹ thuật nâng xoang kín. Kỹ thuật này còn được gọi là kỹ thuật xuyên xương ổ. Với kỹ thuật này, mào xương hàm trên có thể được tiếp cận bằng các cây đục xương (osteotome) có đường kính tăng dần để tạo ra vị trí cấy ghép phù hợp.

Sự khác biệt chính giữa hai kỹ thuật này là vùng tiếp cận để nâng màng Schneiderian. Việc lựa chọn kỹ thuật cửa sổ ngoài hay kỹ thuật nâng xoang kín chủ yếu phụ thuộc vào chiều cao của xương ổ răng còn lại từ mào xương ổ đến sàn xoang hàm và chất lượng xương.

2. Kỹ thuật cửa sổ ngoài trong nâng xoang phẫu thuật Implant

Nâng xoang bằng kỹ thuật cửa sổ ngoài đã được nghiên cứu rộng rãi, và được xem là một thủ thuật có tiên lượng tốt để làm tăng chiều cao xương ổ răng ở vùng răng sau hàm trên, từ đó cho phép phục hồi miệng bằng implant ở vùng xương hàm trên bị teo. Nâng xoang hàm bằng kỹ thuật cửa sổ ngoài được lựa chọn để tăng chiều cao xương ổ răng nhằm cho phép đặt implant có kích thước phù hợp. Chiều cao sống hàm được dự kiến tăng 7-10 mm trước khi đặt implant.

Tạo đường rạch chéo ở mặt ngoài liên tục với đường rạch giữa mào xương để quan sát tốt hơn và tiếp cận xương dễ dàng hơn, từ đó tạo thuận lợi cho phẫu thuật. Vị trí và hình dạng của cửa sổ được thiết kế dựa trên giải phẫu của xoang hàm trên phim toàn cảnh trước phẫu thuật. Cắt cửa sổ cách sàn xoang 3mm và đi theo đường dốc của thành trước để dễ tiếp cận hơn trong quá trình nâng màng.

Minh họa kỹ thuật cửa sổ ngoài. (A) Trước phẫu thuật. Không đủ chiều cao xương để đặt implant. (B) Tạo đường viền ngang phía thân răng của cửa sổ cách sàn xoang 3 mm. (C) Sau giai đoạn lành thương, đặt implant.

Thủng màng Schneiderian là biến chứng phẫu thuật thường gặp nhất của kỹ thuật cửa sổ ngoài. Cần hết sức cẩn thận để không vô tình làm thủng màng, phải giữ màng nguyên vẹn. Thủng có thể xảy ra khi cắt xương bằng mũi khoan hoặc khi nâng xoang bằng tay. Đầu điện áp đặc biệt được sử dụng trong ca này để làm giảm nguy cơ thủng trong quá trình nâng màng ban đầu. Cây nâng xoang được sử dụng để tách màng dọc theo sàn xoang, tiếp theo là thành trước và thành trong. Cây nâng xoang lúc nào cũng phải nằm trên bề mặt xương để tránh vô tình làm thủng màng. Ngoài ra, góc độ của cây nâng xoang phải được thay đổi theo giải phẫu trong quá trình nâng.

Xương ghép hạt thường được sử dụng trong thủ thuật này; xương ghép dị loại (xương bò khoáng khử protein) đã được sử dụng trong ca này. Vật liệu ghép được nhồi vào trong khoảng trống sau nâng xoang mà không tạo áp lực quá mức để tránh làm thủng màng.
Xem thêm: Nâng xoang – Tổng quan trong phẫu thuật implant

Các yếu tố toàn thân của bệnh nhân phải được đánh giá cẩn thận trước khi thực hiện nâng xoang, bởi vì sự hiện diện của bệnh lý xoang toàn thân hoặc từ trước có thể ảnh hưởng đến diễn tiến biến chứng sau phẫu thuật, gây ảnh hưởng kết quả phẫu thuật. Bệnh nhân cần khai thác kỹ càng, không nên có tiền sử viêm xoang, đồng thời giả sử nếu có tình trạng bệnh tiểu đường và cao huyết áp thì cũng nên được kiểm soát tốt. Ngoài ra, bệnh nhân cần được xác nhận không có bệnh nha chu hoặc vấn đề nội nha trước khi thực hiện nâng xoang để tránh nhiễm trùng sau phẫu thuật. Bệnh nhân cần cam kết với nha sĩ điều trị, hợp tác và giữ vệ sinh răng miệng tốt trong suốt quá trình điều trị, đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo kết quả thành công.

Nguồn tài liệu: Clinical Cases in Implant Dentistry, First Edition – Published 2017 by John Wiley & Sons, Inc.

  1. Tatum Jr H. Maxillary and sinus implant reconstructions. Dent Clin North Am 1986;30(2):207-229.
    2. Stern A, Green J. Sinus lift procedures: an overview of current techniques. Dent Clin North Am 2012;56(1):219-233.
    3. Boyne PJ, James RA. Grafting of the maxillary sinus floor with autogenous marrow and bone. J Oral Surg 1980;38(8):613-616.
    4. Summers RB. A new concept in maxillary implant surgery: the osteotome technique. Compendium 1994;15(2):152, 154-156, 158.
    5. Davarpanah M, Martinez H, Tecucianu JF, et al. The modified osteotome technique. Int J Periodontics Restorative Dent 2001;21(6):599–607
facebook
37

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia

tra-cuu-thuoc

THÔNG TIN THUỐC

TRA CỨU NGAY