MỚI

Chống chỉ định, đánh giá kỹ thuật cửa sổ ngoài trong nâng xoang

Ngày xuất bản: 09/05/2023

Bài viết này đánh giá hai vấn đề chính, đầu tiên là chống chỉ định đối với kỹ thuật cửa sổ ngoài trong quá trình nâng xoang Implant, đồng thời nhìn nhận tổng quan các bước phẫu thuật cơ bản khi thực hiện kỹ thuật cửa sổ ngoài trên bệnh nhân có chỉ định. Cùng đánh giá và tìm hiểu thêm kỹ thuật này trong lĩnh vực Implant Nha khoa. 

Cấy ghép

động từ: in sâu, cắm vào, đâm vào, gắn vào, khắc vào

1. Chống chỉ định đối với kỹ thuật cửa sổ ngoài trong quá trình nâng xoang Implant

Các chống chỉ định của kỹ thuật cửa sổ ngoài được phân loại theo yếu tố y khoa và tại chỗ.

  • Các chống chỉ định y khoa:
    • Tiền sử hóa trị hay xạ trị vùng đầu và cổ tại thời điểm nâng xoang hoặc trong 6 tháng trước đó.
    • Tiêm tĩnh mạch bisphosphonate. Bệnh nhân suy giảm miễn dịch.
    • Các tình trạng y khoa ảnh hưởng đến sự chuyển hóa xương.
    • Đái tháo đường không kiểm soát.
    • Nghiện ma túy rượu.
    • Không hợp tác hoặc tâm thần.
  • Các chống chỉ định tại chỗ: Đang hiện diện hoặc có tiền sử bệnh lý xoang, bao gồm viêm xoang cấp, viêm mũi dị ứng, viêm xoang mạn tái phát, niêm mạc giảm chức năng và bị sẹo, khối u lành tính xâm lấn tại chỗ và khối u ác tính.

2. Các bước phẫu thuật cơ bản khi thực hiện kỹ thuật cửa sổ ngoài

  • Để gây tê tại chỗ, người ta khuyến cáo nên dùng thuốc tê chứa epinephrine nếu không có chống chỉ định y khoa, bởi vì sẽ có chảy máu đáng kể trong suốt quá trình phẫu thuật, và epinephrine sẽ giúp quan sát thuận lợi hơn.
  • Đường rạch giữa mào xương ở vùng mất răng và đường rạch đứng là những đường rạch thường được sử dụng. Cần tối thiểu 5mm khoảng cách từ cửa sổ xương đến các đường rạch. Sau đó, lật vạt toàn bộ bằng cây bóc tách màng xương.
  • Thiết kế cửa sổ xương đi theo đường viền của xoang hàm và các cấu trúc giải phẫu lân cận. Thông thường, có hai kỹ thuật để tạo cửa sổ: “kỹ thuật của sập” và “kỹ thuật cửa mở”. Trong kỹ thuật của sập, cửa sổ xương được nâng vào bên trong khoảng trống sau nâng xoang. Dụng cụ quay như mũi khoan carbide hoặc kim cương tròn được sử dụng dưới nước bơm rửa (Hình dưới đây), và cửa sổ xương có thể được nâng và để lại bên trong khoảng trống sau nâng xoang. Ngược lại, trong kỹ thuật cửa mở, cửa sổ xương sẽ được lấy đi bằng cách mài mỏng xương. Trong quá trình phẫu thuật, có thể quan sát thấy màng Schneiderian màu xanh.
Sử dụng mũi khoan kim cương tròn để thiết kế cửa sổ
Sử dụng mũi khoan kim cương tròn để thiết kế cửa sổ
  • Nếu có, thiết bị điện áp có thể được sử dụng một mình hoặc cùng với dụng cụ quay để hoàn thiện đường viền của cửa sổ và nhẹ nhàng nâng cửa sổ xương. Tiếp theo, nâng màng Schneiderian bằng đầu áp (piezo) và dụng cụ tay.
  • Sau khi hoàn tất nâng màng Schneiderian, điều quan trọng là phải xác nhận màng không bị thủng bằng nghiệm pháp thổi mũi (nghiệm pháp Valsalva). Trong trường hợp thủng màng, áp dụng kỹ thuật sửa chữa tùy theo kích thước lỗ thủng. Vật liệu xương ghép sẽ được nhồi nhẹ nhàng vào trong khoang sau nâng xoang, và màng tiêu sinh học collagen sẽ được đặt lên cửa sổ xương.
  • Trước khi khâu để tái định vị vạt, thường tạo đường rạch màng xương để đảm bảo đóng kín ban đầu mà không gây căng.

Một số cấu trúc giải phẫu cần lưu ý

Mặc dù có thể đánh giá X-quang bằng phim toàn cảnh, nhưng nó có độ biến dạng hình ảnh cao và không thể quan sát rõ các cấu trúc giải phẫu. Sử dụng CBCT được khuyến khích để đánh giá giải phẫu xoang hàm và các cấu trúc quan trọng lân cận (vách ngăn xương, kích thước và bệnh lý của xoang, các hốc xoang, chiều cao xương từ sàn xoang đến đỉnh sống hàm) trước khi phẫu thuật.

CBCT cung cấp thông tin giúp bác sĩ lâm sàng xác định vị trí của nhánh xương ổ trên sau của động mạch hàm trên mà có thể nối với động mạch dưới ổ mắt nằm trong thành xương bên, độ dày của màng Schneiderian, giải phẫu của thành bên và thành trước, sự hiện diện và vị trí của vách ngăn, lỗ vào, và vị trí của thần kinh dưới ổ mắt. Tất cả những yếu tố này đều ảnh hưởng đến thiết kế của cửa sổ xương.

Ví dụ, vách ngăn phải được lưu ý khi thiết kế cắt xương và có thể làm phức tạp việc tách màng. Khi nghi ngờ có bệnh lý xoang (viêm mũi nhiễm trùng, viêm xoang do dị vật/ do răng, nang niêm dịch, nang và bướu) qua các kỹ thuật hình ảnh này, bệnh nhân nên được chuyển cho bác sĩ tai-mũi-họng (ENT). Những tình trạng này phải được chẩn đoán và điều trị trước khi phẫu thuật.

>>> Xem thêm: Chăm sóc, bảo tồn sau phẫu thuật Implant 

Nguồn tài liệu: Clinical Cases in Implant Dentistry, First Edition – Published 2017 by John Wiley & Sons, Inc.

  1. Tatum Jr H. Maxillary and sinus implant reconstructions. Dent Clin North Am 1986;30(2):207-229.
    2. Stern A, Green J. Sinus lift procedures: an overview of current techniques. Dent Clin North Am 2012;56(1):219-233.
    3. Boyne PJ, James RA. Grafting of the maxillary sinus floor with autogenous marrow and bone. J Oral Surg 1980;38(8):613-616.
    4. Summers RB. A new concept in maxillary implant surgery: the osteotome technique. Compendium 1994;15(2):152, 154-156, 158.
    5. Davarpanah M, Martinez H, Tecucianu JF, et al. The modified osteotome technique. Int J Periodontics Restorative Dent 2001;21(6):599–607.
    6. Garg AK. Augmentation grafting of the maxillary sinus for placement of dental implants: anatomy, physiology, and procedures. Implant Dent 1999;8(1):36-46.
    7. Toscano NJ, Holtzclaw D, Rosen PS. The effect of piezoelectric use on open sinus lift perforation: a retrospective evaluation of 56 consecutively treated cases from private practices. J Periodontol 2010;81(1):167-171.
facebook
25

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Bài viết cùng chuyên gia