MỚI

Kháng sinh điều trị H.pylori làm gián đoạn hệ vi sinh đường ruột trong thời gian ngắn

Ngày xuất bản: 13/01/2023

SAN DIEGO – Theo báo cáo của các nhà nghiên cứu tại Tuần lễ Bệnh Tiêu hóa (Digestive Disease Week® – DDW), các phương pháp điều trị Helicobacter pylori làm tăng khả năng kháng kháng sinh của hệ vi khuẩn đường ruột, nhưng chỉ kéo dài trong vài tháng.  

SAN DIEGO – Theo báo cáo của các nhà nghiên cứu tại Tuần lễ Bệnh Tiêu hóa (Digestive Disease Week® – DDW), các phương pháp điều trị Helicobacter pylori làm tăng khả năng kháng kháng sinh của hệ vi khuẩn đường ruột, nhưng chỉ kéo dài trong vài tháng.  


Jyh-Ming Liou, MD, PhD, giáo sư Nội Lâm sàng tại Đại học Quốc gia Đài Loan cho biết, phát hiện này áp dụng với phác đồ 4 thuốc chứa levofloxacin và phác đồ 4 thuốc chứa bismuth – 2 phác đồ này đều có hiệu quả ngang nhau khi dùng làm liệu pháp điều trị thứ hai. 

Liou cho biết, điều này cung cấp một số khẳng định rằng việc tăng sử dụng kháng sinh để điều trị những nhiễm trùng này không gây ảnh hưởng lâu dài đến hệ vi sinh của bệnh nhân. 

Liou phát biểu: “Nếu có chỉ định dùng kháng sinh thì chúng ta không cần lo lắng về sự xuất hiện kháng kháng sinh trong cơ thể. Nhưng sự tích lũy kháng thể trong môi trường có thể khiến vi khuẩn đột biến, vì vậy chúng ta vẫn cần cẩn trọng khi sử dụng kháng sinh”

Nhiễm khuẩn H.pylori đang ngày càng trở nên khó điều trị do có nhiều chủng vi khuẩn kháng kháng sinh, dẫn đến các bác sĩ phải sử dụng các phác đồ phối hợp nhiều thuốc. Điều này ngược lại đã làm tăng thêm lo ngại về việc hệ vi khuẩn đường ruột có thể bị tổn thương, với các mầm bệnh có khả năng kháng thuốc. 

Để tìm hiểu về những nguy cơ này, Liou và các đồng nghiệp đã chọn những người lớn nhiễm H.Pylori chưa được điều trị khỏi hoàn toàn. 

Họ chia ngẫu nhiên 280 bệnh nhân thành 2 nhóm, mỗi nhóm dùng 1 trong 2 phác đồ, phác đồ 4 thuốc chứa levofloxacin hoặc phác đồ 4 thuốc chứa bismuth. Tại thời điểm ban đầu, các nhà nghiên cứu không thể tìm thấy bất cứ sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê nào giữa 2 nhóm ở các khía cạnh nhân khẩu học, sử dụng rượu và thuốc lá, loét, cũng như sự kháng kháng sinh ở hệ vi khuẩn đường ruột. Phác đồ 4 thuốc chứa Levofloxacin gồm esomeprazole 40 mg và amoxicillin 1 g trong 7 ngày đầu, sau đó là esomeprazole 40 mg, metronidazole 500 mg, và levofloxacin 250 mg trong 7 ngày tiếp theo (tất cả đều dùng 2 lần/ngày). Phác đồ 4 thuốc chứ Bismuth gồm esomeprazole 40 mg 2 lần/ngày, bismuth tripotassium dicitrate 300 mg 4 lần/ngày, tetracyclin 500 mg 4 lần/ngày, và metronidazole 500 mg 3 lần/ngày, điều trị trong 10 ngày. 

Các nhà nghiên cứu đã thu thập mẫu phân tại thời điểm bắt đầu, tuần 2, tuần 8, và 1 năm sau sử dụng phác đồ và phân tích sự đa dạng của hệ vi khuẩn đường ruột và độ nhạy với kháng sinh của chúng. 

Tỷ lệ loại bỏ H.pylori gần như tương tự ở cả 2 phác đồ: 87,9% với phác đồ 4 thuốc chứa levofloxacin và 87,5% với phác đồ 4 thuốc chứa bismuth. Khi chúng được dùng như liệu pháp điều trị thứ ba, tỷ lệ thành công cũng tương tự nhau về mặt thống kê, và tỷ lệ tích lũy của liệu pháp thứ hai và liệu pháp thứ ba là 95,6% với phác đồ chứa levofloxacin và 96,6% với phác đồ chứa bismuth. 

Hai phương pháp điều trị trên có sự khác biệt về tác dụng phụ với 48,4% với phác đồ chứa levofloxacin và 77,3% với phác đồ chauws bismuth, sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê (P < .0001) 

Sau 1 năm, sự tái nhiễm H.pylori xảy ra ở 2,5% ở nhóm levofloxacin và 3% ở nhóm bismuth. 

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp giải trình tự đa gen (metagenomes) để kiểm tra khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột của bệnh nhân. Sử dụng phương pháp giải trình tự 16S rARN, họ đã phát hiện tỷ lệ bệnh nhân có sự thay đổi đáng kể về độ đa dạng các chi và loài trong hệ vi sinh đường ruột (?) sau 2 tuần điều trị so sánh với thời điểm bắt đầu là 52,4% với phác đồ 4 thuốc chứa levofloxacin và 45,1% với phác đồ 4 thuốc chứa bismuth. Tuy nhiên, 8 tuần sau điều trị, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 5,8% ở nhóm levofloxacin và 21,5% ở nhóm bismuth. Và sau 1 năm, chúng tiếp tục giảm còn 0,9% ở nhóm levofloxacin và 8,4% ở nhóm bismuth. 

Người điều hành hội nghị Stevin Moss, MD, giáo sư y học tại Đại học Brown, Providence, RI phát biểu: “Nhìn chung, kể cả sau khi kết hợp điều trị các kháng sinh khác nhau, dường như không có ảnh hưởng đến tính chất kháng thuốc của vi khuẩn tại ruột. 

Tuy nhiên, việc ngày càng tiếp tục sử dụng nhiều kháng sinh để điều trị nhiễm H.pylori sẽ không có tác dụng mãi, vì các chủng H.pylori đang trở nên kháng thuốc nhanh hơn. Ông nói: “Điều trị khỏi hoàn toàn trong tương lai chắc chắn sẽ khó hơn, trừ khi chúng ta tìm ra các phương pháp mới.”

Moss cho biết, các kỹ thuật mới để kiểm tra sự đề kháng với các kháng sinh nhất định của H.pylori đang là một sự tiến bộ đầy triển vọng. 

Moss tham vấn với các công ty phát triển các liệu pháp và chẩn đoán H. pylori. Liou báo cáo không có lợi ích tài chính liên quan.

facebook
32

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Bài viết cùng chuyên gia

tra-cuu-thuoc

THÔNG TIN THUỐC

TRA CỨU NGAY