MỚI

Nội dung bài viết

Hướng dẫn thực hiện quy trình mỹ thuật trị liệu trung tâm y học tái tạo và trị liệu tế bào

Ngày xuất bản: 19/06/2022

Nội dung bài viết

icon-toc-mobile

Hướng dẫn thực hiện quy trình mỹ thuật trị liệu trung tâm y học tái tạo và trị liệu tế bào áp dụng cho chuyên viên mỹ thuật

Người thẩm định: Nguyễn Thanh Liêm
Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm
Ngày phát hành: 20/02/2020

1. Đại cương

Nội dung bài viết

1.1. Khái niệm

Nghệ thuật trị liệu là việc sử dụng chất liệu nghệ thuật cho việc tự bộc lộ và phản ánh dưới sự hiện diện của một nhà nghệ thuật trị liệu đã được huấn luyện. Trẻ đặc biệt, bệnh nhân tham gia tiến trình nghệ thuật trị liệu không chú tâm đến việc đánh giá năng khiếu, khiếu thẩm mỹ hay chẩn đoán bệnh nhân, tình trạng của trẻ trên sản phẩm nghệ thuật của họ. Mục tiêu chung của nhà trị liệu là thúc đẩy Trẻ , người bệnh thay đổi và trưởng thành lên mức độ mới thông qua sử dụng chất liệu nghệ thuật trong điều kiện an toàn và dễ dàng. ( Khái niệm theo hiệp hội các nhà trị liệu Nghệ thuật Anh Quốc).

1.2. Mục đích

Người tham gia trị liệu sẽ được tiếp cận và sử dụng các phương tiện như cọ, màu, bút để vẽ tranh, điêu khắc, kết hợp với chuyển động cơ thể theo âm nhạc..v.v… Phương pháp trị liệu này giúp bạn thể hiện, diễn đạt, suy nghĩ bên trong của mình ra ngoài mà không cần sử dụng đến ngôn ngữ nói và không đòi hỏi người trị liệu có năng khiếu nghệ thuật. Ngoài ra, các bài tập trong quy trình nghệ thuật trị liệu còn giúp người tham gia trị liệu giải tỏa cảm xúc, điều hoà cảm giác, đáp ứng và cung cấp các nhu cầu cảm giác, giác quan..v.v thông qua quá trình tạo tác sản phẩm, với nhiều chất liệu khác nhau.

1.3. Trường hợp áp dụng

Trẻ có nhu cầu về giáo dục đặc biệt (Tự kỷ, bại não, ADHD, khuyết tật học tập…vv.v), thanh thiếu niên và người lớn có vấn đề về tâm lý.

1.4. Trường hợp không áp dụng

Bệnh nhân ốm đau, mắc những bệnh truyền nhiễm không thể tham gia trị liệu.

2. Nội dung thực hiện quy trình mỹ thuật trị liệu trung tâm y học tái tạo và trị liệu tế bào

2.1. Quy trình hướng dẫn tư thế ngồi vẽ

  • Hướng dẫn trẻ vẽ theo hiệu lệnh “bắt đầu”; “dừng”:
    • CV hướng dẫn trẻ tư thế ngồi vẽ phải thoải mái, không gò bó.
    • Khoảng cách từ mắt đến mặt bàn 25 – 30cm.
    • Cột sống luôn ở tư thế thẳng đứng, vuông góc với mặt ghế ngồi.
    • Hai chân thoải mái, không chân co chân duỗi.
    • Hai tay phải đặt đúng điểm tựa quy định. Tay trái để xuôi theo chiều ngồi, giữ lấy mép vở cho khỏi xô lệch, đồng thời làm điểm tựa cho trọng lượng nửa người bên trái.

2.2. Quy trình hướng dẫn kỹ thuật cầm bút cho trẻ

  • Hướng dẫn trẻ kỹ thuật cầm bút đúng:
    • CV hướng dẫn trẻ tay phải cầm chắc bút bằng 3 ngón tay (cái, trỏ, giữa). Đầu ngón trỏ cách đầu ngòi bút chừng 2,5cm.
    • Lúc viết, điều khiển cây bút bằng các cơ cổ tay và các ngón tay.
    • Không để ngửa bàn tay quá, tạo nên trọng lượng tì xuống lưng của hai ngón tay út và áp út (ngón đeo nhẫn).
    • Cầm bút xuôi theo chiều ngồi. Góc độ bút đặt so với mặt giấy khoảng 45 độ. Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 90 độ.
    • Đưa bút từ trái qua phải từ trên xuống dưới các nét đưa lên hoặc đưa sang ngang phải thật nhẹ tay, không ấn mạnh đầu bút vào mặt giấy.

2.3. Quy trình hướng dẫn kỹ thuật tô màu nước (đơn giản)

  • Hướng dẫn trẻ kỹ thuật tô màu nước đơn giản:
    • CV Hướng dẫn tư thế ngồi, cầm bút vẽ đúng cho trẻ.
    • Để trẻ chơi với chất liệu màu nước và sử dụng bút cọ một cách quen thuộc với các bài tập tô vẽ nguệch ngoạc, tập tô tự do trước khi áp dụng các kỹ thuật dưới đây.
    • Kỹ thuật tô màu nước: Dùng bút cọ tô màu vào kín khung hình đơn giản: Tròn, vuông, chữ nhật, hình ảnh cụ thể.

2.4. Quy trình hướng dẫn kỹ thuật tô màu chì (đơn giản)

  • CV Hướng dẫn tư thế ngồi, cầm bút vẽ đúng cho trẻ.
  • Để trẻ chơi với chất liệu bút chì quen thuộc với các nét vẽ nguệch ngoạc, trước khi áp dụng các kỹ thuật khó hơn dưới đây.
    • Kỹ thuật 1: Di bút trên bề mặt của tờ giấy, theo lực nhẹ hoặc mạnh
    • Kỹ thuật 2: Chấm Trame dùng đầu bút chấm theo mật độ dày đặc rồi thưa dần- ngược lại.

2.5. Quy trình hướng dẫn kỹ thuật tô màu sáp (đơn giản)

  • CV Hướng dẫn tư thế ngồi, cầm bút vẽ đúng cho trẻ.
  • Để trẻ chơi với chất liệu bút sáp quen thuộc với các nét vẽ nguệch ngoạc, vẽ hình tròn tự do chưa khép kín và khép kín trước khi áp dụng các kỹ thuật dưới đây.
    • Kỹ thuật 1: Tô màu vào kín khung hình
    • Kỹ thuật 2: Chấm Trame dùng đầu bút chấm theo mật độ dày đặc rồi thưa dần – ngược lại.
mỹ thuật trị liệu
Hướng dẫn thực hiện quy trình mỹ thuật trị liệu trung tâm y học tái tạo và trị liệu tế bào

2.6. Quy trình hướng dẫn trẻ nhận biết bảng màu cơ bản

  • CV hướng dẫn trẻ phân biệt 8 màu cơ bản: đỏ, cam, vàng, xanh lá, xanh nước biển, đen, tím, nâu.
  • CV hướng dẫn trẻ phân biệt màu đỏ:
    • CV sử dụng bảng màu đỏ, chỉ tay và đọc tên màu cần dạy cho trẻ nhìn thấy. Yêu cầu trẻ đọc lại màu mới học hoặc chỉ tay vào (lấy cho cô) màu đó.
    • CV sử dụng que thẻ màu đỏ, chỉ tay cho trẻ thấy đây là que thẻ màu đỏ. Tiếp đến yêu cầu trẻ đọc theo hoặc nhặt những que thẻ màu đỏ để đưa cho CVMT.
    • CV sử dụng đồ vật màu đỏ chỉ cho trẻ thấy đây là đồ vật màu đỏ. Tiếp đến yêu cầu trẻ nhặt những đồ vật màu đỏ để đưa cho CV. (Những màu còn lại làm tương tự).

2.7. Quy trình hướng dẫn trẻ xé dán giấy

  • Xé tự do:
    • CV hướng dẫn trẻ dùng đầu ngón 2 tay cầm vào 1 điểm bất kì của tờ giấy cần xé.
    • Sau đó 2 tay sẽ kéo ngược chiều nhau 1 cách nhanh nhẹn và dứt khoát, cho đến khi tờ giấy bị xé ra làm 2 phần tách rời.
    • Trẻ sẽ liên tục làm hoạt động này cho đến khi tờ giấy bị chia ra làm nhiều miếng nhỏ.

2.8. Quy trình hướng dẫn trẻ làm tranh xé dán

  • Bước 1: CV hướng dẫn trẻ chọn tranh mình thích.
  • Bước 2: CV Hướng dẫn trẻ tìm giấy màu, tương ứng với những màu sắc có trong tranh.
  • Bước 3: CV hướng dẫn trẻ vẽ hình lên giấy (hình của các mảng màu).
  • Bước 4: CV hướng dẫn trẻ xé giấy theo mảng màu đã vẽ.
  • Bước 5: CV hướng dẫn trẻ sử dụng hồ dán để hoàn thành sản phẩm.

2.9. Quy trình hoạt động nhận thức đếm và phân loại màu sắc, kích cỡ khi tham gia chơi xốp playcorn

  • Nhận thức đếm:
    • CV hướng dẫn làm mẫu trước cho trẻ quan sát cách nhận biết số lượng: nhìn số lượng viên xốp có trên thẻ, CV đọc số lượng viên xốp, tiếp đến CV nhặt ra đúng số lượng viên xốp có trên thẻ (đúng màu và đúng số lượng)
    • CV hướng dẫn trẻ nhận thức số lượng khi cho trẻ nhặt từng viên xốp ra để so sánh với số lượng viên xốp vẽ sẵn trên mặt thẻ.

2.10. Quy trình hướng dẫn kỹ thuật cầm kéo cắt giấy tự do cho trẻ

  • CV chỉ dẫn cho trẻ tay phải cầm kéo, tay trái cầm giấy.
  • Xỏ ngón tay cái vào lỗ nhỏ, các ngón còn lại thì đặt vào lỗ to hơn của kéo.
  • Tay cầm kéo dần mở rộng miệng kéo, tay trái đặt giấy vào miệng kéo.
  • Tay phải khép dần miếng kéo để cắt miếng giấy rời ra.

2.11. Quy trình hướng dẫn trẻ kỹ thuật nhào nặn thao tác đơn giản: lăn dài

CV hướng dẫn trẻ dùng các đầu ngón tay và lòng bàn tay để có thể làm được các hoạt động trên.

  • Lăn dài: Sau khi trẻ lấy đất (hoặc CV lấy đất cho trẻ). Viên đất sẽ được đặt trên 1 mặt phẳng (bảng hoặc mặt bàn).
  • Trẻ dùng lòng bàn tay úp xuống viên đất, và lăn thẳng.
  • Lòng bàn tay đè xuống viên đất 1 lực vừa phải, để khiến viên đất không bị bẹp.
  • Trẻ sẽ lăn liên tục cho đến khi viên đất dài ra là được.

2.12. Quy trình rèn luyện sự tập trung của trẻ bằng bài tập nối các chấm liền nhau lại thành nét đơn giản: nét xiên-ngang-cong-lượn sóng-zic zắc,…

  • CV chuẩn bị những tờ giấy được vẽ các nét chấm.
  • CV hướng dẫn trẻ quan sát CV làm mẫu
  • Đặt bút lên phần phía tay trái của tờ giấy, hàng chấm đầu tiên phía trên tờ giấy và di chuyển bút.
  • Nét của bút phải đè lên các chấm, không được lệch ra ngoài.
  • Sau khi quan sát, trẻ đc CVTL cầm tay để giúp làm quen cách vẽ cho đến khi trẻ có thể tự làm 1 mình.

2.13. Quy trình hướng dẫn trẻ bài tập nối các nét chấm liền nhau thành 1 bức tranh hoàn thiện và phân biệt được các nét sử dụng để hình thành bức tranh đó

  • CV chuẩn bị bức tranh bằng các nét chấm.
  • CV hướng dẫn trẻ nối các chấm lại với nhau. Không di bút liền mạch các nét không liên quan với nhau. Di bút nét ngang xong sẽ dừng và nhấc bút lên khỏi mặt giấy, rồi mới tiếp tục bắt đầu với 1 nét mới ở trong bài vẽ.
  • Sau khi nối nét hoàn thiện bức tranh, CV hướng dẫn trẻ quan sát lại bức tranh và hướng dẫn cách nhìn tách nét (mỗi 1 nét được vẽ bằng 1 màu sắc khác nhau)
  • Sau khi hướng dẫn trẻ cách nhìn tách nét trong bài vẽ, CV hướng dẫn trẻ đọc và phân biệt các nét trong bài vẽ.

2.14. Quy trình hướng dẫn trẻ bài tập sử dụng các nét và hình khối cơ bản ghép lại thành: hình vuông, tròn, chữ nhật, tam giác,…

  • CV thực hiện vẽ mẫu cho trẻ quan sát.
  • Đối với nét ngang, xiên, thẳng CV chấm 2 chấm ở khoảng cách 2 đầu của nét và yêu cầu trẻ di bút từ đầu chấm này sang cuối chấm kia.
  • Dựa vào kỹ thuật vẽ các nét ở trên, CV hướng dẫn trẻ ghép nối các nét cơ bản, để tạo thành các hình cơ bản: vuông, tam giác, chữ nhật, hình tròn

2.15. Quy trình hướng dẫn kỹ thuật cầm kéo cắt theo đường thẳng có sẵn cho trẻ

  • CV đưa cho trẻ miếng giấy có vẽ sẵn nét.
  • CV hướng dẫn trẻ tay phải cầm kéo.
  • Tay trái cầm giấy.
  • CV hướng dẫn trẻ đặt kéo vào vị trí nét vẽ trên tờ giấy.
  • Bóp kéo để cắt đứt tờ giấy theo đường kẻ sẵn.
  • Tiếp tục với các nét còn lại.

2.16. Quy trình hướng dẫn bài tập tăng khả năng bắt chước và tưởng tượng: ghép tạo hình bằng xốp ghép Playcorn

  • CV cho trẻ cách chơi xốp ghép:
    • Chấm xốp ghép vào miếng bọt biển có nước, gắn miếng xốp được làm ướt vào miếng xốp khô.
    • Sắp xếp miếng xốp theo quy luật màu sắc: Đỏ- vàng; cam-xanh…v.v
    • Sắp xếp miếng xốp ghép theo hình khối khác nhau, tùy vào khả năng gắn kết của trẻ,

2.17. Quy trình hướng dẫn trẻ pha trộn bảng màu bằng đất nặn

  • CV cho trẻ quan sát bảng màu mẫu.
  • CV có thể yêu cầu trẻ đọc tên màu nếu trẻ có ngôn ngữ và nhận biết được các màu sắc.
  • CV lấy mẫu đất nặn cho trẻ (đỏ – vàng).
  • CV trộn màu làm mẫu (đỏ + vàng = cam).
  • CV lấy màu cho trẻ thực hành việc trộn màu.
  • Tiếp tục cho đến hết màu trên bảng mẫu.

2.18. Tư vấn gia đình các kỹ năng, phương pháp trong việc luyện tập cầm bút/ tô/ vẽ màu cho trẻ tại nhà

  • CV định hướng các mục tiêu cơ bản nhất để hướng dẫn cho gia đình (VD: Trẻ chưa tiếp xúc với bộ môn vẽ, nhận thức về màu sắc chưa có nhiều, kỹ năng vận động tinh chưa tốt).
  • Hướng dẫn trẻ cầm bút bằng 3 ngón. Đối với những trẻ còn nhỏ, tay yếu chỉ cần hướng dẫn trẻ cầm nắm được bút theo đúng chiều và biết vẽ nguệch ngoạc.
  • CV Hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ nhận biết màu kết hợp cùng tô màu: Sau khi trẻ biết cách cầm bút, phụ huynh sẽ hướng dẫn trẻ tập tô màu trong khung hình, với các yêu cầu từ thấp đến cao:
    • Biết tô vào khung hình.
    • Tô từng màu vào từng khung hình.
    • Tô kín khung hình.
    • Hạn chế việc tô chờm ra ngoài khung hình.
    • Thời gian tối thiểu và tối đa khi tô 1 khung hình.
    • Số lượng khung hình cần hoàn thành trong khoảng thời gian nhất định.
  • CV hướng dẫn phụ huynh biết cách dạy trẻ vẽ và nhận biết các nét cơ bản: Ngang, xiên, thẳng, cong, zíc zắc, lượn sóng.
  • CV hướng dẫn phụ huynh biết cách dạy trẻ vẽ các hình khối từ các nét cơ bản. CV hướng dẫn phụ huynh cách phối màu cơ bản để dạy trẻ.

2.19. Quy trình hướng dẫn trẻ kỹ thuật nặn 3D chủ đề cây cối, hoa lá

  • CV cho trẻ quan sát bức tranh mẫu có sẵn hoặc vật mẫu.
  • CV hướng dẫn trẻ nặn cây cối:
    • Chuẩn bị đất màu: nâu, xanh lá.
    • CV hướng dẫn trẻ lăn dài đất màu nâu.
    • CV hướng dẫn trẻ xé nhỏ đất màu xanh, sau đó lăn tròn và nhấn bẹp
    • CV hướng dẫn trẻ ghép từng viên đất nhỏ màu xanh lên phần đất màu nâu đã được lăn dài. Tạo dáng thành hình cái cây.
  • CV hướng dẫn trẻ nặn hoa lá:
    • Chuẩn bị đất màu sắc tùy thích, và màu xanh lá cây.
    • CV hướng dẫn trẻ lăn đất màu xanh thành hình giọt nước, sau đó nhấn bẹp. Lấy bút vẽ gân lá lên đền hoàn thành chiếc lá.
    • CV Hướng dẫn trẻ lăn tròn từng màu sắc, sau đó nhấn bẹp và ghép lại với nhau thành hình bông hoa.

2.20. Quy trình hướng dẫn trẻ bài tập nối tranh theo số thứ tự

  • CV cho trẻ quan sát bức tranh nối số
  • CV hướng dẫn trẻ đọc đếm số theo thứ tự từ 1 đến 10 có sẵn trong tranh. (Số đếm tuỳ thuộc vào số thứ tự có trong tranh)
  • CV nối mẫu một số điểm từ 1 đến 3
  • Những số thứ tự còn lại trẻ sẽ tự thực hiện (hoặc giáo viên cầm tay trợ giúp) dưới sự giám sát và hướng dẫn của CV.

2.21. Quy trình điều hoà cảm xúc cho trẻ qua hoạt động vẽ theo nhạc

  • CV cho trẻ khởi động qua các trò chơi vận động 2-3 phút trên nền nhạc.
  • CV tắt nhạc và thông báo bài tập của buổi học.
  • CV bật nhạc và cho trẻ quan sát cách vẽ theo nền nhạc là như thế nào? Tuỳ vào tốc độ nhanh chậm của nền nhạc, CV sẽ điều chỉ tốc độ di chuyển của bút, và nét bút. CV nhún nhảy khi vẽ. Không vẽ hình ảnh cụ thể chỉ cần vẽ ra các nét và thể hiện tốc độ và cảm xúc khi cảm nhận về phần âm nhạc để kết hợp với nét vẽ, màu sắc sử dụng mà thôi.
  • CV hướng dẫn cho trẻ cảm nhận lắc lư theo tiếng của âm nhạc
  • Sau khi cảm nhận âm nhạc, CV đưa bút cho trẻ và hướng dẫn cho trẻ từng bước một: kết hợp đồng thời tay mắt, cùng sự cảm nhận cơ thể chuyển động theo nhịp điệu của tiếng nhạc. Cho đến khi cảm xúc của trẻ cảm thấy được an toàn.

2.22. Quy trình dạy trẻ nhận thức tốc độ bút vẽ nhanh – chậm

Dạy nhận thức tốc độ di bút nhanh chậm:

  • B1: CV cầm tay trẻ, hướng dẫn trẻ di chuyển bút theo đường thẳng có chấm sẵn, với tốc độ di chuyển chậm, và nói cho trẻ nghe “con di bút chậm nhé”. Với 1 đoạn thẳng 10cm thì tốc độ di bút là 8-10 giây. Bài dạy kết hợp với hiệu lệnh “bắt đầu” và “dừng”
  • B2: CV cầm tay trẻ, hướng dẫn trẻ di chuyển bút theo đường thẳng có chấm sẵn, với tốc độ nhanh, và nói với trẻ “ di bút nhanh “. Với 1 đoạn thẳng 10cm thì tốc độ di bút là 2-3 giây Bài dạy kết hợp với hiệu lệnh “bắt đầu” và “dừng

2.23. Quy trình nhận thức phân loại hình kích cỡ to -nhỏ khi tham gia chơi Playcorn

Phân loại kích cỡ:

  • CV lấy 2 viên xốp to nhỏ rồi chỉ phân biệt cho trẻ biết đâu là viên to và viên nhỏ. Tiếp đến lần lượt cho viên xốp to nhỏ và đúng giỏ được xếp sẵn.
  • CV hướng dẫn chỉ tay cho trẻ hướng dẫn trẻ phân biệt to nhỏ.
  • CV giúp trẻ phân loại viên xốp to và nhỏ vào đúng ô có viên xốp đặt mẫu.

2.24. Hướng dẫn trẻ kỹ thuật nặn 3D chủ đề con vật

  • CV cho trẻ quan sát bức tranh mẫu có sẵn hoặc vật mẫu.
  • CV hướng dẫn trẻ các bước nặn: (con thỏ).
    • Chuẩn bị đất màu: tùy theo màu của con vật.
    • CV hướng dẫn trẻ nặn phần đầu hình tròn.
    • CV hướng dẫn trẻ nặn 1 hình giọt nước to làm thân.
    • CV hướng dẫn trẻ ghép đầu và thân lại với nhau.
    • CV hướng dẫn trẻ nặn 5 hình tròn nhỏ làm tay và chân, đuôi gắn vào phần thân.
    • CV Hướng dẫn trẻ lăn hình giọt nước dài làm tai, gắn lên phần đầu.
    • CV Hướng dẫn trẻ gắn các chi tiết nhỏ làm: mắt, mũi, miệng để hoàn thành sản phẩm.

2.25. Quy trình kỹ thuật làm tranh 2.5D bằng đất nặn theo chủ đề

  • CV vẽ cho trẻ 1 bức tranh theo chủ đề lên bìa formex, hoặc hướng dẫn trẻ vẽ 1 bức tranh lên formex.
  • CV hướng dẫn trẻ sử dụng đất nặn khi làm tranh:
    • CV chỉ vào bộ phận (hình ảnh) đầu tiên cần làm và yêu cầu trẻ chọn màu.
    • CV Hướng dẫn trẻ gắn đất vào vị trí đầu tiên và miết kín đất vào trong khung hình.
    • Các hình còn lại được làm tương tự như hình đầu tiên cho đến khi hoàn thiện sản phẩm.

2.26. Quy trình hướng dẫn trẻ tô tranh theo số bằng sơn Acrylic trên toan vải

  • CV cho trẻ quan sát toan vải có in sẵn số.
  • CV tìm số và màu tương ứng, vẽ mẫu cho trẻ quan sát.
  • Trẻ được CV cầm tay hướng dẫn cách lấy màu, rửa bút, và tô tranh.
  • CV sẽ dừng việc cầm tay hướng dẫn khi trẻ hiểu và tự làm được hoạt động tìm màu tương ứng với số được in trên tranh. Và tô cẩn thận trong khung hình.

2.27. Hoạt động vẽ lại các bước nặn 1 nhân vật hoặc con vật bất kì

  • CV cho trẻ quan sát bức tranh mẫu có sẵn hoặc vật mẫu.
  • CV hướng dẫn một số bước đầu tiên.
  • CV yêu cầu trẻ quan sát tranh (vật mẫu) và tiếp tục vẽ chép lại các bước tiếp theo.
  • Trẻ hoàn thành bài tập dưới sự giám sát và hướng dẫn của CV.

2.28. Hoạt động hướng dẫn lên ý tưởng và vẽ phác thảo cho ý tưởng đó

  • CV hướng dẫn trẻ lên ý tưởng thông qua các hoạt động: xem clip, tranh ảnh, truyện..v.v về chủ đề đã chọn.
  • CV gợi mở cho trẻ đưa ra lựa chọn về nhân vật ấn tượng, yêu thích, hình ảnh yêu thích..v.v
  • CV hướng dẫn trẻ chọn ra những hình ảnh và nhân vật yêu thích đó.
  • CV hướng dẫn trẻ vẽ lại từng hình ảnh, nhân vật mà trẻ ấn tượng hoặc yêu thích thông qua các bước:
    • Vẽ chép lại hình ảnh được lựa chọn bằng các hình khối cơ bản.
    • Trợ giúp vẽ khi trẻ gặp khó khăn.
    • Đặt câu hỏi gợi mở cho vấn đề liên kết hình ảnh, nhân vật.

2.29. Hoạt động vẽ tranh theo chủ đề

  • CV hướng dẫn trẻ chọn chủ đề theo tháng, theo sở thích hoặc theo yêu cầu của CV (ví dụ: chủ đề thành phố).
  • CV đặt câu hỏi gợi mở cho trẻ tự đưa ra câu trả lời, về các hình ảnh liên quan đến thành phố: nhà cao tầng, xe cộ đông đúc, đèn đỏ giao thông, cầu vượt,..v.v
  • CV hướng dẫn trẻ vẽ riêng từng hình ảnh.
  • CV sau khi vẽ xong các hình ảnh liên quan đến chủ đề.
  • CV hướng dẫn sắp xếp các hình ảnh theo thứ tự từ trước đến sau. Và lựa chọn hình ảnh chính và hình ảnh phụ trong tranh.
  • CV hướng dẫn trẻ lựa chọn xong hình ảnh, CV sẽ hướng dẫn trẻ vẽ hoàn thiện tranh.

2.30. Hướng dẫn trẻ kỹ thuật tạo hình 3D phức tạp từ xốp ghép Playcorn

  • CV cho trẻ quan sát con vật mẫu.
  • CV hướng dẫn cho trẻ cách quan sát và phân tích cách làm con vật mẫu:
    • Đọc màu sắc có trên con vật.
    • Đếm số lượng viên xốp có cùng màu sắc.
    • Đọc các bộ phận của con vật.
    • Xác định kích thước và vị trí của từng bộ phận.
    • Xác định thứ tự làm các bộ phận.
  • Sau khi xác định được các yếu tố CV hướng dẫn trẻ lần lượt làm các bộ phận của con vật.
  • CV yêu cầu trẻ tìm màu sắc cần lấy, nhặt đủ số lượng màu cần dùng.
  • Sử dụng dao để cắt tỉa các viên xốp nếu cần.
  • CV hướng dẫn trẻ gắn các viên xốp để tạo hình ra các bộ phận của nhân vật.
  • Sau khi trẻ hoàn thành xong các bộ phận, CV đặt những câu hỏi gợi mở để hướng dẫn trẻ gắn đúng vị trí của từng bộ phận con vật.

2.31. Hướng dẫn trẻ quan sát, so sánh, đánh giá và hình thành mô hình 3D từ mẫu phác thảo

  • CV hướng dẫn trẻ quan sát, so sánh và đánh giá phác thảo:
    • Quan sát: CV hướng dẫn trẻ quan sát hình ảnh trong tranh: hình ảnh chính, phụ, màu sắc nhân vật và đồ vật, khung cảnh, tạo hình.
    • So sánh: CV hướng dẫn trẻ so sánh các hình ảnh chính phụ, to nhỏ, xa gần, màu sắc tương phản có trong phác thảo.
    • Đánh giá: CV giúp trẻ đánh giá khả năng hoàn thành tác phẩm hết bao nhiêu thời gian, cần những dụng cụ, chất liệu gì? Khả năng tự hoàn thành của trẻ chiếm bao nhiêu %.
  • Sau khi quan sát, so sánh và đánh giá CV sẽ hướng dẫn từng bước hình thành tác phẩm và cách sử dụng các chất liệu cho từng bước:
    • B1: Làm nền: mặt đất (sàn).
    • B2: Khung cảnh (cảnh vật xung quanh).
    • B3: Tạo hình nhân vật.
    • B4: Quan sát lại giữa sản phẩm và phác thảo, xem xét có những gì thiếu sót hoặc chênh lệch để chỉnh sửa.

Chữ viết tắt:

  • CV: Chuyên viên.
  • ADHD: Attention-deficit hyperactivity disorder.

Tài liệu tham khảo:

  • Từng bước nhỏ một.
  • Mỹ thuật cơ bản.
  • Nghệ thuật tạo hình.
  • Giáo dục mầm non cho trẻ tự kỷ.
  • Những trò chơi can thiệp sớm Barbara Sher.

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của VinmecDr. Việc sao chép, sử dụng phải được VinmecDr chấp thuận trước bằng văn bản.
Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. VinmecDr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. VinmecDr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.
Đường link liên kết VinmecDr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc VinmecDr được liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.

facebook
19

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Bài viết cùng chuyên gia