MỚI

Hướng dẫn điều trị viêm gan C mạn tính theo Bộ Y tế

Ngày xuất bản: 14/04/2023

Viêm gan virus C (HCV) là một bệnh lý gan cấp tính hoặc mạn tính. Bệnh viêm gan C có thể gây tổn thương gan và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, chỉ định điều trị viêm gan virus C là rất quan trọng để giảm thiểu tổn thương của gan và ngăn ngừa các biến chứng.

 

Chỉ định điều trị viêm gan C tùy theo từng nhóm đối tượng
Chỉ định điều trị viêm gan C tùy theo từng nhóm đối tượng


Chỉ định điều trị viêm gan C tùy theo từng nhóm đối tượng
1. Mục tiêu điều trị

– Loại trừ HCV ra khỏi cơ thể người bệnh (đạt được đáp ứng virus bền vững: tải lượng HCV RNA dưới ngưỡng phát hiện (< 15 IU/ml) ở tuần thứ 12 sau khi kết thúc điều trị, gọi là SVR 12.

– Phòng ngừa các biến chứng về gan và các bệnh ngoài gan liên quan đến HCV bao gồm viêm gan tiến triển, xơ hóa gan, xơ gan, HCC, biểu hiện ngoài gan nặng và tử vong.

– Dự phòng lây nhiễm HCV trong cộng đồng.

2. Chỉ định

Người bệnh được chẩn đoán viêm gan virus C mạn tính.

3. Chống chỉ định

3.1. Đối với phác đồ có các thuốc kháng vi rút trực tiếp (Direct Acting Antivirals: DAA)

– Trẻ < 3 tuổi

– Phụ nữ có thai

– Không sử dụng các DAA cùng với thuốc có tương tác gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị hoặc gây các biến cố không mong muốn, tăng tác dụng phụ của thuốc

3.2. Đối với phác đồ có ribavirin (RBV)

– Quá mẫn cảm với RBV

– Thiếu máu nặng (hemoglobin <8,5 g/dL)

– Bệnh về huyết sắc tố (bệnh hồng cầu hình liềm hoặc thalassemia)

– Phụ nữ có thai hoặc không muốn dùng các biện pháp tránh thai, phụ nữ đang cho con bú, nam giới có bạn tình đang mang thai

4. Nguyên tắc điều trị

– Người bệnh được chẩn đoán viêm gan virus C cần điều trị sớm, đặc biệt các trường hợp xơ hóa gan ≥ F2, người bệnh viêm gan virus C có biểu hiện ngoài gan, người bệnh đồng nhiễm HIV/HCV, người bệnh nghiện chích ma túy, phụ nữ độ tuổi sinh đẻ mong muốn có thai,…

– Lựa chọn phác đồ có các thuốc DAA. Tại các cơ sở y tế không làm được xét nghiệm kiểu gen nên sử dụng phác đồ có hiệu quả điều trị với tất cả các kiểu gen

– Dựa vào tình trạng xơ gan, các chống chỉ định, tương tác thuốc và bệnh đi kèm để lựa chọn các phác đồ (xem mục 3.2.5).

– Các phác đồ sử dụng thuốc DAA thế hệ mới, chưa đề cập trong hướng dẫn này, có thể được xem xét, bổ sung dựa theo các hướng dẫn chuyên môn của Tổ chức Y tế thế giới và các Hiệp hội Gan mật Châu Á Thái Bình Dương, Châu Âu, Châu Mỹ và theo các quy định liên quan đến sử dụng thuốc tại Việt Nam.

– Các trường hợp xơ gan mất bù cần được điều trị tại các cơ sở chuyên khoa tuyến tỉnh hoặc trung ương.

5. Chuẩn bị điều trị viêm gan C

5.1. Đánh giá mức độ nặng của bệnh gan

– Đánh giá tình trạng xơ hóa gan dựa vào các phương pháp không xâm lấn. Chẩn đoán xơ gan (F4) khi APRI ≥ 2 hoặc FibroScan ≥ 12.5 kPa…(Phụ lục 1). Sinh thiết gan khi cần thiết.

– Đánh giá xơ gan còn bù, mất bù dựa vào phân loại Child-Pugh: Child-Pugh A là xơ gan còn bù, Child-Pugh B, C là xơ gan mất bù.

5.2. Đánh giá bệnh lý đi kèm của bệnh viêm gan C

Người bệnh viêm gan virus C cần được đánh giá các bệnh lý đi kèm như:

– Đánh giá chức năng thận và mức lọc cầu thận

– Đánh giá tình trạng đồng nhiễm vi rút viêm gan B, HIV

– Đánh giá các bệnh tim mạch (rối loạn nhịp tim), rối loạn chuyển hóa (đái tháo đường, rối loạn lipid máu, …)

– Đánh giá tình trạng nghiện rượu

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn điều trị ung thư dạ dày theo Bộ Y tế

5.3. Đánh giá tương tác thuốc

Đánh giá khả năng tương tác thuốc với các thuốc đang sử dụng như thuốc kháng HIV (antiretrovirals: ARV), thuốc chống lao, thuốc chống co giật, thuốc điều trị rối loạn nhịp tim, thuốc ức chế bơm proton…(Phụ lục 5)

5.4. Các xét nghiệm viêm gan C

– Các xét nghiệm khi bắt đầu điều trị và theo dõi điều trị viêm gan virus C (Phụ lục 2).

– Xét nghiệm kiểu gen HCV khi sử dụng các phác đồ không điều trị được tất cả các kiểu gen và/hoặc đối với người bệnh đã từng thất bại điều trị viêm gan virus C. Những cơ sở làm được xét nghiệm kiểu gen HCV thì có thể thực hiện trước khi điều trị.

– Đối với phụ nữ trong tuổi sinh đẻ hoặc nghi ngờ có thai cần xét nghiệm thử thai.

– Các xét nghiệm khác theo chỉ định lâm sàng.

5.5. Tư vấn trước điều trị viêm gan C

– Phác đồ điều trị, hiệu quả của điều trị, tác dụng phụ, khả năng tái nhiễm HCV

– Nguy cơ HCC đặc biệt đối với người bệnh có độ xơ hóa gan ≥ F3

– Khả năng tương tác thuốc DAA với các thuốc khác và yêu cầu người bệnh phải thông báo cho thầy thuốc các loại thuốc khác được kê đơn trước và trong khi điều trị viêm gan virus C bao gồm cả thực phẩm chức năng

– Tuân thủ điều trị

– Tránh đồ uống có cồn (rượu, bia…)

– Tư vấn dự phòng tái nhiễm và dự phòng lây nhiễm HCV

– Tư vấn sử dụng biện pháp tránh thai trong quá trình điều trị thuốc DAA đối với cả người bệnh và bạn tình. Trong trường hợp sử dụng ribavirin tiếp tục sử dụng các biện pháp tránh thai cho đến 6 tháng sau khi kết thúc điều trị

Tóm lại, chỉ định điều trị viêm gan virus C là rất quan trọng để giảm thiểu tổn thương của gan và ngăn ngừa các biến chứng. Việc điều trị đúng cách và đầy đủ sẽ giúp bệnh nhân giữ được chức năng gan và tăng chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, việc điều trị cũng giúp giảm nguy cơ lây nhiễm virus HCV từ bệnh nhân sang người khác, góp phần giảm thiểu tổn thất cho cộng đồng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.  https://youtu.be/sJAOMNkNpz8

Nguồn tham khảo: Bộ Y tế

facebook
38

Bài viết liên quan

Thuốc liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia