Hình thái học của răng và ứng dụng trong Chỉnh nha
Đặc điểm hình thái học của bộ răng, từ những răng đơn lẻ đến toàn bộ cung răng trong tương quan nội hàm và liên hàm, liên quan mật thiết với điều trị chỉnh nha. Những đặc điểm hình thái bộ răng từ đặc điểm hình dạng răng, sự sắp xếp răng trong cung răng, sự ăn khớp bình thường của bộ răng đến thẩm mỹ bộ răng đều là những tham chiếu quan trọng trong điều trị chỉnh nha. Cùng tìm hiểu.
1. Tổng quan về hình thái học bộ răng
Nội dung bài viết
Đặc điểm hình thái học của bộ răng, từ những răng đơn lẻ đến toàn bộ cung răng trong tương quan nội hàm và liên hàm, liên quan mật thiết với điều trị chỉnh nha. Những đặc điểm hình thái bộ răng từ đặc điểm hình dạng răng, sự sắp xếp răng trong cung răng, sự ăn khớp bình thường của bộ răng đến thẩm mỹ bộ răng đều là những tham chiếu quan trọng trong điều trị chỉnh nha.
Hiểu rõ đặc điểm hình thái bình thường của bộ răng sẽ giúp bác sĩ chỉnh nha hiểu được những lệch lạc bất thường để có thể lập kế hoạch điều trị chỉnh nha, với những giải pháp thích hợp trong từng tình huống lâm sàng.
2. Đặc điểm hình dạng liên quan
2.1. Đặc điểm hình dạng răng
Hình dạng răng, đặc biệt là hình dạng răng trước hàm trên ảnh hưởng khá lớn đến thẩm mỹ bệnh nhân. Với từng loại hình dạng, cần có những biện pháp chỉnh nha phù hợp nhằm đạt kết quả tối ưu.
Hình dạng răng cửa
- Các răng cửa có 3 loại hình dạng khác nhau: hình chữ nhật, hình tam giác hay hình quả trứng (Hình 1).
- Răng cửa dạng tam giác (Hình 1A): Răng cửa dạng tam giác hay còn gọi dạng thuôn (taper). Răng dạng này dễ để lại tam giác đen giữa hai răng sau chỉnh nha, gây mất thẩm mỹ. Để tránh những tam giác đen này, khi gắn mắc cài cần thay đổi góc độ giữa trục mắc cài và trục dọc, nhằm làm cho
- Răng cửa hình chữ nhật (Hình 1B): Đây là hình dạng mang lại kết quả thẩm mỹ cao nhất trong chỉnh nha, hay còn gọi là dạng đẹp (well-formed). Với các răng cửa hình chữ nhật, việc gắn mắc cài không cần phải chú ý gì đặc biệt.
- Răng cửa hình quả trứng (Hình 1C): Răng hình dạng này còn gọi là dạng thùng dầu (barrel). Cũng như răng tam giác, răng quả trứng để lại khoảng hở bờ cắn, gây mất thẩm mỹ. Trường hợp này dù không gây mất thẩm mỹ nhiều như răng tam giác, nhưng lại khó giải quyết hơn. Việc mài kẽ để cải thiện tình trạng thẩm mỹ thực sự rất khó kiểm soát. Vì vậy, những trường hợp răng quả trứng có thể phải chấp nhận tình trạng kém thẩm mỹ phần nào do đặc điểm hình dạng răng gây ra.
Hình dạng răng cửa bên
- Hình dạng răng cửa bên không có nhiều biến thể như răng cửa giữa, tuy nhiên răng cửa bên có thể gặp tình trạng dị dạng hình trụ thuôn hay nhọn
- Những răng cửa bên dị dạng gây mất sự tương xứng về kích thước giữa các răng trước hàm trên và hàm dưới, dẫn đến mất tương quan hạng I răng nanh. Những răng này cần tái tạo hình dạng bằng phục hồi trước khi tiến hành chỉnh nha. Đầu tiên, có thể sử dụng phục hình tạm, sau khi hoàn tất điều trị chỉnh nha mới thay bằng phục hình chính thức. các chân răng gần song song với nhau, hoặc phải mài kẽ răng (stripping) mới đạt được yêu cầu.
Hình dạng răng nanh
- Răng nanh có hai đặc điểm cần lưu ý trong chỉnh nha là hình dạng múi và độ cong mặt ngoài răng nanh.
- Hình dạng múi có thể quá nhọn hoặc quá phẳng (Hình 3). Những trường hợp quá nhọn cần phải mài chỉnh bớt khi gắn mắc cài hoặc khi gắn mắc cài phải tăng khoảng cách giữa tâm mắc cải với bờ cắn để đảm bảo mắc cải nằm ở ngay giữa thân răng. Trường hợp múi rãnh nanh mòn quá thì giảm bớt khoảng cách giữa tâm mắc cài với bờ cắn.
- Về độ cong mặt ngoài răng nanh, đôi khi mặt ngoài quá gồ (Hình 4), sẽ dễ bong mắc cài do lượng thuốc giữa để mắc cài và bề mặt răng không đều. Trường hợp này, cần phải mài chỉnh bớt phần gồ mặt ngoài. Để đánh giá độ gồ này, nên sử dụng mẫu hàm và nhìn theo hướng vuông góc mặt nhai sẽ dễ phát hiện độ gổ của răng nanh. Sau đó, có thể kiểm tra lại bằng cách đặt mắc cài lên mặt ngoài răng nanh và đánh giá độ gập ghềnh của mắc cài trên bề mặt.
1.2. Đặc điểm kích thước răng
Về đặc điểm kích thước răng trong chỉnh nha, các nhà nghiên cứu và lâm sàng quan tâm đến tình trạng bất cân đối về kích thước các răng đối nhau trong cùng cung răng hoặc bất hài hòa kích thước giữa hai cung răng. Khi có tình trạng bất hải hòa kích thước, sẽ không đạt được lồng múi hoàn hảo.
Trong trường hợp bình thường, tương quan kích thước giữa các răng hai hàm được Tonn (1937) nghiên cứu cho thấy tỷ lệ kích thước ngang các răng cùng tên tương ứng giữa hai hàm như sau:
- Răng cửa dưới/răng cửa trên: 74%.
- Răng nanh dưới/răng nanh trên: 87%.
- Răng cối nhỏ trên/răng cối nhỏ dưới: 96%.
- Răng cối lớn trên/răng cối lớn dưới: 92%.
- Tổng chiều dài cung răng dưới/tổng chiều dài cung răng trên: 93%.
Nghiên cứu tình trạng bất hài hòa giữa các răng trên cùng cung hàm, Ballard (1944) nhận thấy đến 90% trường hợp có khác biệt về kích thước răng giữa hai phần hàm trên cùng cung răng ở mức độ dưới 0,25 mm. Sự khác biệt này có thể ghi nhận khi đo kích thước rằng trên mẫu hàm bằng các phần mềm chỉnh nha.
Đến năm 1962, Bolton nghiên cứu chi tiết hơn về tương quan tỉ lệ kích thước giữa các răng hàm trên và răng hàm dưới, gọi là phân tích Bolton. Phân tích Bolton giúp giải thích được tương quan răng nanh và tương quan lồng múi răng cối trong điều trị chỉnh nha cũng như giải thích những biểu hiện của mất cân bằng tương quan kích thước này. Phân tích Bolton gồm phân tích cho 6 răng trước và cho 12 răng gọi là Bolton 6 và Bolton 12
Tương quan kích thước trong phân tích Bolton cho các kết quả sau:
- Khi Bolton 6 và 12 đồng nhất, sau điều trị chỉnh nha, có thể sắp xếp các răng vào tương quan hạng I răng nanh lẫn răng cối.
- Khi Bolton 6 đồng nhất, nhưng Bolton 12 không tương đồng, chỉ có thể đạt
tương quan hạng I răng nanh. - Khi Bolton 6 không tương đồng nhưng Bolton 12 tương đồng, sẽ đạt được tương quan hạng I răng cối, nhưng không đạt được hạng I răng nanh.
- Khi cả Bolton 6 và Bolton 12 không tương đồng, sẽ không đạt được tương quan hạng I răng nanh và răng cối.
Để đạt tương quan hạng I răng nanh và răng cối, có thể phải mài kẽ răng hoặc thay đổi độ nghiêng ngoài trong của răng.
Trong tương quan kích thước Bolton 6, khi tổng kích thước răng trên tăng 0.5mm, răng dưới sẽ tăng 0.4 mm, trừ những trường hợp ngoại lệ, răng dưới chỉ tăng 0.3 mm như liệt kê trong bảng phân tích Bolton (Bảng 1).
Bảng 1: Tương quan kích thước 2 hàm trong phân tích Bolton.
Trong tương quan kích thước Bolton 12, khi tổng kích thước răng trên tăng 1mm, răng dưới sẽ tăng 0.9 mm, những trường hợp ngoại lệ, răng dưới tăng 1mm hoặc 0.8 mm có liệt kê trong bảng phân tích Bolton (Bảng 1).
Phân tích Bolton còn có ứng dụng trong việc chọn kích thước loop sử dụng kéo lùi răng cửa hàm trên và hàm dưới (Hình 6).
Khi lựa chọn khoảng cách loop, tính kích thước 6 răng trước, sau đó trừ đi kích thước 2 răng nanh sẽ có kích thước loop tương ứng. Thông thưởng kích thước 2 răng nanh khoảng 16 mm. Trong các phần mềm chỉnh nha, đều có phân tích Bolton giúp giảm thiểu việc đo đạc cung răng trên mẫu.
Nguồn: Sách Chỉnh nha lâm sàng – Từ nguyên lý đến kỹ thuật, NXB Y học Việt Nam
Tìm hiểu thêm: Sự thay đổi cách tiếp cận trong Chỉnh nha đương đại