Đại cương về gãy chỏm và cổ xương đùi
Gãy cổ xương đùi là loại gãy xương ở vị trí giữa chỏm xương đùi và khối mấu chuyển. Đây là loại gãy xương thường gặp, đặc biệt ở người già. Thông qua bài viết, chúng tôi trình bày đại cương về gãy chỏm và cổ xương đùi.
Nhóm Tác giả: GS. TS. Trần Trung Dũng, ThS. BSNT. Nguyễn Mộc Sơn
Ngày phát hành: 30/3/2022
1. Đại cương về gãy chỏm và cổ xương đùi
Nội dung bài viết
1.1. Định nghĩa
Đẩu trên xương đùi được chia thành bốn vùng: chỏm xương đùi, cổ xương đùi, vùng mấu chuyển, vùng dưới mấu chuyển.
Chỏm xương đùi: hình hai phẩn ba khối cẩu, là phẩn tận cùng phía trên của xương đùi, nơi được bao phủ bể mặt bằng lớp sụn khớp, tiếp xúc toàn bộ với diện khớp của ổ cối.
Cổ xương đùi: hình ống hơi dẹt trước sau, là vùng chuyển tiếp giữa chỏm xương đùi và khối mấu chuyển xương đùi, cổ xương đùi tạo với thân xương đùi tạo thành góc cổ thân làm khớp dễ vận động tuy nhiên đây cũng là điểm làm xương kém vững chắc hơn.
Gãy cổ hay gãy chỏm xương đùi phẩn lớn là gãy nội khớp, trong đó:
- Gãy dưới chỏm và gãỵ cổ chính danh: hoàn toàn nằm trong bao khớp.
- Gãy nển cổ xương đùi: một phần nằm ở trong và một phẩn nằm ở ngoài bao khớp.
Hình 4.1. Hình ảnh giải phẫu đầu trên xương đùi (Frank H. Netter – 2010)
1.2. Dịch tễ
Ở Mỹ, hàng năm có khoảng 250.000 ca bị tổn thương đẩu trên xương đùi, trong đó hơn 50% trong số đó là gãy cổ xương đùi. Con số này có thể tăng gấp đôi đến năm 2050
Tỉ lệ:
- Gãy cổ xương đùi hay gặp ở người lớn tuổi (>60 tuổi).
- Nữ giới nhiều hơn nam giới (80% ở nữ giới).
Nguyên nhân:
- Do chấn thương: chấn thương với lực rất mạnh vùng đùi háng ở người trẻ tuổi hoặc lực nhẹ ở người cao tuổi.
- Do loãng xương ở người già.
- Do cấu trúc giải phẫu: ở cổ xương’đùi có hai hệ xương: hệ vòm nằm ở phía ngoài và hệ quạt nằm ở phía trong, nơi có cung Adam, là điểm yếu của cổ xương đùi
Các yếu tố liên quan: giới tính (nữ), độ tuổi (cao tuổi), chủng tộc (người da trắng bị nhiều hơn), sức khỏe kém, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, tiền sử chấn thương vùng cổ xương đùi và hoocmon Estrogen thấp…
1.3. Giải phẫu ứng dụng
Sụn phát triển vùng cổ xương đùi chính thức kết thúc ở độ tuổi 16.
Góc cổ thân trung bình: 130 ± 7 độ.
Hình 4.2. Góc cổ thân xương đùi (S. Terry Canale – 2013).
Góc ngả trước cổ xương đùi: 10 ± 7 độ.
Hình 4.3. Góc ngả trước của cổ xương đùi.(S. Terry Canale – 2013).
- Góc ngả trước cổ xương đùi bình thường (15 độ), B. Góc ngả trước cổ xương đùi tăng (>45 độ)
- Cổ xương đùi không ngả trước (0 độ)
1.3.1. Cấu tạo xương đầu trên xương đùi
Cổ xương đùi có hai hệ xương: hệ vòm nằm ở phía ngoài và hệ quạt nằm ở phía trong, hướng đi phù hợp với lực nén. Bè quạt đi từ cung Adam tỏa lên chỏm xương đùi.
Hình 4.4. Cấu tạo bè xương đầu trên xương đùi ở người trẻ (A) và người già (B)
Bình thường khi đứng thẳng: mỗi bên háng chịu Vỉ trọng lực, khi bước đi chân trụ chịu 2,5 trọng lực và khi chạy thì chân chạm đất chịu lực tỳ gấp 5 lẩn trọng lực cơ thể.
1.3.2. Cấu trúc bao khớp
Bao khớp là một cấu trúc xơ khỏe bao bọc gần hết cổ xương đùi.
Phía trước bao khớp bám vào đường liên mấu chuyển, ở phía sau bám vào nửa ngoài của xương đùi do đó một phần nền cổ phía sau nằm ngoài khớp.
Khi gãy, cổ xương đùi nằm nội khớp không tạo nên được can xương ngoại vi, sự liền xương chỉ còn nhờ vào màng trong xương. Mặt khác hoạt dịch cũng không tham gia vào quá trình liền xương mà còn gây tiêu máu tụ là 1 thành phẩn của quá trình này.
1.3.3. Mạch máu và thần kinh nuôi

Hình 4.5. Giải phẫu cổ xương đùi (Frank H.Netter – 2010)
Mạch máu nuôi cổ xương đùi rất nghèo nàn, bởi ba nguổn:
- Động mạch dây chằng tròn: rất nhỏ, nuôi ’Á chỏm xương đùi, một số người không có, hoặc bị xơ vữa.
- Động mạch mũ: được chia ra từ động mạch đùi sâu, từ bao khớp tới nuôi chỏm.
- Động mạch từ thân xương đùi – nển cổ lên nuôi cho vùng khớp háng.
1.3.4. Chức năng của khớp háng
Khớp háng là khớp có nhiều cơ to, khoẻ (khối cơ khép, cơ đùi, cơ thắt lưng chậu…) đi qua vùng ổ cối, dây chằng tạo sự vận động của khớp háng được linh hoạt. Biên độ vận động khớp háng tính theo chiểu gấp duỗi, dạng khép, xoay trong xoay ngoài.
Hình 4.6. Biên độ vận động khớp háng
Vận động khớp háng với các biên độ như sau:
- Gấp/duỗi: 130°/0°/10°
- Dạng / khép: 5070°/30°
- Xoay trong / xoay ngoài: 5070745°
1.4. Cơ chế tổn thương
1.4.1. Cơ chế gãy chỏm xương đùi
Gãy chỏm xương đùi thường liên quan với trật khớp háng. Chủ yếu xảy ra sau tai nạn giao thông, đặc biệt là tai nạn xe máy, hay là tai nạn thể thao khác. Gãy chỏm xương đùi đơn thuẩn là rất hiếm gặp.
Theo thống kê, có khoảng từ 5-15% gãy chỏm xương đùi xuất hiện kèm với trật khớp háng. Tư thế của khớp háng trong chấn thương có thể ảnh hưởng tới tổn thương là trật khớp háng đơn thuần hay trật – gãy chỏm xương đùi. Letournel và cộng sự sử dụng các vector lực để giải thích rằng khớp háng càng gấp và khép nhiểu hơn khi lực thẳng tác động lên xương đùi, thì trật khớp háng đơn thuẩn thường xảy ra. Nếu khớp háng ít khép và xoay trong hơn thì trật khớp kèm gãy chỏm xương đùi dễ xuất hiện hơn.
Hình 4.7. Tư thế của khớp háng khi chịu lực (S. Terry Canale – 2013).
Vị trí của chỏm xương đùi cũng đóng một vai trò quan trọnq trong việc ảnh hưởng đến gãy chỏm được thể hiện bởi Upadhỵay và cộng sự, đã nghiên cứu góc ngả trước của xương đùi trên những bệnh nhân trật khớp háng đơn thuần và trật – gãy chỏm. Giảm góc ngả trước dẫn đến việc chỏm xương đùi ở một vị trí ra sau hơn như khi xoay trong dẫn đến trật đơn thuần. Khi góc ngả trước lớn hơn và ít xoay trong hơn sẽ dẫn đến trật kèm gãy chỏm.
Một tổn thương hiếm gặp là “gãỵ mỏi” của chỏm xương đùi. Khác với gãy sau chấn thương nặng thường đi kèm với trật khớp háng trong chấn thương nặng, tổn thương này thường xuất hiện trên những bệnh nhân loãng xương, hiếm gặp hơn ở những người khỏe mạnh vừa bắt đẩu một chương trình tập luyện mới.
1.4.2. Cơ chế gãy đổ xương
- Chấn thương năng lượng nhẹ: Hay gặp ở người già.
- Chấn thương trực tiếp: lực tác động trực tiếp vào cổ xương đùi.
- Chấn thương gián tiếp: lực tác động vào thân xương đùi, truyền lên cổ xương đùi, do quá sức chịu lực của cổ xương đùi dẫn đến gãy cổ xương đùi.
- Chấn thương năng lượng cao: gặp cả ở người trẻ tuổi hoặc lớn tuổi với lực tác động vào xương đùi cao như: tai nạn giao thông, tai nạn thể thao,….
- Chấn thương theo chu kỳ: diễn viên múa ba lê, vận động viên.
- Chấn thương bệnh lý: do trước đó bệnh nhân bị bệnh mãn tính như loãng xương, u nang cổ xương đùi,…
1.5. Sinh lý bệnh
Gãy chỏm – cổ xương đùi là một loại gãy xương lớn trong cơ thể, lại hay gặp ở người già, nằm lâu, khó liền, gây ra nhiều nguy hiểm cả về toàn thân, cũng như tại khớp.
1.5.1. Biến chứng toàn thân
Bệnh nhân có thể chết do các biến chứng nằm lâu của gãy chỏm-cổ xương đùi.
- Nhiễm khuẩn tiết niệu.
- Nhiễm khuẩn phổi.
- Loét do tì đè vùng cùng – cụt nhiễm khuẩn.
- Suy tim, cao huyết áp, các bệnh mạch máu tăng: viêm tắc động mạch, tĩnh mạch.
1.5.2. Biến chứng tại chỗ: chức năng chi (tàn phế).
Tiêu chỏm: càng gãy sát chỏm càng dễ bị hoại tử vì nguồn nuôi chỏm còn lại là động mạch dây chằng tròn (bình thường nuôi 1/4 chỏm và ở người già bị xơ vữa).
- Khớp giả: do mạch nuôi kém, do loãng xương.
- Thoái hóa khớp: cả chỏm xương đùi và cả ổ khớp méo mó, biến dạng.
- Can lệch cổ xương đùi: cổ xương đừi gục, góc cổ – thân < 90 độ, háng khép, chân ngắn.
- Vôi hóa quanh khớp
>>> Xem thêm: Hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị gãy chỏm và cổ xương đùi chi tiết nhất
Tài liệu tham khảo
- Kenneth J, Koval MD et al (2014). Handbook of Fractures, 5E, Lippincott Williams & Wilkins.
- Frank H. Netter (2010). Atlas Giải Phẫu Người. Nhà xuất bản Y Học, Hà Nội.
- S. Terry Canale et al (2013). Campbell’s Operative Orthopaedics, 4-Volume Set, 12e, Mosby.
- Morrey, Bernard F; Morrey, Matthew c (2008). Master Techniques in Orthopaedic Surgery Relevant Surgical Exposures, Lippincott Williams & Wilkins.
- Thomas p. Ruedi; William M. Murphy (2000). AO Principles Of Fracture Management, Thieme.
- S. Hoppenffeld, p. Deboer, R. Buckley (2008). Surgical Exposures In Orthopaedics: The Anatomic Approach , Lippincott Williams & Wilkins.
- Seyed Behrooz Mostofi (2006). Fracture classifications in Clinical Practice, Springer.
- S. Hoppenffeld et al (2009). Surgical Exposures In Orthopaedics: The Anatomic Approach , 4th, Lippincott Williams & Wilkins.
- Trịnh Văn Minh (2011), Giải phẫu người, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội
- Robert w. Bucholz et al(2006). Rockwood, Green and Wilkins’s Fractures, 6th, Lippincott Williams & Wilkins.
Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trong bài viết trích từ cuốn “Chẩn đoán và điều trị gãy xương, trật khớp chi dưới” thuộc quyền sở hữu của GS.TS. Trần Trung Dũng. Việc sao chép, sử dụng phải được GS.TS. Trần Trung Dũng chấp thuận bằng văn bản.
Bài viết liên quan
Thuốc liên quan
Bình luận0
Bài viết cùng chuyên gia
