Công trình nghiên cứu lâm sàng về protein sản sinh ra do thiếu hụt vitamin K ở bệnh nhân mắc viêm gan B mãn tính xuất bản trên tạp chí Biomedical reports, 2013; 1(1): 122-128.
Nhóm tác giả: Bui Xuan Truong 1, Yoshihiko Yano 2, Vu Tuong VAN 3, Yasushi Seo 4, Nguyen Hoai Nam 5, Nguyen Khanh Trach 5, Takako Utsumi 6, Takeshi Azuma 4, Yoshitake Hayashi 7
Đơn vị công tác
- Khoa Tiêu hóa; Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
- Khoa Tiêu hóa; Trung tâm bệnh truyền nhiễm, Trường Cao học Y khoa thuộc Đại học Kobe, Nhật Bản.
- Khoa Vi sinh;
- Khoa Tiêu hóa;
- Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, Việt Nam.
- Trung tâm các bệnh truyền nhiễm, Trường Cao học Y khoa Đại học Kobe, Kobe, Nhật Bản; Trung tâm hợp tác nghiên cứu Indonesia-Nhật Bản về các bệnh truyền nhiễm mới nổi và tái phát, Viện nghiên cứu y học nhiệt đới, Đại học Airlangga, Surabaya, Indonesia.
- Trung tâm bệnh truyền nhiễm, Trường Cao học Y khoa Đại học Kobe, Kobe, Nhật Bản.
PMID: 24648907 PMCID: PMC3956828 DOI: 10.3892/br.2012.4 Tổng quan Virus viêm gan B (Hepatitis B virus-HBV) là nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư biểu mô tế bào gan (Hepatocellular carcinoma-HCC). Mặc dù, α-fetoprotein (AFP) (protein huyết tương) được xem là chất chỉ điểm (marker) khối u phổ biến để chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan, mà không phải protein sản sinh ra do thiếu vitamin K hoặc chất đối kháng-II (PIVKA-II). Nghiên cứu này nhằm đánh giá vai trò của PIVKA-II trong chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan ở bệnh nhân Việt Nam nhiễm HBV. Nghiên cứu đã được tiến hành trên tổng cộng 166 bệnh nhân Việt Nam dương tính với HBV, trong số đó bao gồm 41 bệnh nhân HCC, 43 người xơ gan (Liver cirrhosis-LC), 26 người mắc viêm gan mãn tính (Chronic hepatitis-CH) và 56 bệnh nhân mang mầm bệnh không triệu chứng (Asymptomatic carriers-ASC). AFP được kiểm chứng bằng ELISA (phương pháp sinh hóa sử dụng trong miễn dịch học), trong khi PIVKA-II được phân tích bằng Eitest PIVKA-II. Mức giới hạn cho phép sử dụng của AFP và PIVKA-II lần lượt là 20 ng/ml và 40 mAU/ml. Mặc dù các chất chỉ điểm AFP (344 ± 356 ng/ml) và PIVKA-II (16.200 ± 25.386 mAU/ml) là cao nhất trong các nhóm HCC, chỉ có PIVKA-II trong HCC là cao hơn đáng kể so với các nhóm khác (P <0,001). Phân tích đơn biến chứng minh rằng nam giới, trên 50 tuổi, kiểu gen C, AFP và PIVKA-II dễ có nguy cơ mắc xơ gan và viêm gan mãn tính. Kết quả phân tích đặc điểm hoạt động của máy nhận tín hiệu (ROC) cho thấy PIVKA-II nhạy cảm hơn với HCC so với AFP. Hơn nữa, PIVKA-II có tương quan chặt chẽ với huyết khối tĩnh mạch cửa trong ung thư biểu mô tế bào gan, trái ngược với AFP. Kết quả phân tích đa biến chứng minh rằng PIVKA-II là yếu tố riêng biệt mạnh nhất khiến rủi ro người bệnh dễ mắc LC và HCC tăng lên. Kết luận từ nghiên cứu, PIVKA-II có khả năng là một chất chỉ điểm sinh học tốt hơn để chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan ở bệnh nhân Việt Nam dương tính với HBV lâu năm. Từ khóa: Việt Nam, vi-rút viêm gan B, ung thư biểu mô tế bào gan, PIVKA-II Được trích dẫn: Phân tích gộp và nghiên cứu kiểm định trong việc kết hợp des-gamma-carboxyprothrombin và alpha-fetoprotein để chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan. Tác giả: Chen H, Chen S, Li S, Chen Z, Zhu X, Dai M, Kong L, Lv X, Huang Z, Qin X. Oncotarget. 2017 Aug 7;8(52):90390-90401. doi: 10.18632/oncotarget.20153. eCollection 2017 Oct 27. PMID: 29163838