Chẩn đoán và điều trị bệnh Kawasaki
Bệnh Kawasaki (Kawasaki disease : KD) là bệnh lý viêm mạch máu hệ thống cấp tính, xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tổn thương chủ yếu trên các mạch máu có kích thước trung bình và nhỏ. Bệnh hay gây tổn thương động mạch vành (ĐMV), 20 – 25% trẻ bệnh không điều trị sẽ diễn tiến phình mạch vành. Với phương tiện điều trị bằng IVIG và Aspirin đã làm giảm tỉ lệ này còn <5%. Tuy nhiên vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mắc phải ở trẻ em Bắc Mỹ và ở Nhật Bản. Hơn nữa căn nguyên của bệnh vẫn còn chưa rõ ràng, đã cản trở sự xây dựng chiến lược tốt nhất cho chẩn đoán và điều trị bệnh.
1. Đặc điểm dịch tễ bệnh Kawasaki:
Nội dung bài viết
2. Sinh bệnh học
- Viêm mạch máu: Tổn thương mạch máu diễn tiến như sau:
- Tổn thương cơ tim:
- Tổn thương nội mạc: tế bào nội mô bị phù nề và thoái hóa nhân
3. Nguyên nhân bệnh Kawasaki
- Tác nhân nhiễm trùng: có thể là vi khuẩn ( Leptospira, Propionibacterium acnes, Streptococci, Staphylococci, Clamydia), Rickettsia, Virut (Retrovirus, Epstein- Barr virus, Parvovirus, Parainfluenza 2 hoặc 3, Coronavirus NL-63…) và Nấm.
- Tác nhân không nhiêm trùng : có một số giả thuyết khác đưa ra như thuốc trừ sâu , hoá chất, kim loaị năṇg hay phấn hoa
4. Lâm sàng
LÂM SÀNG | CẬN LÂM SÀNG |
Tiêu chuẩn kinh điển + Sốt ≥ 5N + ≥ 4 triệu chứng: Đỏ mắt, Thay đổi ở chi, Hồng ban đa dạng, Thay đổi ở môi và miệng, Hạch cổ lớn. + Loại trừ những bệnh tương tự Dấu hiệu lâm sàng khác: + Tim mạch: Suy tim ứ huyết, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim hoặc hở van, bất thường mạch vành. + Hệ cơ xương: Viêm khớp, đau khớp. + Ống tiêu hóa: Tiêu chảy, nôn ói, đau bụng, rối loạn chức năng gan, sưng túi mật (túi mật căng, nước) + Hô hấp: Thâm nhiễm hạt, mô kẽ, tràn dịch màng phổi. + Thần kinh trung ương: Kích thích, VMN vô trùng. + Sinh dục: Viêm niệu đạo, sưng tinh hoàn. + Khác: Đỏ da, sưng bong tróc tại vết tiêm BCG, viêm mắt (uveitis anterior), đỏ, bong da vùng bẹn. | Tăng N với BC non Tăng VS Tăng CRP Thiếu máu Bất thường lipid huyết thanh Giảm albumin máu Tăng BC sau tuần đầu Nước tiểu có protein / niệu, có BC / nước tiểu. Tăng transaminase máu Tăng tế bào / DNT Tăng BC/dịch khớp |

5. Chẩn đoán phân biệt bệnh Kawasaki
- Sốt tinh hồng nhiệt.
- Nhiễm trùng huyết tụ cầu.
- Hội chứng Stevens Johnson.
- Viêm khớp dạng thấp thể thiếu niên giai đoạn cấp.
- Bệnh phát ban khác: Adenovirus, Enterovirus, Sởi, EBV
6. Biến chứng
6.1 Tổn thương ĐMV
- Kích thước ĐMV > 3mm (< 5 tuổi) hoặc > 4mm (> 5 tuổi).
- Đường kính trong của 1 đoạn ĐMV > 1,5 lần đoạn kế cận
- Lòng ĐMV có bất thường rõ rệt.
- Nhẹ: 3 – 5mm.
- Trung bình: 5 – 7mm
- Nặng: ≥ 8mm
- Nhóm nguy cơ 1: không thay đổi ĐMV trên siêu âm trong suốt quá trình bệnh.
- Nhóm nguy cơ 2: dãn ĐMV thoáng qua trên siêu âm.
- Nhóm nguy cơ 3: Dãn nhẹ ĐMV nhẹ – trung bình.
- Nhóm nguy cơ 4: Dãn lớn một hoặc nhiều ĐMV hoặc dãn nhiều nơi từ nhẹ đến trung bình nhưng không bị tắc nghẽn.
- Nhóm nguy cơ 5: bị tắc ĐMV (chụp ĐMV)
6.2. Nhồi máu cơ tim
Thường xảy ra trong năm đầu tiên khi có dãn ĐMV nặng (D>8mm). Kích thước ĐMV càng lớn nguy cơ huyết khối càng nhiều. Nếu sống trên 5 năm thường dẫn đến hẹp ĐMV.
6.3. Tổn thương mạch máu ngoại biên
Một số bệnh nhân không điều trị bị dãn mạch máu hệ thống. Các động mạch thường bị là mạch thận, mạch máu quanh buồng trứng hoặc tinh hoàn, mạch mạc treo, tụy, hồi tràng, gan, lách, nách.
6.4. Biến chứng tim mạch khác
Suy tim, rối loạn chức năng van tim, rối loạn nhịp. Thường thấy trong giai đoạn cấp của bệnh.
6.5. Biến chứng khác
Rối loạn chức năng gan, viêm túi mật cấp, viêm khớp, tiêu chảy, đau bụng.
7. Tiên lượng
- Tiêu chuẩn ASAI tiên đoán nguy cơ tổn thương ĐMV
| 0 | 1 | 2 |
1. Giới | Nữ | Nam |
|
2. Tuổi | ≤ 1 | >1 |
|
3. Thời gian sốt (ngày) | < 14 | 14 – 15 | >15 |
4. Sốt tái phát | Không |
| Có |
5. Ban tái phát | Không |
| Có |
6. Bạch cầu/mm3 | < 26.000 | 26.000 – 30.000 | > 30.000 |
7. Hb ≤10g/dl | Không | Có |
|
8. VS giờ đầu (mm) | <60 | 60 – 100 | >100 |
9. VS/CRP tăng kéo dài | ≤ 1 tháng |
| >1 tháng |
10. Tim to | Không | Có |
|
11. Loạn nhịp | Không | Có |
|
12. Dấu hiệu thiếu máu cơ tim | Không |
| Có |
13. Viêm màng ngoài tim | Không | Có | Tràn dịch |
- Tiêu chuẩn Harada tiên đoán nguy cơ tổn thương ĐMV
- Bạch cầu > 12.000mm3
- Tiểu cầu < 350.000/mm3
- CRP tăng > +++
- HCT < 35%
- Albumin huyết thanh < 35g/dl
- Tuổi < 12 tháng
- Trẻ trai
8. Điều trị bệnh Kawasaki
- Aspirin 80 – 100mg/kg/ngày cho đến khi hết sốt.
- Gamma globulin: 2g/kg liều duy nhất. TTM trong 10 – 12 giờ.
- Aspirin 3 – 5mg/kg/ngày trong 6 tuần nếu không tổn thương mạch vành hoặc đến khi hết dãn mạch vành trên siêu âm.
9. Theo dõi
- Không dãn mạch vành: đếm tiểu cầu và siêu âm tim kiểm tra lúc 6 – 8 tuần, không cần theo dõi quá 8 tuần.
- Có dãn mạch vành: đếm tiểu cầu và siêu âm tim kiểm tra lúc 6 – 8 tuần và mỗi 6 tháng – 1 năm. Hướng dẫn hạn chế hoạt động thể lực nếu dãn mạch vành lớn hoặc nhiều nơi.
- Trẻ dùng Gamma globulin nên trì hoãn tiêm chủng các vaccine virus sống giảm độc lực như sởi, quai bị, rubella và thủy đậu trong thời gian 6 – 11 tháng tính từ khi dùng thuốc.
Đọc thêm: Sinh bệnh học và lâm sàng nhiễm trùng tiểu trẻ em.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bệnh viện Nhi Đồng 1, Bệnh Kawasaki, Phác đồ điều trị Nhi Khoa 2013, t592 -595.
- ĐHYD TP HCM, Bệnh Kawasaki, Nhi khoa chương trình đại học, t.118 – 130.
- Mary Beth F.Son, Kawasaki disease, Nelson textbook of Pediatrics, 19th E, 2011, p. 862 – 867.
- Mary Beth Son and Jane W. Newburger, Kawasaki disease, Rudolph’s Pediatrics, 22nd E, 2011, p.1855 – 1858
- Bệnh Kawasaki, BSCK2. Nguyễn Thị Kim Thoa