Biến chứng nghiêm trọng của kỹ thuật nâng xoang cửa sổ ngoài
Bài viết này nói về chủ yếu hai biến chứng nghiêm trọng của kỹ thuật nâng xoang cửa sổ ngoài, đó là “Thủng màng xoang Schneiderian” và “Vấn đề chảy máu dai dẳng sau phẫu thuật”. Một số biến chứng sau phẫu thuật chủ yếu của kỹ thuật cửa sổ ngoài tương đối ít gặp. Chúng gồm có nhiễm trùng vùng ghép, viêm xoang hàm sau phẫu thuật, đau, và hở vết thương cũng được đề cập. Nha sĩ nắm rõ các biến chứng để có kế hoạch đánh giá và tiên lượng hiệu quả trên bệnh nhân. Cùng tìm hiểu.
1. Biến chứng nghiêm trọng: Thủng màng xoang Schneiderian đối với kỹ thuật nâng xoang cửa sổ ngoài
Nội dung bài viết
Thủng màng xoang là biến chứng trong phẫu thuật thường gặp nhất của kỹ thuật nâng xoang hở, với tỷ lệ được báo cáo nằm trong khoảng từ 10 đến 56% (Hình dưới đây).
Thủng màng xoang Schneiderian là biến chứng trong phẫu thuật thường gặp nhất của kỹ thuật nâng xoang hở, với tỷ lệ được báo cáo nằm trong khoảng từ 10 đến 56%
Bằng chứng trong y văn cho thấy sự tạo xương giảm đáng kể (14.58%) khi màng bị thủng, so với những vị trí không bị thủng (33.58%).
- Thủng rất nhỏ (< 2mm) có thể không cần điều trị và có thể được giải quyết đơn giản bằng cách gấp màng hoặc tạo cục máu đông. Tuy nhiên, một số tác giả vẫn thích sử dụng màng tiêu collagen để sửa chữa lỗ thủng.
- Thủng lớn phải được giải quyết bằng những biện pháp cụ thể.
- Màng xoang bị thủng (lớn hơn hoặc bằng 2mm) có thể được che và sửa chữa bằng màng tiêu collagen.
- Kỹ thuật túi Loma Linda: màng tiêu lớn được sử dụng để phủ toàn bộ mặt trong của xoang hàm, và bờ của nó phải mở rộng bên ngoài cửa sổ xương. Màng tiêu được đặt lên mặt ngoài để bịt kín túi và bảo tệ tối ưu xương ghép hạt. Có thể sử dụng chốt để cố định màng tiêu trong trường hợp thủng do kỹ thuật cửa sổ ngoài.
- Thủng rất lớn: Tốt nhất nên dừng phẫu thuật và phẫu thuật trở lại sau 3-4 tháng để cho phép lành thương tại vị trí thủng.
2. Vấn đề chảy máu nhiều
3. Một số biến chứng khác
Những biến chứng sau phẫu thuật chủ yếu của kỹ thuật cửa sổ ngoài tương đối ít gặp. Chúng gồm có nhiễm trùng vùng ghép, viêm xoang hàm sau phẫu thuật, đau, và hở vết thương.
- Nhiễm trùng vùng ghép: Tỷ lệ trung bình được báo cáo trong một tổng quan hệ thống là 2.9%. Nguy cơ nhiễm trùng được ghi nhận thường xuyên hơn khi xảy ra thủng màng trong phẫu thuật. Nhiễm trùng vùng ghép thường được ghi nhận sau phẫu thuật 3-7 ngày. Nhiễm trùng vùng ghép là một tình huống nguy hiểm bởi vì nhiễm trùng có thể lây lan sang những vùng khác, chẳng hạn như ổ mắt hoặc thậm chí là não bộ. Biến chứng này được kiểm soát bằng liệu pháp kháng sinh. Testori và cộng sự đã đề nghị kết hợp Augmentin với metronidazol hoặc levofloxacin. Trong một số trường hợp, ngoài liệu pháp kháng sinh, có thể cần dẫn lưu, làm sạch vị trí phẫu thuật, hoặc lấy vật liệu ghép ra. Để phòng ngừa nhiễm trùng, kháng sinh phòng ngừa và sau phẫu thuật được khuyến cáo. Augmentin (amoxicillin/clavulanate) là thuốc được lựa chọn. Metronidazole kết hợp clarithromycin được khuyến cáo là thuốc thay thế ở những bệnh nhân dị ứng penicillin.
- Viêm xoang hàm sau phẫu thuật: Biến chứng này cũng được báo cáo với tỷ lệ 1%. Một nghiên cứu của Timmenga và cộng sự cho thấy viêm xoang sau phẫu thuật xảy ra ở những bệnh nhân lệch vách ngăn hoặc cuốn quá lớn. Viêm xoang nhẹ sẽ đáp ứng với chất thông mũi như oxymetazoline. Nếu nguyên nhân do viêm kết hợp nhiễm trùng, thì liệu pháp kháng sinh và kháng viêm có thể hiệu quả.
- Đau nhiều: Có thể tăng liều giảm đau. Ibuprofen 400-800 mg (3 lần/ngày hoặc nếu cần) hay acetaminophen có codein #3 (mỗi 6 giờ hoặc nếu cần) thường được kê cho bệnh nhân.
- Hở vết thương: Đây cũng là một biến chứng hiếm gặp (3%). Nó thường liên quan đến đường rạch nằm lệch trong quá nhiều, gây giảm cung cấp máu cho vạt.
- Implant đi vào xoang: Tỷ lệ được báo cáo trên lâm sàng là 4%. Thiếu độ ổn định khi đặt implant hoặc mất độ ổn định sơ khởi sớm được xem là các nguyên nhân chính. Một loạt ca tìm hiểu những nguyên nhân của biến chứng này cho thấy nó có thể là do lựa nhai quá mức hoặc vặn implant sớm, không nén chặt vật liệu ghép hoặc tiêu vật liệu ghép sớm, hoặc thậm chí liên quan đến thủng màng xoang. Thực tế, implant có thể bị hút vào trong xoang qua lỗ thủng do áp lực âm bên trong xoang.
>>> Xem thêm: Tải lực tức thì trên Implant – Tổng quan và góc nhìn
Nguồn tài liệu: Clinical Cases in Implant Dentistry, First Edition – Published 2017 by John Wiley & Sons, Inc.