MỚI

Các vấn đề tim mạch sau khi nhiễm và tiêm vắc-xin COVID-19: Các dữ liệu mới

Ngày xuất bản: 01/01/2023

Bài viết đưa ra các thông tin dựa trên 2 nguồn dữ liệu khác nhau (Dữ liệu của CDC và của một nghiên cứu quốc tế) về tỷ lệ mắc các biến chứng tim mạch, cụ thể là viêm cơ tim và viêm ngoại tâm mạc sau khi tiêm vắc-xin COVID-19 mRNA so với tỷ lệ này sau khi nhiễm COVID-19.

Lưu ý của người biên tập: Tìm hiểu thêm các tin tức và hướng dẫn mới nhất về COVID-19 tại Coronavirus Resource Center (Trung tâm thông tin về Corona vi-rút) của Medscape.

Các dữ liệu mới từ hai nguồn khác nhau về các biến chứng tim mạch liên quan đến COVID-19 đã cho thấy rằng các vấn đề nhìn chung ít gặp phải nhưng có nguy cơ cao với sau khi nhiễm vi-rút so với sau khi được tiêm vắc-xin.

Các thông tin mới từ Mạng lưới toàn quốc về nghiên cứu lâm sàng trên bệnh nhân (PCORnet – National Patient-Centered Clinical Research Network )của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật (CDC) và từ một nghiên cứu lâm sàng lớn có quy mô toàn cầu khác đã được đăng trên tạp chí Circulation vào ngày 11 tháng 4. 

Dữ liệu của CDC

Nghiên cứu của CDC đã phân tích các dữ liệu từ bệnh án điện tử của hơn 15 triệu người từ 5 tuổi trở lên từ 40 hệ thống y tế của Hoa Kỳ từ ngày 1 tháng 1 năm 2021 đến ngày 31 tháng 1 năm 2022.Theo báo cáo thì tỷ lệ mắc viêm cơ tim hoặc viêm ngoại tâm mạc sau khi tiêm vắc-xin COVID-19 mRNA là 0-35.9/100000 nam giới và 0-10.9/100000 nữ giới với các nhóm tuổi và loại vắc-xin sử dụng khác nhau.

Tỷ lệ mắc viêm cơ tim hoặc viêm ngoại tâm mạc sau khi nhiễm SARS-CoV-2 dao động trong khoảng 12.6-114/100000 nam giới và 5.4-61.7/100000 nữ giới với các nhóm tuổi khác nhau.

Theo báo cáo của CDC đưa ra, tỷ lệ gặp các biến chứng tim mạch sau khi nhiễm SARS-CoV-2 vẫn cao hơn từ 1.8 đến 5.6 lần kể cả so với nhóm nam giới từ 12 đến 17 tuổi có tỷ lệ gặp các biến chứng này cao nhất sau khi tiêm mũi thứ 2 vắc-xin COVID-19 mRNA.

Báo cáo trên có đề cập rằng: “Những phát hiện này cung cấp các thông tin quan trọng để cân đối giữa lợi ích và nguy cơ rủi ro của việc tiêm vắc-xin mRNA phòng COVID-19 cho người từ 5 tuổi trở lên có thể được tiêm vắc-xin. Thông qua đây thì kết luận được đưa ra là “những phát hiện trên cũng hỗ trợ việc tiếp tục sử dụng các khuyến cáo tiêm vắc-xin mRNA với tất cả những người từ 5 tuổi trở lên có thể được tiêm vắc-xin.”

Nghiên cứu quốc tế

Nghiên cứu quốc tế này đã tập trung vào tỷ lệ mắc, các đặc điểm lâm sàng và kết quả của các dấu hiệu viêm cơ tim cấp tính trên lâm sàng ở những bệnh nhân bị nhiễm COVID-19.

Nghiên cứu quốc tế này đã cho thấy tỷ lệ mắc viêm cơ tim cấp tính là 2.4/1000 bệnh nhân nhập viện do nhiễm COVID-19.

TS.BS. Enrico Ammirati làm việc tại Bệnh viện Niguarda, Milan, Italy – đồng tác giả của nghiên cứu đã bình luận rằng: “Một nghiên cứu nhỏ trước đây đã chỉ ra rằng viêm cơ tim cấp tính là một biến chứng hiếm gặp ở những người bị nhiễm COVID-19. Các dữ liệu phân tích của chúng tôi đã giúp hiểu sâu hơn về biến chứng viêm cơ tim cấp xảy ra khi nhập viện do nhiễm COVID-19, đặc biệt là trước khi vắc-xin COVID-19 được phổ biến rộng rãi.”

BS. Marco Metra của Đại học Brescia, Italy bổ sung rằng: “Phân tích này chỉ ra rằng mặc dù hiếm gặp nhưng những bệnh nhân nhập viện bị viêm cơ tim liên quan đến COVID-19 có khả năng cần điều trị hồi sức tích cực cao hơn với con số có thể lên tới 70.5% trường hợp dù độ tuổi trung bình của những bệnh nhân này thấp hơn nhiều so với độ tuổi kỳ vọng là 38.”

Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng việc sử dụng cortisteroid cho những bệnh nhân bị viêm cơ tim cấp có vẻ là an toàn và trong hầu hết các trường hợp có thể thấy phân suất tống máu thất trái tăng nhanh chóng. Hơn nữa, họ cũng nói rằng các bệnh nhân bị viêm cơ tim cấp tính được xuất viện có “tiên lượng rất tốt về tỷ lệ bị các biến cố tim mạch về ngắn hạn.”

Các tác giả cũng chỉ ra rằng những dữ liệu này cho thấy tần suất mắc và mức độ bệnh viêm cơ tim cao hơn rất nhiều do liên quan đến nhiễm COVID-19 so với các trường hợp bệnh viêm cơ tim liên quan đến vắc-xin COVID-19 mRNA.

Nghiên cứu quốc tế này đã kiểm tra các dữ liệu sức khoẻ của 56963 bệnh nhân đã được nhập viện vì COVID-19 tại 23 bệnh viện ở khắp Hoa Kỳ và Châu Âu từ tháng 2 năm 2020 đến tháng 4 năm 2021.

Trong số những bệnh nhân này, có 97 bệnh nhân có khả năng mắc viêm cơ tim cấp tính được phát hiện (4.1/1000) và trong số đó có 54 người (2.4/1000) được xếp vào nhóm “chắc chắn hoặc có thể” mắc viêm cơ tim cấp tính dựa trên kết quả sinh thiết nội tâm mạc (31.5% trường hợp) hoặc kết quả chụp cộng hưởng từ (92.6% trường hợp).

Độ tuổi trung bình của các trường hợp bệnh nhân chắc chắn/có thể mắc viêm cơ tim cấp tính là 38 và có 39% bệnh nhân trong số này là nữ giới. Khi tiếp nhận thì đau ngực và khó thở là những triệu chứng thường gặp nhất (tỷ lệ lần lượt là 55.5% và 53.7%) và có 31 trường hợp (57.4%) có các triệu chứng này nhưng không bị viêm phổi liên quan đến COVID-19. Biểu hiện toàn phát cần được hỗ trợ co bóp hoặc sử dụng hỗ trợ tuần hoàn cơ học tạm thời xảy ra ở 21 trường hơpk (39%).

Nhìn chung thì có 38 bệnh nhân (70.4%) được điều trị hồi sức tích cực với thời gian trung bình là 6 ngày. 10 bệnh nhân (18.5%) đã được hỗ trợ tuần hoàn cơ học tạm thời với thời gian trung bình là 5 ngày. 3 bệnh nhân đã tử vong (5.5%) trong lúc nằm viện và cả 3 trường hợp này đều bị viêm phổi. Sau 120 ngày thì tỷ lệ tử vong ước tính là 6.6%. Những bệnh nhân bị viêm phổi có nhiều khả năng bị mất ổn định huyết định cần hỗ trợ tuần hoàn cơ học và tử vong hơn so với những người không bị viêm phổi.

Các tác giả lưu ý rằng tỷ lệc mắc viêm cơ tim cấp tính có liên quan đến COVID-19 theo báo cáo của họ thì thấp hơn so với các nghiên cứu sử dụng MRI tim phổ biến để tầm soát trong giai đoạn điều trị COVID-19. Họ nói rằng có khả năng tỷ lệ mắc viêm cơ tim nhẹ hoặc chưa biểu hiện triệu chứng trong nghiên cứu này bị đánh giá thấp do đặc điểm hồi cứu của nghiên cứu đăng ký dữ liệu, do thiếu kết quả chụp MRI tim và do có khả năng bỏ sót một số chẩn đoán, đặc biệt là trong làn sóng dịch đầu tiên khi mà chụp MRI tim và sinh thiết nội tâm mạc vẫn ít được thực hiện hơn.

Các tác giả cũng chỉ ra rằng dữ liệu về viêm cơ tim sau khi tiêm vắc-xin COVID-19 cho thấy bệnh viêm cơ tim liên quan đến vắc-xin thường nhẹ hơn so với bệnh viêm cơ tim do vi-rút COVID-19 gây ra.

Về tỷ lệ mắc viêm cơ tim sau khi tiêm vắc-xin thì họ báo cáo rằng trong số 2.8 triệu liều vắc-xin COVID-19 mRNA đã được tiêm thì có 23 trường hợp bệnh nhân có bằng chứng mắc viêm cơ tim cấp tính tương đương với tỷ lệ mắc viêm cơ tim cấp tính thấp hơn 1/100000 liều vắc-xin COVID-19 mRNA được tiêm.

Họ lưu ý rằng CDC cũng đã báo cáo 399 trường hợp mắc viêm cơ tim trong số 129 triệu người đã tiêm đủ liều vắc-xin COVID-19 mRNA.

Các tác giả đã kết luận rằng: “Các số liệu trên có vẻ chắc chắn hơn so với dữ liệu về tỷ lệ viêm cơ tim cấp tính có biểu hiện lâm sàng trong số những bệnh nhân nhập viện do COVID-19 được đưa ra trong nghiên cứu này.” 

MMWR Morb Mortal Wkly Rep. Được công bố trực tuyến vào ngày 8 tháng 4 năm 2022. Tài liệu đầy đủ.

Circulation. Được công bố trực tuyến vào ngày 11 tháng 4 năm 2022. Tổng quan.

Nghiên cứu này được tài trợ bởi một Bộ ngành của Italy và Cơ quan đăng ký dữ liệu bệnh tim – mạch máu não, Veneto Region, Venice, Italy.

Để biết thêm thông tin, hãy theo dõi Medscape trên Facebook, Twitter, Instagram, Youtube LinkedIn.

Trích dẫn bài viết: Cardiac Issues After COVID Infection and Vaccination:New Data – Medscape – Apr 13, 2022.

facebook
14

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Bài viết cùng chuyên gia

tra-cuu-thuoc

THÔNG TIN THUỐC

TRA CỨU NGAY