MỚI

Tương tác thuốc giữa Digoxin và Quinidine

Ngày xuất bản: 24/05/2023

Tương tác thuốc giữa Digoxin và Quinidine là một trong những tương tác nguy hiểm nhất giữa các loại thuốc. Digoxin là một loại thuốc được sử dụng để điều trị rối loạn nhịp tim và tăng cường lực co bóp của tim, trong khi đó Quinidine là một loại thuốc được sử dụng để điều trị rối loạn nhịp tim. Khi sử dụng cùng lúc, Quinidine có thể làm tăng nồng độ Digoxin trong cơ thể và dễ dàng gây ra tác dụng phụ. Do đó, việc đánh giá tương tác thuốc giữa Digoxin và Quinidine là rất quan trọng để đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị bệnh

1. Giới thiệu chung 

Tương tác thuốc – thuốc là hiện tượng xảy ra khi hai hoặc nhiều loại thuốc được sử dụng cùng lúc và tác động đến cơ thể. Tương tác này có thể làm tăng hoặc giảm hiệu quả của các loại thuốc, gây ra tác dụng phụ hoặc thậm chí có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tương tác thuốc – thuốc khác nhau và việc đánh giá để kiểm soát các cặp tương tác thuốc xảy ra trong điều trị là rất quan trọng mà không chỉ các bác sĩ, dược sĩ lâm sàng mà bệnh nhân cũng cần được hướng dẫn sử dụng đúng liều lượng và tuân thủ nghiêm ngặt.

 Tương tác thuốc - thuốc

 Tương tác thuốc – thuốc

2. Thông tin thuốc liên quan đến Digoxin

2.1 Nhóm dược lý và công dụng 

Digoxin là một Glycosid trợ tim và thuộc nhóm Digitalis. Digoxin được sự chấp thuận của FDA vào năm 1954 và được sử dụng để điều trị các vấn đề tim mạch khác nhau như rung tâm nhĩ, suy tim từ nhẹ đến trung bình. Trong thực tế, Digoxin được dành làm thuốc dự phòng khi các thuốc đầu tay như thuốc chẹn Beta và thuốc chẹn kênh Canxi không hiệu quả.

Digoxin

Digoxin

2.2 Cơ chế hoạt động 

Digoxin có hai cơ chế tác dụng được sử dụng có chọn lọc tùy theo chỉ định 

  1. Ionotropic tích cực: Digoxin ức chế đảo ngược hoạt động của bơm Na+-K+-ATPase của cơ tim, một loại enzyme kiểm soát sự di chuyển các ion vào tim. Digoxin gây ra sự tăng Natri nội bào sẽ thúc đẩy dòng Canxi vào tim và làm tăng khả năng co bóp
  2. Ức chế nút nhĩ thất (AV): Digoxin kích thích hệ thần kinh phó giao cảm, làm chậm quá trình dẫn truyền điện trong nút nhĩ thất dẫn đến làm giảm nhịp tim. Sự gia tăng nồng độ Canxi dẫn đến làm tăng thời gian trơ của nút nhĩ thất

2.3 Tác dụng phụ 

Digoxin có thể làm rối loạn nhịp tim gây tử vong và tỉ lệ độc tính tăng lên khi nồng độ Digoxin trong huyết thanh đạt trên 2,0g/ml. Triệu chứng phổ biến khác bao gồm buồn nôn, nôn, chán ăn, thay đổi màu sắc của mắt, phát ban, đau đầu

2.4 Triệu chứng quá liều 

Khi sử dụng quá liều Digoxin có thể gây rối loạn nhịp tim hoặc tăng Kali máu ác tính, tác động ảnh hưởng trên hệ thần kinh trung ương như buồn ngủ, mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, ảo giác, nhầm lẫn hoặc chóng mặt, động kinh (hiếm gặp)

2.5 Chống chỉ định 

Digoxin chống chỉ định trong những trường hợp sau: nhồi máu cơ tim cấp tính, quá mẫn, rung tâm thất, viêm cơ tim, hạ Magie máu, hạ Kali máu, hội chứng Wolff-Parkinson-White

Việc sử dụng Digoxin cần thận trọng trong những trường hợp: tăng hoặc hạ Canxi huyết, suy thận, nhịp tim chậm, viêm màng ngoài tim co thắt

3. Thông tin thuốc liên quan đến Quinidine 

3.1 Nhóm dược lý và công dụng 

Quinidine là thuốc chống loạn nhịp nhóm IA được sử dụng điều trị rung nhĩ, rối loạn nhịp tim thất thường, nhịp thất nhanh, hội chứng Brugada, hội chứng Wolff – Parkinson – White. Quinidine cũng được công nhận là phương pháp điều trị bệnh sốt rét nghiêm trọng có hiệu quả.

Quinidine

Quinidine

3.2 Cơ chế tác động 

Quinidine ức chế dòng Natri đi vào nhanh làm giảm tính dễ bị kích thích của cơ tim từ đó kéo dài điện thế hoạt động và làm giảm tính tự động. Ngoài ra, Quinidine làm giảm dòng Kali trong quá trình tái cực giúp phát huy tác dụng chống loạn nhịp tim 

Mặc khác, Quinidine hoạt động như một tác nhân chống sốt rét bằng cách ngăn chặn giai đoạn hồng cầu của loài Plasmodium, thuốc được tích tụ trong không bào và tạo phức hợp với Heme để ngăn sự hình thành không bào trong ký sinh trùng

3.3 Tác dụng phụ 

Quinidine gây ra các tác phụ trên nhiều cơ quan khác nhau 

Trên tim mạch: đánh trống ngực, đau thắt ngực, rối loạn nhịp tim, hạ K+ máu 

Trên hệ thần kinh trung ương: chóng mặt, mệt mỏi, nhức đầu, rối loạn giấc ngủ, hồi hộp

Trên da liễu: phát ban da

Trên hệ tiêu hóa: nhiễm độc gan, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn và nôn, viêm thực quản

Trên cơ và xương: run, yếu cơ

Trên nhãn khoa: rối loạn thị giác

Khác: sốt, phản ứng quá mẫn, tán huyết ở bệnh nhân bị thiếu G6DP

3.4 Triệu chứng quá liều

Nếu sử dụng Quinidine quá liều sẽ gặp phải các triệu chứng sau: mù lòa, mờ mắt / thay đổi thị lực, đau ngực, chóng mặt, ngất xỉu, nhịp tim nhanh hoặc không đều, buồn ngủ

3.5 Chống chỉ định

Quinidine chống chỉ định trong trường hợp: quá mẫn, xuất huyết, giảm tiểu cầu, block nhĩ thất (AV)

4. Tương tác thuốc giữa Digoxin và Quinidine

4.1 Mức độ tương tác từ nhiều nguồn khác nhau 

Medscape: Nghiêm trọng 

Drugs interactions checker: Nghiêm trọng 

Micromedex drug interaction: Nghiêm trọng 

Lexicomp: Nghiêm trọng 

4.2 Hậu quả tương tác giữa Digoxin và Quinidine 

Khi Quinidine được dùng đồng thời với Digoxin, Quinidine ức chế P-glycoprotein dẫn đến tăng hấp thu Digoxin và giảm đào thải Digoxin chủ yếu qua thận dẫn đến sự gia tăng đáng kể nồng độ Digoxin trong huyết tương ở hơn 90% bệnh nhân và gây ra độc tính quá liều Digoxin

4.3 Biện pháp phòng ngừa / cách xử trí

Cho bác sĩ biết đầy đủ thông tin và tình hình trước khi sử dụng cùng lúc Digoxin và Quinidine. Khi có triệu chứng do hậu quả tương tác phải báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ lâm sàng biết để kịp thời xử lý.  Không ngừng sử dụng bất kỳ loại thuốc nào mà không báo cho bác sĩ trước

Nguồn: Tổng hợp

facebook
754

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia