Trám răng bằng Amalgam – Tổng quan kỹ thuật
Trám răng bằng Amalgam có nhiều ưu điểm: chịu được lực nhai lớn, tính mài mòn gần tương tự với cấu trúc răng, rất khít với thành lỗ trám nếu được nhồi nén tốt, trám đúng kỹ thuật, với lỗ trám được tạo tốt, miếng trám được đánh bóng tốt, thì tuổi thọ miếng trám amalgam có thể được vài chục năm. Tuy nhiên hiện nay, ngành Nha khoa tại Việt Nam không sử dụng Amalgam là một loại vật liệu phục hồi nữa. Bài viết dưới đây nhằm mục đích giới thiệu về các kỹ thuật, cũng như chỉ định và chống chỉ định của Amalgam trong nha khoa.
1. Các bước kỹ thuật trám răng bằng Amalgam
Nội dung bài viết
– Trong kỹ thuật trám amalgam phải tuân thủ theo đúng nguyên tắc tạo lỗ trám của Black: thành thẳng, đáy phẳng, chiều sâu lớn hơn chiều rộng, các góc phải tròn.
Theo Black phân ra 6 loại lỗ trám:
+ Loại I: Sâu hố rãnh mặt nhai hoặc mặt má, mặt lưỡi của các răng hàm.
+ Loại II: Sâu mặt bên các răng hàm.
+ Loại III: Sâu mặt bên răng cửa nhưng chưa có tổn thương rìa cắn.
+ Loại IV: Sâu mặt bên răng cửa có tổn thương rìa cắn.
+ Loại V: Sâu cổ răng.
+ Loại VI: Sâu đỉnh núm răng hàm.
– Lưu ý, khi tạo lỗ trám theo Black, để tăng sức đề kháng của miếng trám amalgam cần cân nhắc 2 điều:
+ Miếng trám phải đủ độ dày và thiết kế rìa miếng trám để cho phép nó chịu được lực nhai mà không bị gãy vỡ hay biến dạng.
+ Cấu trúc răng còn lại phải đủ (tối thiểu còn 1,5 – 2mm) để giúp nó để kháng với lực nhai.
– Sau khi tạo lỗ hàn amalgam theo đúng nguyên tắc của Black, các bước trám amalgam gồm:
Bước 1: Tỷ lệ bột kim loại/ Hg
– Tốt nhất là 30% với amalgam cổ điển.
– Amalgam giàu đồng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
– Tỷ lệ bột amalgam càng tăng thì thì độ giãn nở khi cứng càng tăng, tốc độ bền vững giảm, độ biến dạng gãy mẻ rìa tăng.
Bước 2: Đánh amalgam
– Thời gian trộn tuỳ nhà sản xuất.
– Đánh kỹ quá gây co nhiều khi cứng.
– Đánh không kỹ làm giãn nở sau khi cứng tăng, độ bền vững và chống mòn giảm.
– Đánh kỹ ít hạt hơn đánh không kỹ.
Bước 3: Nén đặc
– Nhồi amalgam ngay sau khi đánh làm nó thích ứng với thành lỗ trám, nhồi thành từng lớp, loại bỏ thuỷ ngân thừa. Cán nén đặc tối đa để làm giảm khối thừa, làm giảm khối lượng và số lượng lỗ hổng.
– Động tác nén làm ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng amalgam, lực nên khoảng 500g/mm² là đủ.
– Việc chọn cây nén chất trám là cần thiết để nén đủ và dễ nén ở những hướng đặc biệt.
Bước 4: Hoàn thiện miếng trám
– Tỉa và tạo hình: Loại bỏ amalgam thừa xung quanh rìa lỗ trám tạo hình thể thích hợp và toàn vẹn thân răng.
– Tạo điểm chạm khớp cắn.
– Tạo điểm tiếp xúc với răng bên.
– Tạo hình thể để bảo vệ tổ chức trong răng.
Tỉa và tạo hình để đảm bảo độ bền và cho phép vệ sinh răng miệng bình thường.
Bước 5: Làm nhẫn
– Chú ý rìa lỗ trám làm cho khe giữa lỗ trám và chất trám kín hơn, lưu ý khi làm nhẫn không tạo ra nhiệt.
– Làm nhẵn để không có vị rỗ bề mặt và giảm đi ở lớp dưới bề mặt.
– Thường làm nhân bằng dụng cụ đầu tròn cầm tay.
Bước 6: Đánh bóng
– Khi đánh bóng phải dùng nước để tránh làm nóng amalgam.
– Amalgam được đánh bóng chống gãy vỡ và xói mòn tốt hơn, giảm khe ở rìa miếng trám. Hiệu quả lâm sàng phụ thuộc vào 3 yếu tố:
– Chất lượng của amalgam.
– Kỹ thuật trám.
– Môi trường của răng được trám.
2. Một số lưu ý khi trám răng bằng Amalgam
2.1. Vỡ mỗi trám
Khi mối trám bị vỡ hoặc lỏng sẽ dẫn tới sâu tái phát. Bệnh nhân có thể không có triệu chứng hoặc có nhạy cảm khi có nóng lạnh, giắt thức ăn hoặc viền sắc ảnh hưởng đến mô mềm.
– Nguyên nhân:
+ Tạo lỗ trám không đúng.
+ Miếng trầm quá mỏng ở những vùng chịu lực nhai lớn.
+ Điều chỉnh cắn không đúng.
– Xử trí: lấy bỏ miếng trám bị gãy vỡ và trám lại.
2.2. Gãy vỡ rìa mối trám răng bằng Amalgam
Gãy vỡ rìa mối hàn tạo điều kiện giắt thức ăn, tích tụ mảng bám có thể gây bệnh nha chu, gây sâu răng tái phát.
– Nguyên nhân:
+ Sự biến dạng vĩnh viễn của vật liệu trám dưới áp lực của bộ máy nhai, hoặc đánh bóng.
+ Tỉa và tạo hình không tốt.
+ Chuẩn bị lỗ trám không tốt; Góc rìa mối trám amalgam nhỏ hơn 70% sẽ tăng khả năng gãy vỡ.
– Xử trí: Tạo lỗ trám đúng kỹ thuật và trám lại.
2.3. Gãy vỡ răng
– Hay xảy ra gãy vỡ múi răng khi chuẩn bị lỗ trám cho mỗi trám amalgam lớn.
– Tuỳ theo mức độ tổn thương mà xử trí cho phù hợp.
2.4. Điểm tiếp xúc không tốt
– Điểm tiếp xúc không tốt sẽ dẫn tới giắt thức ăn.
– Chất hàn dư sẽ tích tụ mảng bám dễ gây bệnh nha chu.
– Nguyên nhân: Sử dụng matrix và chêm gỗ không đúng.
– Xử trí: Có thể chụp phim cánh cắn để kiểm tra chất trám dư thừa. Lấy bỏ chất trám và tiến hành trám lại đúng kỹ thuật.
2.5. Lưu giữ thất bại
– Nguyên nhân:
+ Tạo lỗ trám không đúng: nông và rộng.
+ Không làm nhẫn và đánh bóng tốt.
+ Tiếp xúc sớm với răng đối diện.
+ Tạo điểm tiếp xúc cắn với răng đối cao.
– Xử trí: tuỳ nguyên nhân mà xử trí, sau đó trám lại.
2.6. Nhạy cảm sau khi trám răng bằng Amalgam
– Nguyên nhân: Do tính chất dẫn điện và dẫn nhiệt của vật liệu trám amalgam, nên khi trám ở những lỗ sâu sát tuỷ mà không trám lót dẫn tới nhạy cảm sau khi trám.
– Xử trí: Những lỗ sâu sát tuỷ phải tiến hành trám lót.
Nguồn: Nha khoa cơ sở tập 2 – NXB Giáo dục Việt Nam