Thuật ngữ và các thông số trong rối loạn kiềm toan
Rối loạn kiềm toan (acid-base imbalance) là tình trạng mất cân bằng giữa acid và bazơ trong cơ thể, dẫn đến sự thay đổi pH của máu và các chất lỏng khác trong cơ thể. Nếu một trong các thành phần của hệ thống cân bằng acid-bazơ bị ảnh hưởng hoặc bị gián đoạn, sẽ dẫn đến các rối loạn khác nhau của cân bằng acid-bazơ.
1. Đại cương rối loạn kiềm toan
Nội dung bài viết
Cân bằng toan kiềm có vai trò rất quan trọng đối với sự sống còn của cơ thể. Những biến đổi của nồng độ ion H (H+) dù rất nhỏ cũng đủ gây ra những biến đổi lớn các phản ứng trong tế bào, thậm chí có thể gây tử vong.
2. Thuật ngữ và các thông số trong thăng bằng Acid Bazơ
2.1. PH
Là logarit âm của nồng độ [H+], đo bằng nmol/l. Bình thường pH từ 7,35 – 7,45
2.2. Áp lực riêng phần CO2 (PCO2)
Tương ứng với nồng độ CO2 hòa tan trong huyết tương máu động mạch, đo bằng mmHg. Bình thường PCO2 trong máu động mạch là 35 – 45 mmHg, trung bình là 40 ± 5mmHg.
2.3. Nồng độ HCO3
Thường có 2 giá trị:
– Kiềm chuẩn (SB-Standard Bicarbonat): là nồng độ HCO3 trong huyết tương máu động mạch đo ở điều kiện chuẩn: PCO2 = 40mmHg, độ bão hoà oxy 100% ở nhiệt độ 37oC. Bình thường S.B = 24±2mmol/l.
– Kiềm thực: (aB-actual Bicarbonat): là nồng độ [HCO3] trong máu động mạch đo ở điều kiện thực tế. Bình thường aB là 22-26 mmHg
2.4. Kiềm đệm (BB-buffer Base)
– Là tổng các anion đệm của máu bao gồm [HCO3], HbO2, protein, HPO4–, NH3. bình thường.
2.5. Kiềm dư (BE-Base excess)
– Là hiệu số của kiềm đệm thực và kiềm đệm trong điều kiện chuẩn. Bình thường BE = 0±2 mmol/l.
2.6. Áp suất oxy trong máu động mạch (PaO2)
Bình thường PaO2 = 80 – 100mmHg.
2.7. Độ bão hoà oxy trong máu động mạch (SaO2)
Trong điều kiện bình thường độ bão hoà oxy là 94 – 100%.
Lưu ý:
– pH, PaCO2, PaO2 đo bằng máy.
– Các thông số còn lại có được qua tính toán dựa pH, PCO2, PO2, FiO2, T0, Hb. Do đó, phải ghi các thông số FiO2, T0, Hb của bệnh nhân vào phiếu xét nghiệm thử khí máu để nhập vào máy đo khí máu thì kết quả mới chính xác. Nếu không ghi, máy ngầm hiểu FiO2 = 21%, T0 = 370C, Hb = 15 g%
– AaDO2 = PAO2 – PaO2 = FiO2 (Pb – 47) – PACO2 – PaO2 = FiO2 (Pb – 47) – PaCO2 /R – PaO2. (R: thương số hô hấp)
3. Các bước đọc nhanh kết quả khí máu:
3.1. Bước 1: đọc pH
– pH < 7,35 toan
– pH > 7,45 kiềm
– pH bình thường: tính % thay đổi PCO2 và HCO3– so với trị số bình thường để quyết định rối loạn hô hấp hay chuyển hóa là chính.
VD1: pH: 7,39, PCO2: 30, HCO3–: 16, BE: -4
pH: 7,39: bình thường, PCO2 giảm 25%, HCO3– giảm 33% toan chuyển hóa là chính
VD2: pH: 7,45, PCO2: 30, HCO3–: 33, BE: +6
pH: 7,45: bình thường, PCO2 giảm 25%, HCO3– tăng 37,5% kiềm chuyển hóa là chính, kèm kiềm hô hấp
VD3: pH: 7,38, PCO2 : 50, HCO3–: 28, BE: +2
pH: 7,38: bình thường, PCO2 tăng 25%, HCO3– tăng 16,6% toan hô hấp là chính
3.2. Bước 2: đọc PCO2
– PaCO2 thay đổi ngược chiều với pH rối loạn về hô hấp,
– PCO2 thay đổi cùng chiều với pH rối loạn về chuyển hóa
VD1: pH: 7,31, PCO2: 10, HCO3–: 5, BE: -14, Na+: 123, Cl–: 99
pH: 7,31 <7.36: toan, PCO2 thay đổi cùng chiều với pH: rối loạn chuyển hóa toan chuyển hóa,
VD2: pH: 7,24, PCO2: 60, HCO3–: 32, BE: +2
pH: 7,24 < 7,35: toan, PCO2 thay đổi ngược chiều với pH: rối loạn hô hấp toan hô hấp
3.3. Bước 3: đọc kiềm dư (Base Excess: BE)
– BE > 2: kiềm chuyển hóa,
– BE < -2: toan chuyển hóa (lưu ý HCO3– tùy thuộc vào thay đổi PCO2, trong khi BE thì không) tính Anion Gap => tổng hợp các rối loạn
– Công thức tính Anion gap: AG = Na – (HCO3– + Cl–) . Bình thường AG = 12 ± 4 mEq/L
4. Phân loại rối loạn kiềm toan
4.1. Phân loại rối loạn kiềm toan
Bảng 1. Phân loại rối loạn kiềm toan
Rối loạn | pH động mạch | Thay đổi nguyên phát | Thay đổi bù trừ |
Toan chuyển hóa | ¯ | ¯ HCO3– | ¯ PCO2 |
Toan hô hấp | ¯ | PCO2 | HCO3– |
Kiềm chuyển hóa | | HCO3– | PCO2 |
Kiềm hô hấp | | ¯ PCO2 | ¯ HCO3– |
4.2. Sự bù trừ bình thường trong rối loạn kiềm toan.
Bảng 2. Sự bù trừ trong rối loạn toan kiềm
Rối loạn | Bù trừ |
Toan chuyển hóa | PCO2 (mmHg) = 1 – 1,4 x HCO-3 (mEq/l) |
Kiềm chuyển hóa | PCO2 (mmHg) = 0,5 – 1 x HCO-3 (mEq/l) |
Toan hô hấp Cấp (<24h) Mãn (3-5 ngày) | HCO3– (mEq/l) = 0,1 x PCO2 (mmHg) HCO3– (mEq/l) = 0,4 x PCO2 (mmHg) |
Kiềm hô hấp Cấp (<12h) Mãn (1-2 ngày) | HCO3– (mEq/l) = 0,2 x PCO2 (mmHg) HCO3– (mEq/l) = 0,4 – 0,5 x PCO2 (mmHg) |
Dựa trên thay đổi từ giá trị bình thường
HCO3– = 24 mmol/l
PCO2 = 40mmHg
5. Điều trị rối loạn kiềm toan:
Các rối loạn kiềm toan có thể gây ra các triệu chứng khác nhau, bao gồm khó thở, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi, khô miệng, cơn co giật và mất ý thức. Việc chẩn đoán và điều trị rối loạn kiềm toan phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này, và bao gồm điều chỉnh cân bằng acid-bazơ của cơ thể thông qua việc sử dụng thuốc hoặc các biện pháp điều trị khác.
6. Dự phòng rối loạn kiềm toan:
Đối với bác sĩ, việc phòng ngừa rối loạn kiềm toan là rất quan trọng để giúp bảo vệ sức khỏe của bệnh nhân. Dưới đây là một số cách mà bác sĩ có thể phòng ngừa rối loạn kiềm toan:
- Điều chỉnh liều thuốc: Nếu bệnh nhân đang sử dụng các loại thuốc như diuretic, aspirin, hoặc các loại thuốc khác có thể gây ra rối loạn kiềm toan, bác sĩ cần điều chỉnh liều thuốc sao cho phù hợp với bệnh nhân.
- Kiểm tra chức năng thận: Chức năng thận là yếu tố quan trọng trong việc duy trì cân bằng acid-bazơ. Bác sĩ cần kiểm tra chức năng thận của bệnh nhân để đánh giá nguy cơ rối loạn kiềm toan và có biện pháp phòng ngừa kịp thời.
- Giám sát cân bằng nước và điện giải: Bác sĩ cần giám sát các chỉ số cân bằng nước và điện giải của bệnh nhân để đánh giá nguy cơ rối loạn kiềm toan và có biện pháp phòng ngừa kịp thời.
- Thực hiện điều trị đúng cách: Điều trị các bệnh lý như bệnh tiểu đường, suy thận hay bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đúng cách là rất quan trọng để giảm nguy cơ rối loạn kiềm toan.
- Đào tạo cho bệnh nhân: Bác sĩ cần giảng dạy cho bệnh nhân về các thay đổi trong chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh để giúp bệnh nhân phòng ngừa rối loạn kiềm toan.
- Theo dõi sát sao bệnh nhân: Bác sĩ cần theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, đặc biệt là những bệnh nhân có nguy cơ cao về rối loạn kiềm toan, và có biện pháp phòng ngừa kịp thời khi cần thiết.
Những cách phòng ngừa trên đây làm giảm nguy cơ mắc các rối loạn kiềm toan và bảo vệ sức khỏe của bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ điều gì không chắc chắn hoặc nghi ngờ về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ cần thảo luận và tư vấn kịp thời để đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp.
Nguồn: Tổng hợp
Tìm hiểu thêm: Rối loạn kiềm toan ở trẻ em