Bản tin Dược lâm sàng: Sử dụng kháng sinh dự phòng trong mổ lấy thai: Dùng trước khi rạch da hay sau khi kẹp dây rốn, số 09.2019
Bản tin dược lâm sàng về sử dụng kháng sinh dự phòng trong mổ lấy thai: Dùng trước khi rạch da hay sau khi kẹp dây rốn áp dụng cho bộ phận Dược lâm sàng
Tác giả: Phan Quỳnh Lan, Đỗ Thanh Hải
Ngày phát hành: 27/7/2016
- Khuyến cáo khi sử dụng kháng sinh dự phòng trong mổ lấy thai
- Kháng sinh dự phòng (KSDP) thường được sử dụng trong vòng 60 phút trước khi rạch da với phẫu thuật nói chung, bao gồm cả mổ lấy thai. Tuy nhiên, do quan ngại về ảnh hưởng của KS lên trẻ, một số ý kiến ủng hộ thời điểm dùng KS sau khi lấy thai (Sau khi kẹp dây rốn). Vấn đề này đã được nhiều nghiên cứu đưa ra phân tích cũng như đề cập trong các hướng dẫn điều trị.
- Nguy cơ nhiễm trùng sau mổ lấy thai cao gần như gấp 5 lần so với sinh thường. Một nghiên cứu tiến cứu tại Anh cho thấy tỉ lệ nhiễm trùng sau mổ lấy thai là 9.6% 1. Có nhiều biện pháp được đưa ra để giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ và một trong số đó là sử dụng KSDP.
- Trước đây có quan điểm cho rằng KSDP nên được dùng sau khi kẹp dây rốn vì lo ngại KS vào máu của trẻ sơ sinh có thể gây ra một số bất lợi (Che lấp dấu hiệu nhiễm trùng sơ sinh, thay đổi hệ vi khuẩn thường trú đường ruột, tăng chọn lọc vi khuẩn đề kháng)1. Theo kết quả khảo sát tình hình sử dụng KSDP trong 4 tháng tại BV Vinmec Central Park (Từ tháng 05-08/2019), tỉ lệ dùng KSDP sau khi kẹp dây rốn khoảng 4.2 % (5/120 ca).
- Tổng hợp các hướng dẫn điều trị quốc gia và các hiệp hội trên thế giới:
- Hướng dẫn điều trị của WHO 2015 và ACOG (Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ, 2011) đều khuyến cáo KSDP nên dùng trước khi rạch da trong mổ lấy thai 2,3. Theo WHO, khung thời gian lý tưởng để sử dụng KSDP là trong vòng 15 – 60 phút trước khi rạch da (Mức độ bằng chứng: Trung bình)3.
- Tại Việt Nam, theo Hướng dẫn sử dụng KS (Bộ Y tế, 2015), KSDP có thể dùng tại một trong hai thời điểm nói trên, tuy nhiên việc dùng trước rạch da vẫn được ưu tiên hơn 4. Trong khi đó hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản 2016 khuyến khích một liều KSDP cần được cho ngay sau khi cặp dây rốn 5.
- Bệnh viện ĐKQT Vinmec đã ban hành hướng dẫn sử dụng KSDP, theo đó khuyến cáo rõ KSDP cần được dùng xong trước rạch da (Trong vòng 60 phút) đối với tất cả các loại PT kể cả mổ lấy thai.
- Các nghiên cứu khoa học nói gì về vấn đề này?
- Một bài tổng quan hệ thống từ Cochrane (2014, tiến hành trên 5400 sản phụ) 1 và một phân tích gộp mới công bố trên tạp chí AJOG (2018, tổng hợp 18 RCT) 6 cho thấy:
- Nguy cơ nhiễm khuẩn ở mẹ (Bao gồm nhiễm trùng vết mổ, viêm nội mạc tử cung, áp – xe vùng chậu,..) của nhóm dùng KSDP trước rạch da thấp hơn đáng kể so với nhóm dùng KSDP sau kẹp dây rốn:
⮚ Tỷ lệ viêm nội mạc tử cung: Giảm 43-46%.
⮚ Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ: Giảm 38-41%. Hơn nữa, sử dụng KSDP trước rạch da còn làm giảm thời gian nằm viện trung bình của mẹ 7.
- Hậu quả bất lợi trên trẻ (Bao gồm nguy cơ nhiễm trùng sơ sinh, nhiễm trùng huyết, nhập ICU, thời gian điều trị tại ICU): Không có sự khác biệt giữa nhóm dùng KSDP trước rạch da so với sau kẹp dây rốn. Ngoài ra, một nghiên cứu RCT theo dõi thêm các tiêu chí khác trên trẻ (Nấm miệng, số lần đi tiêu, tử vong do nhiễm khuẩn trong vòng 6 tuần sau sinh) đều không thấy khác biệt giữa hai nhóm 7.
Kết luận:
⮚ Nhằm đạt được nồng độ kháng sinh thích hợp trong máu và mô tại thời điểm rạch da. ⮚ Được chứng minh làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn ở mẹ vượt trội hơn và chưa ghi nhận gây ra thêm phản ứng bất lợi nào cho trẻ sơ sinh.
|
Tài liệu tham khảo
- Mackeen A, Packard R, Ota E, Berghella V, Baxter J. Timing of intravenous prophylactic antibiotics for preventing postpartum infectious morbidity in women undergoing cesarean delivery. Cochrane Database of Systematic Reviews. 2014;(12). doi:10.1002/14651858.CD009516.pub2
- Committee Opinion No. 465: Antimicrobial Prophylaxis for Cesarean Delivery: Timing of Administration. Obstetrics & Gynecology. 2010;116(3):791. doi:10.1097/AOG.0b013e3181f68086
- World Health Organization, Reproductive Health and Research, World Health Organization, Special Programme of Research D and Research Training in Human Reproduction (World Health Organization). WHO Recommendations for Prevention and Treatment of Maternal Peripartum Infections.; 2015. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK327079/. Accessed September 7, 2019.
- Bộ Y tế. Hướng dẫn sử dụng kháng sinh (Ban hành kèm theo Quyết định số 708/QĐ-BYT ngày 02/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế). In: ; 2015:41,178.
- Bộ Y tế. Hướng dẫn Quốc gia về các Dịch vụ Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản” (Ban hành kèm theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế). In: ; 2016:12.
- Costantine MM, Rahman M, Ghulmiyyah L, et al. Timing of perioperative antibiotics for cesarean delivery: a metaanalysis. American Journal of Obstetrics and Gynecology. 2008;199(3):301.e1-301.e6. doi:10.1016/j.ajog.2008.06.077
- Jyothirmayi CA, Halder A, Yadav B, Samuel ST, Kuruvilla A, Jose R. A randomized controlled double blind trial comparing the effects of the prophylactic antibiotic, Cefazolin, administered at caesarean delivery at two different timings (before skin incision and after cord clamping) on both the mother and newborn. BMC Pregnancy and Childbirth. 2017;17(1):340. doi:10.1186/s12884-017-1526-y
- Organization WH. WHO Recommendations for Prevention and Treatment of Maternal Peripartum Infections. World Health Organization; 2016.
Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmec. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmec chấp thuận trước bằng văn bản.
Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmec không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmec không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: Nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.
Đường link liên kết: Vinmec sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmec được liên kết với website www.vinmec.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó