MỚI

Sáu biến chứng thai kỳ là dấu hiệu của nguy cơ mắc bệnh tim mạch về sau

Ngày xuất bản: 01/01/2023

Trong một công bố khoa học mới thì Hiệp hội Tim Hoa Kỳ (AHA) nói rằng có sáu biến chứng liên quan đến việc mang thai làm tăng nguy cơ khởi phát các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch (CVD – cardiovascular disease) ở phụ nữ và dẫn đến khởi phát bệnh tim mạch.

Các biến chứng này bao gồm các rối loạn tăng huyết áp thai kỳ, sinh non, đái tháo đường thai kỳ, trẻ sơ sinh nhẹ cân so với tuổi (SGA: small-for-gestational-age), nhau bong non và xảy thai.

Nhóm soạn thảo báo cáo cho rằng nếu tiền sử của bệnh nhân có bất kỳ biến chứng thai kỳ không mong muốn nào trên đây thì cần thực hiện phòng ngừa ban đầu các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạnh một cách quyết liệt cũng như việc phòng ngừa sơ cấp bệnh tim mạch nói chung.

Bác sĩ, Thạc sĩ Y tế Công cộng Nisha I.Parikh – trưởng nhóm soạn thảo trong một phát ngôn mới đã nói rằng: “Các biến chứng thai kỳ bất lợi đều có liên quan đến việc phụ nữ bị tăng huyết áp, đái tháo đường, chỉ số cholesterol bất thường và các biến cố tim mạch bao gồm đau tim và đột quỵ rất lâu sau khi mang thai.”

Phó giáo sư Y khoa tại khoa Tim mạch của Đại học California San Francisco đã nói rằng các biến chứng thai kỳ bất lợi có thể là một “cánh cửa mạnh mẽ” trong việc ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch “nếu các phụ nữ và chuyên gia y tế của họ khai thác được các kiến thức và sử dụng các kiến thức đó để cải thiện sức khoẻ.”
Công bố này đã được đăng trực tuyến trên tạp chi Circulation vào ngày 29 tháng 3. Đối với công bố khoa học này, nhóm soạn thảo đã đánh giá các y văn khoa học mới nhất về các biến chứng thai kỳ bất lợi và nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Phó giáo sư Parikh cho biết bằng chứng trong y văn về mối liên hệ giữa các biến chứng thai kỳ bất lợi và bệnh tim mạch sau này “có tính nhất quán qua nhiều năm và được xác nhận trong hầu hết các nghiên cứu mà chúng tôi đã kiểm tra.” Trong đó các phát hiện chính của họ bao gồm:

  • Tăng huyết áp thai kỳ có liên quan đến tăng tỷ lệ mắc CVD về sau đến 67% và tỷ lệ bị đột quỵ tăng 83%. Tiền sản giật trung bình và nặng có liên quan đến việc tăng hơn hai lần nguy cơ mắc CVD.
  • Đái tháo đường thai kỳ có liên quan đến tăng nguy cơ mắc CVD đến 68% và nguy cơ bị đái thái đường type 2 sau sinh tăng gấp 10 lần.
  • Sinh non (trước tuần thứ 37) có liên quan đến việc tăng gấp đôi nguy cơ khởi phát CVD và có liên quan chặt chẽ đến các bệnh tim về sau như đột quỵ và CVD.
  • Nhau bong non có liên quan đến tăng 82% nguy cơ mắc CVD.
  • Thai chết lưu có liên quan đến nguy cơ mắc CVD tăng gấp đôi.

Ông Parikh bổ sung rằng: “ Công bố này nên cung cấp thông tin cho các hướng dẫn phòng ngừa trong tương lai về các yếu tố quan trọng cần xem xét để xác định nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ ở phụ nữ.”

Công bố này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát hiện ra các biến chứng thai kỳ bất lợi khi đánh giá nguy cơ mắc CVD ở phụ nữ nhưng cần lưu ý rằng giá trị của các biến chứng này trong việc tái phân loại nguy cơ CVD có thể vẫn chưa được đưa ra một cách chính thức.

Công bố này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc áp dụng chế độ ăn tốt cho tim và tăng cường các hoạt động thể chất với phụ nữ có bất kỳ biến chứng liên quan đến thai kỳ nào xảy ra ngay sau khi sinh con và cần tiếp tục duy trì xuyên suốt cuộc đời để giảm nguy cơ mắc CVD.

Nhóm soạn thảo lưu ý rằng việc cho con bú có thể làm giảm nguy cơ liên quan đến chuyển hoá tim về sau của phụ nữ.
“Năm cơ hội vàng”

Công bố này nhấn mạnh một vài cơ hội để cải thiện quá trình chuyển đổi chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ có các biến chứng thai kỳ bất lợi và để triển khai các chiến lược nhằm giảm nguy cơ mắc CVD lâu dài.

Một chiến lược trong số đó là việc theo dõi chăm sóc sức khoẻ sau sinh lâu hơn, đôi khi được nhắc đến như “tam cá nguyệt lần thứ tư” để tầm soát các yếu tố nguy cơ CVD và cung cấp các tư vấn phòng ngừa CVD cho người bệnh.

Một chiến lược khác là về việc cải thiện việc chuyển giao thông tin sức khoẻ giữa bác sĩ sản phụ khoa và bác sĩ chăm sóc sức khẻo ban đầu cho bệnh nhân để tránh sự không đồng nhất về tài liệu hồ sơ bệnh án điện tử để có thể cải thiện việc chăm sóc sức khoẻ cho bệnh nhân.

Chiến lược thứ ba là có được một tiền sử sức khoẻ đích trong thời gian ngắn đối với mỗi bệnh nhân nữ để xác nhận xem bệnh nhân có bất kỳ biến chứng nào trong số sáu biến chứng liên quan đến thai kỳ không. Ông Parikh khuyên rằng: “Nếu một phụ nữ đã từng có bất kỳ biến chứng thai kỳ bất lợi nào thì cần xem xét theo dõi sát sao huyết áp của người bệnh, tầm soát đái tháo đường typ 2 và lipid cũng như các khuyến nghị điều chỉnh yếu tố nguy cơ và phòng ngừa mắc CVD một cách tích cực hơn.”

Ông cũng bổ sung rằng: “Các dữ liệu của chúng tôi đã hỗ trợ cho khuyến cáo trước đây của AHA rằng các biến chứng thai kỳ không mong muốn này cần được coi là các yếu tố “làm tăng nguy cơ” để định hướng cân nhắc điều trị bằng statin để phòng ngừa CVD ở phụ nữ.”

Trong một bình luận trên tạp chí Circulation, Bác sĩ Eliza C.Miller – phó giáo sư thần kinh tại Đại học Columbia lưu ý rằng thời kỳ mang thai và sau khi mang thai là khoảng thời gian cực kỳ quan trọng trong cuộc đời của người phụ nữ để phát hiện nguy cơ mắc CVD và cải thiện được tình hình sức khoẻ của phụ nữ.

Bác sĩ Miller viết rằng: “Cái gọi là “Giờ vàng” đối với các tình trạng như nhiễm khuẩn huyết và đột quỵ cấp đề cập đến khoảng thời gian rất quan trọng để nhận biết và điều trị sớm, khi đó chúng ta có thể thay đổi được tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân và ngăn chặn các bệnh lý nặng và tử vong.”

Cô lưu ý rằng: “Thời kỳ mang thai và sau khi mang thai có thể được coi là “Năm vàng” trong cuộc đời của người phụ nữ nên các bác sĩ có cơ hội rất hiếm hoi để phát hiện các phụ nữ trẻ có nguy cơ và làm việc với họ để cải thiện được tình trạng sức khoẻ tim mạch của họ.”

Công bố khoa học này được chuẩn bị bởi nhóm tình nguyện viên soạn thảo đại diện cho Hội đồng Phòng ngừa và Dịch tế học của AHA; Hội đồng về Xơ vữa động mạch, Huyết khối và Sinh học mạch máu; Hội đồng Điều dưỡng Tim mạch và Đột quỵ và Hội đồng Đột quỵ.

Các tác giả của công bố khoa học này đã công bố tài chính cho thấy không có bất kỳ mối quan hệ tài chính nào liên quan. Bác sĩ Miller đã nhân khoảng đền bù cá nhân từ Finch McCranie, LLP and Argionis & Associates, LLC cho lời khai của chuyên gia về đột quỵ thai kỳ và khoản đền bù cá nhân từ Elsevier; Inc cho công việc biên tập tên Sổ tay Thần kinh học lâm sàng, số 171 và 172 (Thần kinh học Thai kỳ).

Circulation. Được xuất bản trực tuyến ngày 29 tháng 3 năm 2021. Tài liệu đầy đủ, Bản biên tập

Để biết thêm thông tin từ theheart.org | Medscape Cardiology, hãy tham gia cùng chúng tôi trên Twitter Facebook

Trích dẫn bài viết: Six Pregnancy Complications Flag Later Heart Disease Risk – Medscape – Apr 01, 2021.

facebook
12

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Bài viết cùng chuyên gia

tra-cuu-thuoc

THÔNG TIN THUỐC

TRA CỨU NGAY