MỚI

Phương pháp tiếp cận bệnh nhân đau đầu

Ngày xuất bản: 30/04/2023

Phương pháp tiếp cận bệnh nhân đau đầu là rất quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan đến đau đầu. Đau đầu là một triệu chứng rất phổ biến và có thể là dấu hiệu của nhiều loại bệnh khác nhau. Vì vậy, phương pháp tiếp cận bệnh nhân đau đầu cần phải được áp dụng một cách khoa học và toàn diện để đưa ra chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả.

Đau đầu là một triệu chứng rất phổ biến thường gặp trong cuộc sống
Đau đầu là một triệu chứng rất phổ biến thường gặp trong cuộc sống

1. Các loại đau đầu thường gặp

Mục tiêu trong chẩn đoán đau đầu là xác định đau đầu là nguyên phát hay thứ phát

1.1. Đau đầu thứ phát

Đau đầu thứ phát là triệu chứng đau đầu đi kèm các bệnh lý khác, trong trường hợp này thầy thuốc phải tìm ra nguyên nhân để điều trị.
Các nguyên nhân thường gặp của đau đầu thứ phát
  • Tổn thương choán chỗ trong não: u, máu tụ, áp xe não
  • Xuất huyết màng nhện
  • Viêm màng não (vi trùng, siêu vi, nấm, ác tính)
  • Tai biến mạch máu não
  • Viêm động mạch đại bào
  • Đau các dây thần kinh (thần kinh tam thoa)
  • Do biến dưỡng (nhiễm trùng toàn thân, ngộ độc, lạm dụng thuốc)
  • Bệnh lý về mắt, răng, các xoang Tỉ lệ các loại đau đầu thứ phát thường gặp:
  • 1.2. Đau đầu nguyên phát
Đau đầu nguyên phát là các loại bệnh mà triệu chứng chủ yếu là đau đầu ngoài ra không có một tổn thương nào khác.
Theo phân loại của Hiệp hội đau đầu thế giới (International Headache Society) thì có ba loại thường gặp nhất:
  • Đau đầu căng cơ (tension type headache)
  • Đau đầu migraine
  • Đau đầu từng cụm (cluster headache)

2. Phương pháp tiếp cận bệnh nhân đau đầu

2.1. Đặt các câu hỏi về đau đầu

Trước một trường hợp đau đầu, người thầy thuốc cần phải hỏi bệnh sử đầy đủ và chính xác. Bệnh sử có thể giúp rất nhiều trong việc chẩn đoán nguyên nhân. Các câu hỏi sau đây sẽ giúp thầy thuốc có một ý niệm về căn nguyên của bệnh:
  • Đau đầu từ lúc nào? mới bị hay đã bị nhiều lần?
  • Bệnh nhân có tiền căn chấn thương sọ não hay không?
  • Bệnh nhân đang làm gì khi triệu chứng đau đầu xuất hiện?
  • Cảm giác đau đầu như thế nào?
  • Bệnh nhân đã từng bị đau đầu như vậy bao giờ chưa?
  • Bệnh nhân đang có bệnh gì khác không?
– Nếu bệnh nhân đã bị đau đầu nhiều lần, thì có thể là bệnh migraine hay đau đầu căng cơ.
– Nếu một trường hợp đau đầu mới bị lần đầu tiên mà có cường độ đau dữ dội và xảy ra khi gắng sức thì phải nghĩ tới xuất huyết màng não.
– Các trường hợp chấn thương sọ não có thể có biến chứng tụ máu dưới màng cứng mạn sau vài tháng.
– Đau đầu theo nhịp mạch thường gặp đau đầu migraine, đau đầu âm ỉ có thể là đau đầu căng cơ.
– Nếu bệnh nhân đã bị đau đầu rất nhiều lần với triệu chứng tương tự thì có thể là bị đau đầu migraine hoặc do căng cơ.
– Các bệnh toàn thân như AIDS, lao có thể gây biến chứng thần kinh. Trên bệnh nhân đang bị AIDS mà đau đầu kéo dài phải lưu ý tới các nhiễm trùng cơ hội nội sọ như toxoplasmosis, lao màng não, viêm màng não do nấm, …

2.2. Các triệu chứng báo động đau đầu có thể do bệnh nặng

Cần lưu ý các trường hợp đau đầu có đặc tính sau đây thì có thể là bệnh nặng:
  • Xảy ra đột ngột khi bệnh nhân gắng sức: xuất huyết màng não, xuất huyết não.
  • Có bất thường về thần kinh (yếu liệt chi, thay đổi tính tình): u não, tai biến mạch máu não.
  • Xảy ra ở bệnh nhân trên 50 tuổi: viêm động mạch đại bào (viêm động mạch Horton).
  • Tình trạng đau đầu càng ngày càng tăng: tổn thương choán chỗ.
  • Có bất thường về dấu sinh tồn: sốt, huyết áp tăng, mạch giảm: viêm màng não, máu tụ ngoài màng cứng cấp.
  • Đau đầu với cường độ dữ dội: xuất huyết màng não.
  • Co giật: u não.

2.3. Đặc tính

Các triệu chứng sau đây của cơn đau đầu cũng rất quan trọng cho chẩn đoán:
– Đau từng cơn hay đau liên tục : Đau đầu từng cơn thường gặp trong migraine; đau âm ỉ, liên tục gặp trong đau đầu do căng cơ; đau đột ngột và dữ dội thường gặp trong xuất huyết màng não.
– Vị trí đau đầu: Đau nửa đầu là đặc tính đặc biệt của migraine; tuy nhiên, cũng có thể gặp triệu chứng này trong u não. Đau đầu sau gáy hay gặp trong tổn thương cột sống cổ hay các tổn thương hố sau. Đau vùng trán, mặt có thể là triệu chứng của viêm xoang. Đau vùng hốc mắt gặp trong tăng nhãn áp.
– Thời gian xảy ra đau đầu: Đau đầu migraine thương xảy ra vào buổi sáng. Đau đầu căng cơ xảy ra khi làm việc căng thẳng. Đau đầu tăng nhiều vào ban đêm hay khi nằm thường gặp trong tăng áp lực nội sọ.
– Đau đầu có theo nhịp mạch hay không: Đau đầu theo nhịp mạch thương là migraine, nhiễm trùng. Đau đầu âm ỉ gặp trong đau đầu căng cơ.
– Các triệu chứng kèm theo: Nôn ói, sợ ánh sáng có thể gặp trong migraine hay hội chứng màng não; sung huyết niêm mạc mắt, nghẹt mũi gặp trong đau đầu từng cụm.
– Các yếu tố làm tăng và giảm cơn đau: Đau đầu migraine hay tăng áp lực nội sọ tăng khi gắng sức, đau đầu căng cơ giảm khi nghỉ ngơi.

3. Thăm khám lâm sàng 

Đa số các trường hợp đau đầu, khi thăm khám thường, là bình thường; tuy nhiên, bao giờ thầy thuốc cũng phải khám lâm sàng đầy đủ về phương diện nội khoa và thần kinh, mục đích để tìm các dấu thần kinh định vị hay dấu hiệu màng não, phải soi đáy mắt để Úm các triệu chứng của tăng áp lực nội sọ (phù gai thị) và, sau đó, có thể phải thực hiện một số xét nghiệm.
– Các xét nghiệm cần thực hiện
Tùy theo nhận định của bác sĩ, trong một số trường hợp có thể làm một số xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán:

Các xét nghiệm cđn thực hiện trong các trường hợp đau đầu

Xét nghiệm

Chỉ định

CT scan

Nghi ngờ tổn thương choán chỗ, xuất huyết màng não, tai biến mạch máu não

Cộng hưởng từ, cộng hưởng từ mạch máu

Tổn thương choán chỗ, dị dạng mạch máu não

Chọc dò dịch não tủy

Viêm màng não, xuất huyết màng não

Mạch não đồ

Phình động mạch não, dị dạng mạch máu não, thuyên tắc tĩnh mạch

Các xét nghiệm sinh hóa

Viêm động mạch (máu lắng – VS), ngộ độc d o (khí máu), nồng độ rượu, nồng độ thuốc, BUN/creatinine, điện giải đồ, đường huyết

Nguồn tham khảo: Thần kinh học – ĐH Y TP Hồ Chí Minh

Đọc thêm: Phân biệt các loại chóng mặt như thế nào?

facebook
93

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia