Phân loại gãy đầu dưới của xương đùi
Gãy đầu dưới của xương đùi (gãy lồi cầu xương đùi) là gãy xương mà vùng gãy được xác định từ dưới 1/3D thân xương đùi hoặc gãy trong hình vuông có cạnh bằng chiều rộng của 2 lồi cầu xương đùi. Thông qua bài viết, chúng tôi hướng dẫn chẩn đoán gãy đầu dưới xương đùi
Nhóm Tác giả: TS. Dương Đình Toàn, BSCKII. Vũ Trường Thịnh
Ngày phát hành: 30/3/2022
1. Đại cương gãy đầu dưới của xương đùi
Nội dung bài viết
Mặc dù ít gặp hơn gãy xương ở vùng khớp háng, gãy đẩu dưới xương đùi là chấn thương tương đối phổ biến. Năm 1970, hẩu hết gãy liên lồi cẩu đùi thường không điểu trị phẫu thuật, tuy nhiên gối bị biến dạng, mất cử động khớp gối cũng như các biến chứng khi nằm viện lâu dài nên dẫn đến những phương pháp điều trị tốt hơn về sau.
Trong suốt 40 năm qua, kỹ thuật mổ và kết hợp xương đã được cải thiện đáng kể, kết hợp xương bên trong được khuyến khích cho gãy đẩu dưới xương đùi ở người lớn.
Mục đích của điều trị là nắn chỉnh vể đúng giải phẫu của bể mặt khớp đẩu dưới xương đùi, phục hồi chức năng, chiều dài, độ xoay và làm ổn định ổ gãy cho phép tập vận động sớm.
1.1. Dịch tễ
Gãy đắu dưới xương đùi xảy ra 12/100.000 người, chủ yếu là người trẻ tuổi (Bệnh nhân khoảng 25-35 tuổi). Gãy đắu dưới xương đùi chiếm khoảng 7% trong số các trường hợp gãy xương đùi. Nếu loại trừ trường hợp gãy vùng khớp háng thì các trường hợp gãy xương đùi thường liên quan đến đầu dưới xương đùi.
Trường hợp gãy đẩu dưới xương đùi thường gặp:
- Thứ nhất là ở thanh niên bị chấn thương do tác động mạnh như tai nạn xe cơ giới, tai nạn xe máy hoặc rơi xuống từ trên cao.
- Thứ hai là ở người cao tuổi ngã nhiều lần.
Tỷ lệ nam giới với phụ nữ là 1/2. Gãy xương hở xảy ra ở 5% đến 10% của tất cả các trường hợp gãy đầu dưới xương đùi. Theo Mize R.D, tại Mỹ gãy đẩu dưới xương đùi chiếm 7% các loại gãy xương đùi. Tai nạn giao thông gãy đẩu dưới xương đùi chiếm trên 50% so với các chấn thương khác. Khoảng 30% bệnh nhân là có đa chấn thương, cộng với một số chấn thương nhẹ khác có năng lượng thấp.
Bảng 8.1. Các chân thương kết hợp của đâu dưới xương đùi (George, 2014)
1.2. Giải phẫu ứng dụng
Khu vực liên lồi cẩu của xương đùi được định nghĩa là vùng giữa lồi cẩu xương đùi và đường nối của đẩu thân xương với đắu dưới xương đùi, được đo từ bể mặt khớp. Nó rất quan trọng để phân biệt gãy liên lổi cầu và trên lồi cẩu vì cả 2 có các phương pháp điều trị và tiên lượng khác nhau.
Đầu dưới xương đùi bao gồm phẩn trên lồi cẩu và liên lồi cẩu xương đùi.
Hình 8.1. Phân chia đầu dưới xương đùi (Koval, 2014)
Trên lồi cầu xương đùi là vùng giữa liên lồi cẩu ở đẩu xương đùi và đường nối của đẩu xương với trục của xương đùi. Khu vực này bao gồm đẩu dưới 10 đến 15 cm.
Đẩu dưới xương đùi như một hình trụ từ hai lồi cẩu tạo nên liên lồi cắu. Nhìn phía trước: Đẩu dưới xương đùi có một diện hình ròng rọc, tiếp khớp xương bánh chè có 1 rãnh ở giữa chia diện này thành 2 phần, phần ngoài rộng hơn phẩn trong. Nhìn phía dưới: Có hai lồi cẩu trong và ngoài.ở giữa có một hố rộng (hố liên lồi cẩu).
Lồi cẩu ngoài: tiếp khớp với diện khớp trên ngoài của xương chày, mặt ngoài có mỏm trên lồi cẩu ngoai.
Lồi cẩu trong: tiếp khớp với diện khớp trên trong của xương chày, mặt trong có mỏm trên lồi cẩu trong và phía trên có củ cơ khép.
Hình 8.2. Hình ảnh đầu dưới xương đùi (Frank H. Netter, 2007)
1.2.1. Chức năng khớp gối
Khớp gối là 1 khớp phức hợp, gồm:
- Khớp xương đùi và xương chày (khớp bản lề)
- Khớp xương đùi và xương bánh chè (khớp phẳng)
Diện khớp:
- Đẩu dưới xương đùi có 3 diện khớp: lồi cẩu trong, lồi cẩu ngoài, diện bánh chè hay ròng rọc.
- Đẩu trên xương chày: là hai diện khớp mâm chày trong và mâm chày ngoài để tiếp khớp với hai lồi cẩu tương ứng.
- Mặt sau xương bánh chè: tiếp khớp với rãnh liên lồi cẩu xương đùi.
- Sụn chêm: sụn chêm trong hình chữ C, ngoài hình chữ O. Hai sụn này là mô sợi nằm đệm trên 2 diện khớp chày và đùi.
- Có 5 hệ thống dây chằng: Dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng bên trong, dây chằng bên ngoài, dây chằng bánh chè.
Hình 8.3. Dây chằng giữ khóp gối (Frank H. Netter, 2007)
Thông thường, đầu gối song song với mặt đất. Trục giải phẫu (góc giữa trục xương đùi và khớp gối) trung bình có góc dốc 9 độ (khoảng 7-11 độ).
Hình 8.4. Góc sinh lý của xương đùi với xương chày (Koval, 2014)
Các cơ tham gia động tác và gây ra lực chấn thương mạnh gây gãy đặc biệt.
Hình 8.5. Cơ sinh đôi cẳng chân: kéo ố gãy đầu dưới, gây ra sự dịch chuyển và sư thay đổi phía sau. Cơ tứ đầu và gân cơ kheo: kéo 0 gãy về trung tâm, dẫn đến chi ngắn (Koval, 2014)
1.2.2. Tầm vận động khớp gối
Độ gập – duỗi: 2 động tác chính là lăn và trượt.
Xoay chủ động khớp gối: Gối gấp khoảng 25 độ thì có thể xoay ngoài 40 độ, xoay trong 30 độ. Đưa sang bên khi gập 25 độ.
Độ gấp duỗi trong một số động tác đi lại
- 0 độ duỗi và 65 độ gấp tối thiểu để có dáng đi bình thường.
- 75 độ gấp đi lên cẩu thang, 90 độ gấp đi xuống cẩu thang.
- 110 độ gấp để đi xe đạp và xe máy.
Tẩm vận động của khớp gối bình thường là 0 độ – gấp 140 độ.
1.3. Cơ chế tổn thương
- Thường là lực tác động từ bên trong, bên ngoài. Có 2 phương thức chấn thương là chấn thương năng lượng cao ở người trẻ tuổi và năng lượng thấp ở những bệnh nhân cao tuổi. Tuy nhiên lực chấn thương năng lượng cao vẫn gặp ở những bệnh nhân cao tuổi không phải là hiếm.
- Gãy đầu dưới xương đùi là kết quả của chấn thương nặng với lực làm cong, xoay của đầu dưới xương đùi.
- Ở người trưởng thành trẻ tuổi, lực này được tạo ra do chấn thương mạnh như tai nạn giao thông hoặc ngã cao.
- Ở người cao tuổi, lực này có thể là do trượt nhẹ hoặc ngã đập đẩu gối xuống.
- Gặp ở những bệnh nhân có gãy xương bệnh lý.
2. Phân loại gãy đầu dưới của xương đùi
2.1. Theo vị trí gãy
- Gãy trên lồi cầu
- Gãy liên lồi cầu
2.2. Phân loại Neer (1967)
Hình 8.8. Phân loại theo Neer (AO Principies Of Fracture Management)
- Loại 1: Gãy trên và liên lồi cẩu ít di lệch
- Loại 2: Gãy trên lồi cẩu và liên lồi cẩu di lệch vào trong
- Loại 3: Gãy trên lồi cẩu và liên lồi cầu di lệch ra ngoài
- Loại 4: Gãy trên và liên lồi cẩu phức tạp nhiều mảnh
2.3. Phân loại theo Seinsheimer (1980)
Loại A: Gãy đẩu dưới xương đùi không có di lệch
- A1: Gãy nguyên ủy của dây chẳng bên trong.
- A2: Gãy ngang trên lồi cẩu.
- A3: Gãy vụn trên lồi cầu.
Loại B: Gãy một lồi cẩu
- B1: Gãy một phẩn lồi cầu ngoài.
- B2: Gãy một phần lồi cẩu ngoài, nhưng đường gãy chéo dọc vào trong.
- B3: Trên X-quang nghiêng có hình ảnh gãy một phẩn sau của đầu dưới xương đùi.
Loại C: Gãy phức tạp trên và liên lồi cẩu
- C1: Gãy trên lồi cẩu và liên lổi cẩu đơn giản, đường gãy chữ Y hoặc T.
- C2: Gãy vụn trên lồi cầu và liên lồi cẩu.
- C3: Gãy vụn cả trên và liên lồi cẩu.
Hình 8.9. Phân loại theo Seinsheimer 1980 (Louis Solomon,2014)
2.4. Phân loại theo AO
Loại I: Gãy không phạm khớp.
- AI: Gãy đơn giản
- A2: Gãy có mảnh rời
- A3: Gãy phức tạp nhiều mảnh rời.
Hình 8.10. Gãy ngoài khớp (AO Principles Of Fracture Management)
Loại II: Gãy một phạm khớp một phẩn.
- BI: Gãy lồi cầu ngoài
- B2: Gãy lồi cẩu trong
- B3: Gãy mặt sau lồi cẩu đùi (Hoffa)
Hình 8.11. Gãy một phàn khớp (AO Principies Of Fracture Management)
Loại III: Gãy phức tạp mặt khớp.
- C1: Gãy phạm khớp đơn giản đường gãy trên và liên lồi cắu đơn giản
- C2: Gãy trên phạm khớp đơn giản, đường gãy nhiều mảnh rời
- C3: Gãy trên và liên lồi cẩu phạm khớp phức tạp
Hình 8.12. Gãy phạm khớp phức tạp (AO Principles Of Fracture Management)
Bảng 8.2. Phương tiện kết hợp xương phù hợp với tòng loại gãy George Bentley (2014)
3. Kết luận gãy đầu dưới của xương đùi
Gãy trên và liên lói cẩu xương đùi là gãy xương phạm khớp phức tạp, gặp nhiều trong tai nạn cường độ cao, có thể gãy hở, tổn thương mạch máu thần kinh. Do đó, chẩn đoán và điều trị kịp thời, phục hồi chức năng tích cực sẽ góp phẩn nâng cao hiệu quả điều trị, giảm biến chứng, di chứng khớp gối về sau.