MỚI

Một số nghiệm pháp khám rung giật nhãn cầu

Ngày xuất bản: 30/04/2023

Rung giật nhãn cầu là một triệu chứng thường gặp trong nhiều bệnh lý khác nhau và việc khám phát hiện tổn thương rất quan trọng để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Khi rung giật nhãn cầu xảy ra, các hình ảnh sẽ trông mờ hoặc dao động, gây khó chịu và khó khăn trong việc nhìn và hoạt động hàng ngày. Việc phát hiện và điều trị kịp thời tổn thương liên quan đến rung giật nhãn cầu rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng và giúp bệnh nhân phục hồi tốt hơn.

Rung giật nhãn cầu gây khó khăn trong việc nhìn và hoạt động hàng ngày
Rung giật nhãn cầu gây khó khăn trong việc nhìn và hoạt động hàng ngày

1. Rung giật nhãn cầu là gì?

Rung giật nhãn cầu là chuyển động đu đưa không tự chủ của mắt. Rung giật nhãn cầu được chia hai loại: rung giật nhãn cầu loại đung đưa (pendular nystagmus) cùng tốc độ cả hai hướng chuyển động của mất và rung giật nhãn cầu giật (jerk nystagmus) gồm có 1 pha nhanh và 1 pha chậm ngược lại. Chiều giật nhãn cầu là chiều nhanh, gồm có rung giật nhãn cầu ngang, dọc và xoay.
Lâm sàng có thể xác định vị trí hướng nhìn có rung giật nhãn cầu, biên độ và chiều của pha nhanh. Pha nhanh (saccades) đánh giá bằng cách cho bệnh nhân nhìn nhanh từ phía này sang phía khác, pha chậm (pursuits) cho bệnh nhân nhìn chậm theo dõi một vật như ngón tay người khám.
Tổn thương tiền đình ngoại biên rung giật nhãn cầu ngang, một chiều rõ lên khi nhìn về phía đối bên tổn thương. Tổn thương tiền đình trung ương có thể gây rung giật nhãn cầu một chiều hay hai chiều ngang, dọc. Rung giật nhãn cầu loại đung đưa thương do tổn thương thị giác bắt đầu từ lúc còn bé.

2. Các nghiệm pháp khám rung giật nhãn cầu

2.1. Nghiệm pháp nhiệt

Sự xáo trộn hệ thống tiền đình có thể khám phá bởi nghiệm pháp nhiệt. Cho bệnh nhân nằm ngửa, đầu cao một góc 30°, giữ ống bán khuyên ngang ở vị trí thẳng đứng, bơm vào tai nước lạnh 33 độ C hay  nước ấm 40 độ C trong 40 giây, thời gian tối thiểu giữa hai lần thử là 5 phút, nước ấm gây ít khó chịu hơn nước lạnh. Chú ý khám tai xem màng nhĩ trước khi làm nghiệm pháp nhiệt.
Kết quả: ở bệnh nhẫn tỉnh bình thường, kích thích nước lạnh, xuất hiện rung giật nhãn cầu đi chiều chậm hướng về tai kích thích và chiều nhánh hướng về phía đối diện, kích thích nước nóng hướng rung giật nhãn cầu ngược lại. Bệnh nhân tổn thương tiền đình một bên kích thích không có giật nhãn cầu, hay xuất hiện giật nhẫn cầu chậm hơn hay thời gian ngắn hơn so bên bình thường.

2.2. Nghiệm pháp Nylen-Bárány (Dix- Hallpike)

Khi bệnh nhân có chóng mặt tư thế, nghiệm pháp này có mục đích làm lập lại triệu chứng. Cho bệnh nhân ngồi quay đầu sang phải, và nhanh chóng cho nằm ngửa đầu thấp hơn mặt phẳng ngang một góc 30°, quan sát giật nhãn cầu và chóng mặt, nghiệm pháp được lập lại với đầu quay sang trái và thẳng. Quan sát xem có rung giật nhãn cầu và hỏi bệnh nhân để biết khối đầu, mức độ trầm trọng và khi nào thì ngưng chóng mặt. Rung giật nhãn cầu tư thế và chóng mặt thường đi kèm trong tổn thương tiền đình ngoại biên và đa SỐ gặp trong chóng mặt tư thế lành tính. Loài này đặc biệt gây khó chịu dữ dội, có thời gian tiềm ẩn kéo dài nhiều giây khi bệnh nhân ở tư thế thuận lợi đến lúc khởi đầu chóng mặt và có rung giật nhãn cầu nhưng lại có khuynh hướng bớt đi tự nhiên khi lập lại. Chóng mặt tư thế cũng có thể gặp xương bệnh lý tiền đình trung ương.
Bảng Đặc điểm tung giật nhãn cầu tư thế

Đặc điểm

Tiền đình ngoại biên

Tiền đình trung ương

Chóng mặt

Nặng/

Trung bình

Thời gian tiềm ẩn

2- 40 giây

Không có

Dễ mệt mỏi

Biến mất khi lập lại

Không

Sự thích nghi

Không

Bảng Phân biệt rung giật nhãn cầu trung ương và ngoại biên

 

Tổn thương ngoại biên

Tổn thương trung ương

Tự phát

Một hướng, pha nhanh đối bên tổn thương, phối hợp ngang xoay, ức chế khi cố định.

Hai bên hay một bên, thương ngang, dọc hay xoay đơn thuần, không ức chế khi cố định.

Tư thế tĩnh trạng

Hướng cố định hay thay đổi, ức chế khi cố định.

Hương cố định hay thay đổi, khống ức chế khi cố định.

Tư thế kịch phát

Dọc-xoay đôi khi ngang-xoay, chóng

mặt ưu thế, biến mất khi lập lại, tiềm tàng.

Thường dọc đơn thuần, ít chóng mặt, không tiềm tàng và dai dẳng.

Tóm lại, khám rung giật nhãn cầu có tầm quan trọng trong việc phát hiện và chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến thần kinh và thị giác. Rung giật nhãn cầu là một triệu chứng phổ biến và có thể xuất hiện trong nhiều bệnh lý khác nhau, từ bệnh lý thần kinh đến các vấn đề về thị giác và các bệnh lý khác. Việc khám phát hiện tổn thương sớm có thể giúp bác sĩ xác định nguyên nhân chính xác của triệu chứng và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Điều này giúp ngăn ngừa các biến chứng và tăng cơ hội phục hồi và điều trị thành công. Do đó, khám rung giật nhãn cầu là một phần quan trọng trong quá trình khám sức khỏe và chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến thần kinh và thị giác. Ngoài ra, khám rung giật nhãn cầu còn giúp đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát của bệnh nhân và phát hiện các bệnh lý khác có thể gây ra triệu chứng rung giật nhãn cầu, giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả.
Nguồn tham khảo: Thần kinh học- ĐH Y TP Hồ Chí Minh 
facebook
528

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia