MỚI

Nội dung bài viết

Hướng dẫn thực hiện quy trình nhóm giáo dục đặc biệt trung tâm y học tái tạo và trị liệu tế bào

Ngày xuất bản: 19/06/2022

Nội dung bài viết

icon-toc-mobile

Hướng dẫn thực hiện quy trình nhóm giáo dục đặc biệt trung tâm y học tái tạo và trị liệu tế bào áp dụng cho chuyên viên giáo dục đặc biệt

Người thẩm định: Nguyễn Thanh Liêm
Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm
Ngày phát hành: 20/02/2020 

1. Đại cương

Nội dung bài viết

1.1. Khái niệm

Chương trình giáo dục đặc biệt (Special Education) là các chương trình và dịch vụ hỗ trợ được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng khả năng và nhu cầu riêng biệt của mỗi trẻ.

1.2. Mục đích

Chương trình giáo dục đặc biệt giúp trẻ có nhu cầu đặc biệt có thể tham gia vào các chương trình giáo dục chung bằng cách thay đổi nội dung chương trình, phương pháp dạy học sao cho phù hợp với khả năng của từng trẻ tùy theo chẩn đoán và khiếm khuyết của trẻ đó.

1.3. Trường hợp áp dụng

Trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt (Chậm nói, rối loạn tăng động giảm chú ý, tự kỷ,…).

1.4. Trường hợp không áp dụng

Trẻ ốm đau không thể tham gia trị liệu.

2. Nội dung

2.1. Hướng dẫn can thiệp sớm cho trẻ có nhu cầu đặc biệt

  • Lên kế hoạch giáo dục cá nhân từ kết quả đánh giá:
    • Đọc các kết quả đánh giá về trẻ.
    • Thu thập đầy đủ thông tin về trẻ.
    • Thiết lập mục tiêu dài hạn (3, 6 tháng).
    • Thiết lập kế hoạch ngắn hạn (mô tả các bước để đạt được kế hoạch dài hạn).
    • Chia nhỏ thành các bước thực hiện cho mục tiêu ngắn hạn.
  • Thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân:
    • Lựa chọn và sử dụng các phương pháp can thiệp có kiểm chứng để can thiệp cho trẻ.
    • Phối hợp với gia đình / nhà trường/ nhà trị liệu để thực hiện theo mục tiêu đã đề ra.
  • Đánh giá kết quả:
    • Sử dụng tiêu chí đánh giá có thể đo lường được để đánh giá sự tiến triển của trẻ.
  • Điều chỉnh chương trình:
    • Lược bỏ bớt những mục tiêu chưa phù hợp với trẻ.
    • Bổ sung thêm những mục tiêu phù hợp với khả năng và nhu cầu của trẻ.

2.2. Hướng dẫn phát triển vận động có chủ đích cho trẻ có nhu cầu đặc biệt

  • Lựa chọn mục tiêu cho trẻ:
    • Lựa chọn các mục tiêu phù hợp với khả năng và nhu cầu của trẻ.
  • Gắn mục tiêu vào các hoạt động có chủ đích:
    • Khái quát các kỹ năng đã có.
    • Lồng ghép các kỹ năng vào các hoạt động có chủ đích.

2.3. Hướng dẫn phát triển nhận thức cho trẻ có nhu cầu đặc biệt

  • Hỗ trợ trẻ nhận biết sự vật, hiện tượng:
    • Cho trẻ tiếp xúc đa giác quan
    • Giúp trẻ ghi nhớ bằng cách đưa sự vật/ hiện tượng vào thực hành để trẻ được trải nghiệm thực tế
  • Khái quát hóa:
    • Tạo tình huống để trẻ thực hành kỹ năng mới trong các môi trường tự nhiên khác nhau.
  • Trộn lẫn các kỹ năng
    • Lồng ghép, trộn lẫn các kỹ năng trẻ đã làm thành thạo với tỉ lệ 70:30.

2.4. Hướng dẫn tư vấn gia đình kỹ thuật can thiệp cơ bản cho trẻ tại nhà

  • Giao tiếp ngang tầm mắt với trẻ.
  • Nói với trẻ bằng ngôn ngữ ngắn gọn, dễ hiểu.
  • Tạo nhiều tình huống trong quá trình sinh hoạt của trẻ.
  • Luôn bắt đầu bằng những thứ trẻ thích và theo sau sự dẫn dắt của trẻ.

2.5. Hướng dẫn phát triển kỹ năng chơi cho trẻ có nhu cầu đặc biệt

  • Giới thiệu kĩ năng mới:
    • Thông báo cho trẻ biết trước kĩ năng trẻ sẽ được học (sử dụng lịch hoạt động bằng hình ảnh).
    • Giới thiệu đồ dùng dạy học sẽ sử dụng.
  • Hướng dẫn trẻ biết cách chơi thông qua đồ vật:
    • Dạy trẻ chơi.
    • Chơi giác quan vận động.
    • Chơi chức năng.
    • Chơi tưởng tượng.
  • Phát triển các mức độ chơi cho trẻ:
    • Các mức độ chơi từ đơn giản đến phức tạp:
      • Chơi độc lập.
      • Chơi song song.
      • Chơi phối hợp.
  • Khái quát hóa:
    • Tạo tình huống để trẻ thực hành kỹ năng mới trong các môi trường tự nhiên khác nhau.
  • Trộn lẫn các kỹ năng:
    • Lồng ghép, trộn lẫn các kỹ năng trẻ đã làm thành thạo với tỉ lệ 70:30.
giáo dục đặc biệt
Hướng dẫn thực hiện quy trình nhóm giáo dục đặc biệt trung tâm y học tái tạo và trị liệu tế bào

2.6. Hướng dẫn can thiệp ngôn ngữ cho trẻ có nhu cầu đặc biệt

  • Dạy các kỹ năng tiền ngôn ngữ:
    • Các kỹ năng tiền ngôn ngữ bao gồm:
      • Sự chú ý.
      • Trẻ làm quen với nguyên nhân – hệ quả.
      • Giao tiếp mắt.
      • Bắt chước.
      • Lắng nghe.
      • Sự luân phiên.
      • Hiểu biết và giao tiếp qua cử chỉ điệu bộ.
      • Nói âm đơn.
  • Phát triển ngôn ngữ:
    • Phát triển ngôn ngữ hiểu.
    • Phát triển ngôn ngữ diễn đạt.
    • Phát triển ngữ pháp, ngữ dụng.
  • Khái quát hóa:
    • Tạo tình huống để trẻ thực hành kỹ năng mới trong các môi trường tự nhiên khác nhau.
  • Trộn lẫn các kỹ năng:
    • Lồng ghép, trộn lẫn các kỹ năng trẻ đã làm thành thạo với tỉ lệ 70:30.

2.7. Hướng dẫn dạy trẻ có nhu cầu đặc biệt trả lời câu hỏi nhận thức

  • Dạy trẻ hiểu câu hỏi cái gì? ở đâu? Tại sao?
    • Thường xuyên nói cho trẻ nghe những nơi trẻ đang ở và sẽ đến.
    • Giúp trẻ gọi tên các đồ vật, người, con vật, môi trường xung quanh trẻ
    • Giúp trẻ nhận biết được công năng của các đồ vật.
    • Bình luận về các tình huống, các đồ vật, trò chơi khi tương tác.
    • Nên gắn với sở thích của trẻ để tăng động lực tự nhiên.
    • Động viên, khen ngợi bằng tinh thần mỗi khi trẻ tương tác hiệu quả ở một tình huống bất kì.
  • Dạy trẻ trả lời câu hỏi ở đâu? cái gì? Tại sao
    • Trả lời câu hỏi ở đâu?
    • Chọn mục tiêu cụ thể:
      • Bước 1: Nạp thông tin về vị trí và vật cần hỏi.
      • Bước 2: Yêu cầu chỉ, đưa đồ ở vị trí cụ thể.
      • Bước 3: Hỏi vật đó ở đâu?.
      • Bước 4: Trẻ trả lời câu hỏi.
    • Trả lời câu hỏi cái gì?
      • Bước 1: Nạp thông tin về vị trí và vật cần hỏi.
      • Bước 2: Yêu cầu chỉ, đưa đồ ở vị trí cụ thể.
      • Bước 3: Hỏi vật đó là cái gì?
      • Bước 4: Trẻ trả lời câu hỏi.
    • Trả lời câu hỏi tại sao? Chọn mục tiêu cụ thể ví dụ: Đưa ra tình huống anh khóc nhè vì đồ chơi hỏng
      • Bước 1: Đưa ra tình huống nguyên nhân kết quả (qua tranh, tình huống thực tế) nạp cho trẻ hiểu tình huống.
      • Bước 2: Sử dụng câu 2 vế vì – nên.
      • Bước 3: Đặt câu hỏi tại sao anh khóc nhè?
      • Bước 4: Trẻ trả lời câu hỏi.
  • Khái quát hóa
    • Tạo tình huống để trẻ thực hành kỹ năng mới trong các môi trường tự nhiên khác nhau.
  • Trộn lẫn các kỹ năng
    • Lồng ghép, trộn lẫn các kỹ năng trẻ đã làm thành thạo với tỉ lệ 70:30.

2.8. Hướng dẫn phát triển khả năng tương tác xã hội và giao tiếp cho trẻ có nhu cầu đặc biệt

  • Giới thiệu kĩ năng mới:
    • Thông báo cho trẻ biết trước kĩ năng trẻ sẽ được học.
    • Giới thiệu đồ dùng dạy học sẽ sử dụng.
  • Dạy kỹ năng giao tiếp và tương tác xã hội cho trẻ chưa có ngôn ngữ:
    • Phát triển các kỹ năng cho trẻ.
    • Chú ý.
    • Lắng nghe.
    • Bắt chước.
    • Kỹ năng luân phiên.
    • Vui chơi.
    • Ngôn ngữ hiểu.
    • Cử chỉ, điệu bộ.
  • Dạy kỹ năng giao tiếp và tương tác xã hội cho trẻ đã có ngôn ngữ
    • Phát triển các kỹ năng cho trẻ.
    • Trau dồi và mở rộng vốn từ thông qua các tình huống cụ thể.
    • Luân phiên giao tiếp với người khác.
    • Sử dụng câu đúng ngữ pháp.
    • Kết hợp ngôn ngữ cơ thể và lời nói,…

2.9. Hướng dẫn giáo dục giới tính cho trẻ có nhu cầu đặc biệt

  • Giới thiệu kĩ năng mới:
    • Thông báo cho trẻ biết trước nội dung trẻ sẽ được học.
    • Giới thiệu đồ dùng dạy học sẽ sử dụng.
  • Cung cấp kiến thức về giáo dục giới tính theo từng độ tuổi
    • Cung cấp kiến thức thông qua các kênh thông tin:
      • Thuyết trình.
      • Video, hình ảnh.
      • Câu chuyện xã hội.
  • Hướng dẫn trẻ ứng dụng các kiến thức đã học vào thực hành:
    • Làm mẫu các hoạt động theo từng bước
    • Hỗ trợ trẻ toàn phần
    • Hỗ trợ trẻ một phần
    • Để trẻ thực hiện độc lập
  • Khái quát hóa:
    • Tạo tình huống để trẻ thực hành kỹ năng mới trong các môi trường tự nhiên khác nhau
  • Trộn lẫn các kỹ năng:
    • Lồng ghép, trộn lẫn các kỹ năng trẻ đã làm thành thạo với tỉ lệ 70:30.

2.10. Hướng dẫn tư vấn gia đình lựa chọn, sắp xếp môi trường can thiệp tại nhà cho trẻ

  • Giải thích ý nghĩa của việc sắp xếp môi trường:
    • Gia đình là môi trường can thiệp gần gũi và quan trọng nhất với trẻ.
    • Sắp xếp môi trường tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ học tập.
  • Tư vấn cách thức lựa chọn đồ chơi phù hợp:
    • Bàn ghế phù hợp với độ tuổi chiều cao của trẻ.
    • Đồ chơi có chức năng vận động tinh.
    • Dụng cụ có chức năng vận động thô phù hợp lứa tuổi.
    • Đồ chơi nguyên nhân kết quả.
    • Đồ chơi theo các chủ đề như sinh nhật, nấu ăn, bác sĩ.
    • Đồ dùng dụng cụ cảm giác – giác quan.
    • Giá, tủ đựng đồ dùng học tập.
    • Hộp, rổ đựng đồ dùng phù hợp.
  • Tư vấn cách thức sắp xếp môi trường can thiệp phù hợp tại nhà
    • Bố trí không gian học ít yếu tố gây sao nhãng mất tập trung.
    • Đồ dùng học tập đồ chơi được thiết kế gọn gàng theo chiến lược trong tầm nhìn ngoài tầm với của trẻ.
    • Sử dụng đồ dùng phù hợp với thể chất của trẻ.

2.11. Hướng dẫn phát triển vận động tinh cho trẻ có nhu cầu đặc biệt

  • Giới thiệu kĩ năng mới:
    • Thông báo cho trẻ biết trước kĩ năng trẻ sẽ được học.
    • Giới thiệu đồ dùng dạy học sẽ sử dụng.
  • Làm mẫu để trẻ quan sát:
    • Thực hiện làm mẫu cho trẻ quan sát trực.
    • Có mô tả hành động làm mẫu bằng lời.
  • Hỗ trợ trẻ thực hiện:
    • Hỗ trợ toàn phần để trẻ thực hiện hoạt động.
    • Hỗ trợ một phần để trẻ thực hiện hoạt động.
    • Trẻ thực hiện hoạt động độc lập.
  • Khái quát hóa:
    • Tạo tình huống để trẻ thực hành kỹ năng mới trong các môi trường tự nhiên khác nhau.
  • Trộn lẫn các kỹ năng:
    • Lồng ghép, trộn lẫn các kỹ năng trẻ đã làm thành thạo với tỉ lệ 70:30.

2.12. Hướng dẫn phát triển vận động thô cho trẻ có nhu cầu đặc biệt

  • Giới thiệu kĩ năng mới:
    • Thông báo cho trẻ biết trước kĩ năng trẻ sẽ được học.
    • Giới thiệu đồ dùng dạy học sẽ sử dụng.
  • Làm mẫu để trẻ quan sát:
    • Thực hiện làm mẫu cho trẻ quan sát trực tiếp.
    • Có mô tả hành động làm mẫu bằng lời.
  • Hỗ trợ trẻ thực hiện:
    • Hỗ trợ toàn phần để trẻ thực hiện hoạt động.
    • Hỗ trợ một phần để trẻ thực hiện hoạt động.
    • Trẻ thực hiện hoạt động độc lập.
  • Khái quát hóa:
    • Tạo tình huống để trẻ thực hành kỹ năng mới trong các môi trường tự nhiên khác nhau.
  • Trộn lẫn các kỹ năng:
    • Lồng ghép, trộn lẫn các kỹ năng trẻ đã làm thành thạo với tỉ lệ 70:30.

2.13. Hướng dẫn phát triển kỹ năng tự phục vụ cho trẻ có nhu cầu đặc biệt

  • Giới thiệu kĩ năng mới:
    • Thông báo cho trẻ biết trước nội dung trẻ sẽ được học.
    • Giới thiệu đồ dùng dạy học sẽ sử dụng.
  • Làm mẫu kỹ năng tự phục vụ:
    • Thực hiện mẫu kỹ năng theo từng bước.
  • Hỗ trợ trẻ thực hiện:
    • Hỗ trợ trẻ thực hiện theo các mức độ:
    • Hỗ trợ trẻ toàn phần
    • Hỗ trợ trẻ một phần
    • Trẻ thực hiện độc lập
  • Khái quát hóa:
    • Tạo tình huống để trẻ thực hành kỹ năng mới trong các môi trường tự nhiên khác nhau.
  • Trộn lẫn các kỹ năng:
    • Lồng ghép, trộn lẫn các kỹ năng trẻ đã làm thành thạo với tỉ lệ 70:30.

2.14. Hướng dẫn dạy trẻ có nhu cầu đặc biệt cách chỉ tay để thể hiện nhu cầu

  • Dạy trẻ có nhu cầu đặc biệt biết tách ngón trỏ:
    • Cho trẻ dùng ngón trỏ để ấn đất sét.
    • Cho trẻ dùng ngón trỏ để vẽ lên giấy bằng màu nước.
    • Cho trẻ dùng ngón trỏ để chạm vào các ngón tay còn lại.
  • Dạy trẻ có nhu cầu đặc biệt biết chỉ để thể hiện nhu cầu:
    • Trẻ chỉ tay để thể hiện nhu cầu khi nhìn thấy đồ vật ở trước mắt.
    • Trẻ biết chỉ tay để thể hiện nhu cầu khi nhìn thấy đồ vật ở một khoảng cách xa.
  • Khái quát hóa
    • Tạo tình huống để trẻ thực hành kỹ năng mới trong các môi trường tự nhiên khác nhau.
  • Trộn lẫn các kỹ năng:
    • Lồng ghép, trộn lẫn các kỹ năng trẻ đã làm thành thạo với tỉ lệ 70:30.

2.15. Hướng dẫn dạy trẻ có nhu cầu đặc biệt kỹ năng hợp tác nhóm

  • Phân chia những trẻ có khả năng và nhu cầu tương đương nhau vào cùng một nhóm:
    • Thành lập nhóm 2 trẻ, nhóm 3 trẻ, nhóm 4 trẻ,… dựa trên khả năng và sự chấp nhận của trẻ.
  • Lựa chọn mục tiêu:
    • Lựa chọn các mục tiêu phù hợp và sát nhất với khả năng và nhu cầu của các thành viên trong nhóm.
    • Các mục tiêu bao gồm mục tiêu chung cho cả nhóm và mục tiêu riêng cho từng thành viên trong nhóm
  • Lập kế hoạch hoạt động nhóm:
    • Kế hoạch hoạt động nhóm cần được lên chi tiết, cụ thể từng buổi, từng tuần phù hợp với khả năng và nhu cầu của các thành viên trong nhóm.
  • Thực hiện kế hoạch:
    • Thực hiện kế hoạch đã đề ra.
  • Đánh giá quá trình hoạt động nhóm:
    • Đánh giá hiệu quả của quá trình hoạt động nhóm đến các thành viên để kịp thời có những điều chỉnh phù hợp với khả năng và nhu cầu của nhóm.

2.16. Hướng dẫn dạy trẻ có nhu cầu đặc biệt bắt chước các hoạt động môi miệng

  • Giới thiệu kĩ năng mới:
    • Thông báo cho trẻ biết trước kĩ năng trẻ sẽ được học.
    • Giới thiệu đồ dùng dạy học sẽ sử dụng.
  • Làm mẫu để trẻ quan sát:
    • Thực hiện làm mẫu cho trẻ quan sát trực tiếp các vận động môi miệng (Chu môi, thổi phù, liếm môi, chẹp miệng,…)
    • Có mô tả hành động làm mẫu bằng lời
  • Hỗ trợ trẻ thực hiện:
    • Hỗ trợ trẻ toàn phần.
    • Hỗ trợ trẻ một phần.
    • Để trẻ thực hiện độc lập.
  • Khái quát hóa:
    • Tạo tình huống để trẻ thực hành kỹ năng mới trong các môi trường tự nhiên khác nhau
  • Trộn lẫn các kỹ năng:
    • Lồng ghép, trộn lẫn các kỹ năng trẻ đã làm thành thạo với tỉ lệ 70:30.

2.17. Hướng dẫn kỹ thuật điều hòa cảm giác cho trẻ có nhu cầu đặc biệt

  • Trị liệu những giác quan có chức năng điều khiển (Tiền đình, cảm nhận bản thể, xúc giác).
  • Trị liệu cho trẻ có phản ứng quá ngưỡng.
  • Trị liệu cho trẻ có phản ứng dưới ngưỡng (loại thụ động, loại tìm kiếm).

2.18. Hướng dẫn trị liệu cho trẻ có nhu cầu đặc biệt bằng chương trình ESDM

  • Tiếp cận trẻ:
    • Tiếp cận, thiết lập mối quan hệ với trẻ
  • Thu thập thông tin:
    • Thu thập thông tin để làm rõ vấn đề của trẻ qua các kênh:
      • Thu thập thông tin khi tiếp xúc trực tiếp chính bản thân trẻ.
      • Thu thập thông tin từ gia đình, người thân của trẻ.
      • Thu thập thông tin từ trường học, môi trường sống của trẻ.

2.19. Hướng dẫn dạy trẻ có nhu cầu đặc biệt trả lời câu hỏi lựa chọn

  • Dạy trẻ trả lời câu hỏi “có/không”:
    • Ngồi đối diện với trẻ.
    • Cho trẻ xem đồ vật trẻ thích.
    • Hỏi trẻ một số câu hỏi xung quanh đồ vật.
    • CV nói “có/không” ngay sau khi hỏi và để trẻ nhắc lại từ “có/không”.
    • Thưởng ngay sau khi trẻ nhắc lại lời đúng.
    • Giảm dần số lần nhắc, cuối cùng chỉ thưởng khi trẻ trả lời đúng không cần gợi ý.
  • Trả lời ngẫu nhiên có/ không:
    • Ngồi đối diện với trẻ.
    • Cho trẻ xem đồ vật trẻ thích.
    • Hỏi trẻ ngẫu nhiên câu hỏi có/ không về đồ vật.
    • Dùng cử chỉ/ lời nói gợi ý trẻ nói có/ không.
    • Thưởng ngay sau khi trẻ trả lời đúng.
    • Giảm dần gợi ý, cuối cùng chỉ thưởng khi trẻ trả lời đúng không cần gợi ý.

2.20. Hướng dẫn can thiệp cho trẻ đa khuyết tật

  • Tư vấn tìm hiểu khả năng và nhu cầu của trẻ.
  • Xây dựng mục tiêu, lập kế hoạch học tập:
    • Căn cứ vào khả năng và nhu cầu của trẻ để xây dựng mục tiêu.
    • Tìm hiểu khả năng và nhu cầu của trẻ giúp trẻ theo từng loại tật.
  • Thực hiện kế hoạch:
    • Mục tiêu giáo dục bao gồm mục tiêu dài hạn 3- 6 tháng và mục tiêu ngắn hạn cho từng tháng, từng tuần.
  • Tư vấn đánh giá kết quả:
    • Đánh giá toàn diện trên các lĩnh vực.
    • Đánh giá này cần so sánh với đánh giá ban đầu.
    • Quá trình đánh giá cần có sự tham gia của các nhà chuyên môn, gia đình, nhà trường.

2.21. Hướng dẫn giáo dục tiền tiểu học cho trẻ có nhu cầu đặc biệt

  • Làm quen với Toán:
    • Dạy trẻ làm quen và hiểu về khái niệm tập hợp, số, lượng, số thứ tự, đếm, xếp tương ứng theo quy tắc, đo lường, hình dạng, định hướng không gian thời gian.
  • Làm quen với Tiếng Việt:
    • Dạy trẻ các kỹ năng chuẩn bị cho việc đọc và viết: học gọi tên hình ảnh, biểu tượng, chữ cái nhận biết các nét trong chữ viết.
  • Rèn nề nếp, kỹ năng xã hội trước khi vào lớp 1:
    • Dạy trẻ kỹ năng chuẩn bị sách vở đồ dùng trước khi đi học.
    • Kỹ năng xếp hàng.
    • Giơ tay phát biểu hoặc xin phép nêu ý kiến.

2.22. Hướng dẫn giáo dục đặc biệt cho trẻ có khó khăn về học

  • Tìm hiểu khả năng và nhu cầu của trẻ.
  • Xây dựng mục tiêu, lập kế hoạch học tập.
  • Thực hiện kế hoạch.
  • Điều chỉnh kế hoạch.
  • Đánh giá kết quả học tập.

2.23. Hướng dẫn ứng dụng phương pháp Floortime để phát triển kỹ năng chơi cho trẻ có nhu cầu đặc biệt

  • Tiếp cận trẻ.
  • Thu thập thông tin.
  • Xác định tình trạng của trẻ.
  • Lập kế hoạch can thiệp.
  • Thực hiện kế hoạch.

2.24. Hướng dẫn dạy trẻ có nhu cầu đặc biệt bắt chước các vận động thô

  • Giới thiệu kĩ năng mới:
    • Thông báo cho trẻ biết trước kĩ năng trẻ sẽ được học.
    • Giới thiệu đồ dùng dạy học sẽ sử dụng 24.2. Làm mẫu để trẻ quan sát.
    • Thực hiện làm mẫu cho trẻ quan sát trực tiếp các vận động thô (nhảy, chui, đá, ném,…).
    • Có mô tả hành động làm mẫu bằng lời.
  • Hỗ trợ trẻ thực hiện:
    • Hỗ trợ trẻ toàn phần.
    • Hỗ trợ trẻ một phần.
    • Để trẻ thực hiện độc lập.
  • Khái quát hóa:
    • Tạo tình huống để trẻ thực hành kỹ năng mới trong các môi trường tự nhiên khác nhau.
  • Trộn lẫn các kỹ năng:
    • Lồng ghép, trộn lẫn các kỹ năng trẻ đã làm thành thạo với tỉ lệ 70:30.

2.25. Hướng dẫn tăng cường giao tiếp mắt cho trẻ có nhu cầu đặc biệt

  • Dạy trẻ giao tiếp mắt trong khi tương tác:
    • Dạy trẻ giao tiếp mắt để thể hiện nhu cầu.
    • Dạy trẻ giao tiếp mắt để chia sẻ sự chú ý.
  • Dạy trẻ giao tiếp mắt trong khi chơi:
    • Cho trẻ lựa chọn đồ chơi mà trẻ thích.
    • Yêu cầu trẻ nhìn vào mắt và nhận đồ vật từ trẻ.
    • Thưởng cho trẻ khi trẻ thực hiện theo yêu cầu.
giáo dục đặc biệt
Hướng dẫn tăng cường giao tiếp mắt cho trẻ có nhu cầu đặc biệt

2.26. Hướng dẫn dạy trẻ có nhu cầu đặc biệt nhận biết các đồ vật ở môi trường xung quanh

  • Dạy trẻ giúp trẻ tự kỷ nhận biết đồ vật ở môi trường xung quanh:
    • Chọn mục tiêu cụ thể:
      • B1: Chỉ đồ vật.
      • B2: Đưa đồ vật.
      • B3: Lấy đồ vật Ghép giống nhau đồ vật với tranh.
      • B4: Lấy và chỉ đồ vật theo chức năng.
  • Dạy trẻ giúp trẻ tự kỷ gọi tên đồ vật ở môi trường xung quanh:
    • Chọn mục tiêu gọi tên cụ thể:
      • B1: Gọi tên đồ vật.
      • B2: Nói tên và chức năng của đồ vật.
      • B3: Trả lời câu hỏi liên quan đến chức năng, công dụng.
      • B4: Hội thoại giao tiếp về đồ vật đó.

2.27. Hướng dẫn sử dụng phương pháp PECS hỗ trợ giao tiếp cho trẻ

  • Tiếp cận trẻ.
  • Thu thập thông tin.
  • Xác định tình trạng của trẻ.
  • Lên kế hoạch trị liệu.
  • Tiến hành trị liệu.
  • Đánh giá quá trình trị liệu.

2.28. Hướng dẫn ứng dụng phương pháp RDI để dạy trẻ có nhu cầu đặc biệt đọc hiểu cảm xúc

  • Dạy trẻ biết tham khảo cảm xúc của người khác:
    • Dạy trẻ dùng hệ thống phản hồi về cảm xúc để học hỏi từ kinh nghiệm chủ quan của người khác.
  • Dạy trẻ phối hợp với người khác:
    • Dạy trẻ khả năng quan sát.
    • Dạy trẻ liên tục điều chỉnh hành vi của mình.
    • Dạy trẻ tham gia vào các mối quan hệ để trao đổi về mặt tình cảm.
  • Dạy trẻ phát triển ngôn ngữ diễn tả
    • Dạy trẻ khả năng sử dụng lời nói.
    • Dạy trẻ khả năng sử dụng giao tiếp không lời.
    • Dạy trẻ rủ người khác chơi với mình.
    • Dạy trẻ chia sẻ cảm xúc và phối hợp với người khác.

2.29. Hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ khuyết tật

  • Lập kế hoạch:
    • Lựa chọn chủ đề xoay quanh các ngày lễ hội, các mùa trong năm. Lựa chọn chủ đề gần gũi, thiết thực với trẻ
    • Lên kế hoạch cho từng hoạt động gồm:
    • Địa điểm
    • Thời gian
    • Hoạt động
    • Đồ dùng cần chuẩn bị/ thiết bị dạy học
    • Phân công người hỗ trợ
    • Mục tiêu cần đạt được
  • Thực hiện kế hoạch:
    • Giới thiệu hoạt động cho trẻ
    • Phân công trẻ theo từng hoạt động
    • Hỗ trợ trẻ thực hiện có sự giám sát theo từng hoạt động phù hợp với từng đối tượng trẻ
  • Tổng kết:
    • Tổng kết lại ý nghĩa của hoạt động giáo dục.
    • Nhận xét chung.
    • Khen ngợi những cố gắng của trẻ.
    • Góp ý để trẻ tiến bộ ở các hoạt động sau.

2.30. Hướng dẫn dùng phương pháp ABA vào quản lý hành vi cho trẻ có nhu cầu đặc biệt

  • Xác định hành vi cần ưu tiên can thiệp:
    • Những hành vi cần ưu tiên.
    • Hành vi tự gây tổn thương.
    • Hành vi gây hấn.
    • Hành vi tự kích thích tới mức có thể ảnh hưởng tới việc hòa nhập của trẻ.
  • Viết định nghĩa hành vi:
    • Cụ thể về đặc điểm của hành vi, tình huống xảy ra hành vi.
  • Phân tích chức năng hành vi:
    • Hành vi không phù hợp của trẻ mang nhiều chức năng khác nhau.
    • Kỹ thuật viên cần tìm ra mục đích của hành vi đó là gì bằng cách:
      • Bảng hỏi cha mẹ.
      • Quan sát trẻ ở môi trường tự nhiên.
      • Quan sát trẻ ở môi trường tự nhiên kèm theo môi trường sắp đặt.
      • Tạo tình huống để có thể quan sát chức năng của hành vi.
  • Đánh giá phương pháp can thiệp:
    • Đưa ra ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp can thiệp hành vi cho trẻ.
  • Xây dựng kế hoạch và thực hiện quản lý hành vi:
    • Dựa vào việc đánh giá các phương pháp can thiệp hành vi để lựa chọn các phương pháp phù hợp với trẻ.
    • Tiến hành thực hiện kế hoạch quản lý hành vi cho trẻ dựa trên chương trình đã xây dựng.
  • Đánh giá và điều chỉnh:
    • Đánh giá mức độ hiệu quả của quá trình can thiệp mang lại cho trẻ để kịp thời có những điều chỉnh phù hợp.

2.31. Hướng dẫn sử dụng phương pháp TEACCH vào dạy học có cấu trúc hóa cho trẻ có nhu cầu đặc biệt

  • Tiếp cận trẻ:
    • Tiếp cận, thiết lập mối quan hệ với trẻ.
  • Thu thập thông tin:
    • Thu thập thông tin để làm rõ vấn đề của trẻ từ:
      • Chính bản thân trẻ.
      • Gia đình, người thân của trẻ.
      • Từ trường học.
    • Từ tài liệu, kết quả khám, đánh giá của bác sĩ.
  • Xác định tình trạng của trẻ:
    • Xác định khả năng và nhu cầu của trẻ dựa trên các thông tin thu thập được.
  • Lên kế hoạch trị liệu:
    • Cấu trúc môi trường học tập:
      • Phân chia không gian thành những phần có thể nhìn thấy được.
    • Lịch công việc:
      • Giúp trẻ biết những hoạt động sẽ diễn ra và theo một trật tự nào bằng cách sử dụng những đồ vật, tranh ảnh, con số.
    • Các hệ thống làm việc: Thông qua những hệ thống này,ta sẽ dạy:
      • Trẻ phải làm hoạt động nào?
      • Trẻ phải làm bao nhiêu?
      • Khi nào trẻ sẽ hoàn thành?
      • Trẻ sẽ phải làm cái gì tiếp theo.
  • Tiến hành trị liệu:
    • Tiến hành thực hiện trị liệu theo kế hoạch đã đề ra.
  • Đánh giá quá trình trị liệu:
    • Đánh giá mức độ hiệu quả của quá trình can thiệp mang lại cho trẻ để kịp thời có những điều chỉnh phù hợp.

Chữ viết tắt: 

  • ADHD: Attention-deficit hyperactivity disorder.
  • ESDM: Early Start Denver Model.
  • FLOOR TIME: DIR – cùng chơi với trẻ.
  • ABA: Applied Behavior Analysis.
  • TEACCH: Division of Treatment and Education of Autistic and Children with Communication Handicaps.
  • PECS: Picture Exchane Communication System.

Tài liệu tham khảo:

  • NXB Đại học quốc gia Hà Nội- Hội tâm lý và giáo dục Việt Nam, Phát triển chuyên môn và
  • đổi mới quản lý trong hoạt động can thiệp trẻ có rối loạn phát triển
  • Eric Schopler, Margaret Lansing, Leilie Waters, Đánh giá và trị liệu cá nhân cho trẻ tự kỷ và trẻ khuyết tật phát triển-
  • Macquarie University, Từng bước nhỏ – Chương trình can thiệp sớm dành cho trẻ chậm phát triển và trẻ khuyết tật
  • Phạm Thị Đỗ Quyên, Hướng dẫn can thiệp sớm tại gia đình
  • Minh Thành, Giáo trình quản lý hành vi cho trẻ khuyết tật trí tuệ
  • T.S Phạm Toàn- BS Lâm Hiếu Minh, Thấu hiểu và hỗ trợ trẻ tự kỷ

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của VinmecDr. Việc sao chép, sử dụng phải được VinmecDr chấp thuận trước bằng văn bản.
Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. VinmecDr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. VinmecDr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.
Đường link liên kết VinmecDr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc VinmecDr được liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.

facebook
10

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Bài viết cùng chuyên gia