MỚI

Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn mô tả quy trình thụ tinh ống nghiệm trong lab

Ngày xuất bản: 04/07/2022

Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn mô tả quy trình thụ tinh ống nghiệm trong lab áp dụng cho bác sĩ, điều dưỡng hỗ trợ sinh sản tại các bệnh viện

Người thẩm định: Trưởng tiểu ban Sản Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm Ngày phát hành lần đầu: 29/05/2020
Đối với các cặp vợ chồng hiếm muộn, thụ tinh ống nghiệm được coi là giải pháp tối ưu giúp các cặp vợ chồng đến gần hơn với thiên chức làm cha mẹ. Hiện nay việc thụ tinh trong ống nghiệm, quy trình sẽ được thực hiện đầy đủ theo từng bước sau:

1. Quy trình thực hiện thụ tinh ống nghiệm trong lab

Gồm các quy trình sau:

    • Thu nhặt noãn
    • Thụ tinh:
      • Cấy tinh trùng và noãn.
      • Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI).
    • Đánh giá thụ tinh và phát triển phôi.
    • Nuôi cấy phôi.
    • Chuyển phôi
    • Đông phôi. Rã phôi đông lạnh
    • Đông tinh trùng. Rã tinh trùng đông lạnh
    • Đông lạnh noãn, rã đông noãn.
    • Một số kỹ thuật khác: Hỗ trợ phôi thoát màng (AH); sinh thiết phôi ngày 3, sinh thiết phôi ngày 5, hoạt hóa noãn (AOA)…

2. Ngày trước ngày chọc hút noãn (D-1)

2.1. Chuẩn bị:

  • Dụng cụ:
    • Pipet 10 ml (Falcon).
    • Ống nghiệm đáy tròn 14 ml (Falcon).
    • Ống nghiệm đáy tròn 5ml (Falcon)
    • Pipet hút (Fisher Scientific)
    • Tủ thao tác sinh học.
    • Tủ cấy CO2, 370C.
    • Giá đựng ống nghiệm.
  • Môi trường hóa chất: Môi trường sau khi được chuẩn bị để vào tủ cấy CO2 5% hoặc 6% (Tùy loại môi trường)/ 370C hoặc tủ ấm đơn thuần 370C (Theo chỉ dẫn nhà sản xuất)
    • Môi trường đệm bi – carbonat (IVF hoặc G1-2) (Vitrolife): 20ml/1 bệnh nhân.
    • Môi trường chọc hút noãn đệm HEPES có Heparin (ASP) (Vitrolife): 20ml/ 1 bệnh nhân.
    • Môi trường đệm HEPES rửa tinh trùng (SpermRinse, G-Mops…) (Vitrolife): 4 ml/ 1 bệnh nhân.
    • Môi trường thang nồng độ lọc tinh trùng (SpermGrade…) (Vitrolife): 2ml/ 1 bệnh nhân.

2.2. Kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm

Tất cả các kỹ thuật được thực hiện trong tủ thao tác đảm bảo vô trùng. Các ống nghiệm được ghi rõ loại môi trường, ngày tháng chuẩn bị. Một số ống (Ống đựng môi trường cấy tinh trùng) ghi rõ tên bệnh nhân.
Hình C.1: Tủ thao tác – IVF Workstation   Hình C.2: Kính hiển vi đảo ngược  Hình C.3: Tủ cấy CO2                                                                                                                      Hình C.4: Đĩa cấy 4 giếng     Hình C.5: Đĩa petri nhỏ

  • Môi trường:
    • Fertilization (6% CO2) (Cook-Uc) hoặc G-IVF (6% CO2) (Vitrolife, Thụy Điển).
    • Follicle flushing (Cook) hoặc G-Mops (6% CO2) (Vitrolife, Thụy Điển).
    • 4ml Ovoil.

                           

3. Thu nhặt noãn – Cấy tinh trùng và noãn

  • Như đã mô tả ở quy trình thụ tinh ống nghiệm và nuôi cấy phôi

Lưu ý :

    • Kiểm tra, đối chiếu trước mỗi thao tác
    • Thao tác nhặt noãn và rửa cần nhẹ nhàng tránh làm vỡ noãn.
    • Trong quá trình nhặt noãn cần giảm tối thiểu thời gian để noãn ở nhiệt độ môi trường.

4. ICSI tiêm tinh trùng vào bào tương noãn:

Như đã mô tả ở quy trình ICSI

Hình C.7: Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI).

Hình 8: Làm ICSI dưới KHV đảo ngược với bộ vi thao tác.

  • Kiểm tra hiện tượng thụ tinh sau 16-18 giờ.

5. Ngày 1 (D1- 1 ngày sau chọc hút noãn) – Đánh giá thụ tinh Đại cương:

  • Sau 18 giờ tiêm tinh trùng vào bào tương noãn sẽ tiến hành đánh giá sự toàn vẹn của noãn, số lượng và kích thước của tiền nhân (Pronuclei- PN). Sau 24 giờ sẽ đánh giá sự phân chia của phôi, về số lượng kích thước phôi bào. Chuyển phôi vào ngày 2 hoặc ngày 3 sau thủ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn. Số lượng phôi chuyển tùy thuộc vào tuổi bệnh nhân, số lượng phôi có.
  • Chỉ định:
    • Tất cả các trường hợp sau khi cho tinh trùng thụ tinh với noãn bằng phương pháp IVF cổ điển hoặc tiêm tinh trùng vào bào tương noãn.
  • Chống chỉ định :
    • Không có chống chỉ định.
  • Chuẩn bị :
    • Chuẩn bị noãn: Noãn đã thụ tinh để trong tủ cấy CO2.
    • Chuẩn bị trang thiết bị vật tư tiêu hao: tủ thao tác, kính hiển vi.
  • Quy trình:
    • Thời điểm kiểm tra 16-18 giờ sau thụ tinh.
    • Lấy đĩa cấy ra khỏi tủ cấy để trên bàn kính hiển vi.
    • Kiểm tra đối chiếu họ tên bệnh nhân, mã hồ sơ ghi trên đĩa.
    • Quan sát sự thụ tinh; hoạt hóa noãn nhân tạo nếu tỷ lệ thụ tinh thấp
    • Kiểm tra, phân loại thụ tinh dưới KHV đảo ngược:
      • Bình thường, có thụ tinh: Nhìn thấy 2 tiền nhân (Pronuclear-PN)
      • Bất thường : 1PN, > 3PN.
    • Nếu có nhiều noãn không thụ tinh, cần đánh giá chất lượng noãn. Nếu là noãn trưởng thành cần làm ICSI lại (ICSI ngày 1- ICSI rescue)
  • Lưu ý:
    • Không quá thời điểm kiểm tra thụ tinh (Miss fertilization check), bỏ qua các phôi thụ tinh đa bội thể
    • Thời gian lấy đĩa cấy khỏi tủ cấy không được quá lâu.
    • Di chuyển đĩa cấy phải nhẹ nhàng.

6. Ngày 2 – Đánh giá chất lượng

  • Đánh giá chất lượng phôi dưới kính hiển vi đảo ngược vào ngày 2 (Sau 48h chọc hút) để giữ lại 4-6 phôi tốt nhất nuôi tiếp đến ngày 3, ngày 5 để chuyển hoặc để sinh thiết phôi (Tối đa có thể sinh thiết 10 phôi) tuỳ chỉ định, các phôi còn dư sẽ được đem đông lạnh.
  • Tiêu chuẩn đánh giá dựa vào ‘‘Đồng thuận đánh giá và phân loại noãn, phôi trong HTSS- Hội Y học Sinh sản Việt Nam’’ (VSRM) :
    • Độ 1 (Phôi tốt- top quality embryo-TQE): Có 4 tế bào, các tế bào đồng đều, phân chia đồng bộ, không có mảnh vỡ (Fragments) hoặc tỷ lệ mảnh vỡ (Fragments) < 10%.
    • Độ 2: Có 3- 4 tế bào, các tế bào không đồng đều hoặc tỷ lệ mảnh vỡ (Fragments) lớn hơn 10% và ít hơn 25%.
    • Độ 3: Có 2 tế bào hoặc tỷ lệ mảnh vỡ > 25%-50%.
    • Độ 4: Tỷ lệ mảnh vỡ > 50%.

7. Nuôi cấy phôi từ ngày 3 – ngày 5

  • Chuẩn bị:
    • Dụng cụ và đĩa cấy: Như ngày 1.
    • Môi trường cho ngày 3 – ngày 5: G2 (Hoặc môi trường tương đương có tăng nồng độ glucose)
  • Chuyển đĩa nuôi phôi:
    • Kiểm tra chất lượng phôi.
    • Chuyển phôi sang đĩa ngày 3

8. Đông phôi và rã đông phôi

  • Có thể tiến hành vào ngày 2 hoặc 3 sau chuyển phôi đối với trường hợp có phôi dư hoặc những trường hợp có chỉ định. Tiến hành rã đông phôi để chuyển phôi đông lạnh khi có chỉ định
  • Quy trình: Xem trong quy trình đông phôi và quy trình rã đông phôi đính kèm.

9. Đông lạnh tinh trùng và rã đông tinh trùng

  • Tiến hành khi có chỉ định
  • Quy trình: Xem trong quy trình đông lạnh tinh trùng và rã đông tinh trùng đính kèm.

10. Hỗ trợ phôi thoát màng bằng tia laser

  • Quy trình: Xem trong quy trình hỗ trợ phôi thoát màng bằng tia laser đính kèm.

11. Trữ đông noãn đông lạnh, rã đông noãn:

  • Quy trình: Xem trong quy trình đông noãn, rã đông noãn.

12. Các kỹ thuật khác

  • Quy trình: Xem trong quy trình ở phần phụ lục sau

Ghi chú:

  • Văn bản được phát hành lần đầu

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmec. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmec chấp thuận trước bằng văn bản. Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmec không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmec không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: Nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có. Đường link liên kết Vinmec sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmec được liên kết với website www.vinmec.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.

facebook
64

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Bài viết cùng chuyên gia