MỚI

Hướng dẫn thực hiện quy trình chụp cộng hưởng từ động mạch toàn thân (chủ – ngực – bụng) có tiêm tương phản

Tác giả:
Ngày xuất bản: 10/07/2022

Hướng dẫn thực hiện quy trình chụp cộng hưởng từ động mạch toàn thân (chủ – ngực – bụng) có tiêm tương phản  áp dụng cho các khoa Chẩn đoán hình ảnh trong toàn hệ thống Vinmec

Người thẩm định: Trần Hải Đăng

Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm

Ngày phát hành: 10/06/2020                       Ngày hiệu chỉnh: 20/04/2022

1. Định nghĩa và các khái niệm liên quan 

  • Chụp Cộng hưởng từ (CHT) động mạch chủ ngực – bụng có tiêm tương phản là phương pháp thăm khám động mạch chủ ngực- bụng bằng kỹ thuật chụp cộng hưởng từ có tiêm chất tương phản đường tĩnh mạch.
  • Kỹ thuật này đóng vai trò ngày một quan trọng trong chẩn đoán, đánh giá trước can thiệp và theo dõi sau điều trị các bệnh lý động mạch chủ ngực- bụng.
  • Ưu điểm của phương pháp này (so với chụp cắt lớp vi tính và chụp mạch máu qua ống thông) là không dùng tia X, tránh bức xạ ion hóa cho bệnh nhân. Thuốc tương phản dùng trong CHT ít tác dụng phụ hơn thuốc tương phản Iodine.

2. Chỉ định/ Chống chỉ định

2.1. Chỉ định

  • Bệnh lý động mạch (ĐM) mắc phải: phình, bóc tách, hẹp, tắc, viêm ĐM Takayasu…
  • Bất thường bẩm sinh: hẹp eo động mạch chủ (ĐMC), dị dạng quai ĐMC…

2.2. Chống chỉ định

  • Áp dụng theo văn bản: “Chương trình đảm bảo An toàn Cộng hưởng từ”.

3. Dụng cụ/ thiết bị/ vật tư/ thuốc

3.1. Dụng cụ

  • Kim luồn tĩnh mạch cỡ phù hợp (tùy thuộc theo lứa tuổi và lượng thuốc tiêm lựa mà lựa chọn cỡ kim phù hợp).
  • Bơm tiêm loại phù hợp (tùy thuộc theo lứa tuổi và lượng thuốc tiêm lựa mà lựa chọn cỡ bơm tiêm phù hợp).
  • Nước cất hoặc nước muối sinh lý
  • Găng tay, bông, gạc, băng dính vô trùng…

3.2. Thiết bị/ vật tư

  • Máy chụp cộng hưởng từ 1.5 hoặc 3.0 Tesla và các phương tiện hỗ trợ (máy gây mê, Monitor…).
  • Phim, máy in phim, đĩa, hệ thống lưu trữ hình ảnh

3.3. Thuốc

  • Thuốc an thần (người bệnh cần gây mê)
  • Thuốc đối quang từ.
  • Thuốc chống dị ứng
  • Hộp chống sốc.

4. Địa điểm thực hiện:

  • Phòng chụp CHT tại khoa Chẩn đoán hình ảnh.

5. Quy trình kỹ thuật thực hiện

5.1. Đặt người bệnh vào máy

  • Tư thế nằm ngửa
  • Lắp cuộn thu tín hiệu từ mũi xương ức tới hết khớp mu
  • Đeo tai nghe chống ồn cho người bệnh (nếu cần)

5.2. Quy trình chụp thực hiện các chuỗi xung

TTChuỗi xungTR

(ms)

TE

(ms)

Độ dày (mm)FOV

(mm)

Pha seGóc lật (độ)Ma trậnTiêu chuẩn
1Coronal T2W1100834350 – 380R-L130320 x 320 Lấy được từ trên quai ĐM Chủ xuống hết tiểu khung
2Axial T2W900964300 – 380A-P130320 x 320
3Fl3D angio311400 – 500R-L256 x 256
(pre-contrast)
4Axial T1W3.251.263300 – 380A>P130320 x 320
Vibe/Lava FS
5Test Bolus451.420400A>P192 x 192
  6Fl3D angio (post-contrast)311400 – 500R-L256 x 256
  7Fl3D angio (post-contrast311400 – 500R-L256 x 256
  8Axial T1W Vibe/Lava FS Delay 3.25 1.26 3 300 – 380 A>P 130 320 x 320Chụp muộn sau tiêm thuốc

* Option: kiểu thu nhận time- resolved MR Angio với chuỗi xung TRICKS (Máy GE), TWIST (Máy Siemens).

6. Tai biến/biến chứng

  • Sợ hãi, kích động: động viên người bệnh, có thể cho thuốc an thần với sự theo dõi của bác sĩ gây mê.
  • Tai biến liên quan đến thuốc đối quang từ: thực hiện theo văn bản: “Hướng dẫn thực hiện và xử trí các phản ứng phụ liên quan đến thuốc tương phản trong chẩn đoán hình ảnh.

7. Check-list

STTNội dung cần thực hiện
1Xác định nhóm bệnh nhân theo tuổi (người lớn, trẻ em, trẻ sơ sinh)

Xác định tình trạng bệnh nhân (có khả năng phối hợp để thực hiện thủ thuật như nằm bất động trong khoảng 30 phút trong lồng chụp)

2Kiểm tra dụng cụ/điều kiện cần thiết để có thể tiến hành thủ thuật.
3Kiểm tra phòng chụp, máy chụp đảm bảo có thể tiến hành thủ thuật (ánh sáng, mức độ riêng tư, máy chụp sẵn sàng)
4Kiểm tra chỉ định của người bệnh (tên thủ thuật, và các lưu ý khác)
                                                                      LẬP KẾ HOẠCH
5Đảm bảo người bệnh hiểu rõ về kỹ thuật chụp (tình trạng mang thai đối với phụ nữ, thay quần áo, tư thế chụp, phương pháp thở khi chụp) và đồng ý chụp
6Kiểm tra an toàn cộng hưởng từ, đồng ý tiêm thuốc, để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trước khi bệnh nhân vào phòng chụp.
7Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết cho thủ thuật (dụng cụ chính xác và đầy đủ).
                                                               THỰC HIỆN
8Định danh người bệnh, đảm bảo người bệnh hiểu rõ về quy trình và đồng ý thực hiện thủ thuật.
9Nhập thông tin bệnh nhân vào máy chụp (ID, đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh).
10Chọn trương trình chụp động mạch chủ – ngực – bụng
11Giải thích cho bệnh nhân thời gian chụp mất khoảng 30 phút, và trong quá trình chụp máy sẽ gây nhiều tiếng ồn (bệnh nhân được đeo tai nghe để giảm bớt tiếng ồn).
12Sát khuẩn tay đúng.
13Chuẩn bị 10ml thuốc đối quang từ.
14Phối hợp với điều dưỡng đặt kim luồn cho bệnh nhân.
15Sát khuẩn tay đúng.
16Đưa bệnh nhân vào phòng chụp
17Đặt tư thế bệnh nhân đảm bảo người bệnh ở tư thế phù hợp, an toàn và đúng tư thế kỹ thuật:

  • Tư thế nằm ngửa: đầu bệnh nhân quay vào trong, chân duỗi thẳng, hai tay xuôi theo cơ thể.
  • Đặt 2 Coil body lên ngực và bụng
  • Vùng trên coi Body lấy đến bờ trên xương ức, đầu dưới lấy đến hết khớp mu.
18Hướng dẫn bệnh nhân hít vào nín thở khi có yêu cầu.
19Hướng dẫn bệnh nhân khi cần sự trợ giúp (đưa bệnh nhân quả bóp). Hướng dẫn bệnh nhân đeo tai nghe chống ồn và sự vận hành của máy.
20Đặt tia định vị sao cho: tia ngang vào trên đường nối giữa hai mào chậu ~ 3cm, tia dọc trùng với mặt phẳng chính diện (đường nối giữa gian cung mày – mũi – rốn của bệnh nhân).

Nhấn và giữ nút định vị để đưa bệnh nhân vào lồng chụp.

21Sát khuẩn tay đúng.
22Ra khỏi phòng chụp đóng cửa phòng chụp đảm bảo kín.
Chụp các chuỗi xung.

  • Chụp xung FastView
  • Chụp xung vessel scout
  • Chụp xung fl3d angio Pre-contrast.
  • Chụp xung Test_bolus/ Trigger 3D, lượng thuốc tiêm tính theo cân nặng của bệnh nhân theo quy định.
  • Tiêm thuốc: tiêm nhanh ~ 4ml/s
  • Chụp xung fl3d angio ĐM
  • Chụp xung fl3d angio TM
  • Chụp xung T1_viber_fs_tra
23Điều chỉnh phù hợp các thông số: TR, TE, FS, FOV, Slice, Dist.factor, Position, Orientation, Phase enc.dir, Slice thickness (nếu cần thiết)
24Kiểm tra lại hình ảnh ra có bị rung, xấu. Hỏi ý kiến bác sĩ đọc phim trước khi cho người bệnh ra ngoài.
25Hướng dẫn người bệnh sau khi kết thúc chụp theo dõi tại phòng hồi tỉnh ít nhất 30 phút sau tiêm, có bàn giao cho điều dưỡng (sau đó ra ngoài thay đồ, chờ kết quả hoặc tiếp tục thực hiện các thăm khám khác).
26Hướng dẫn bệnh nhân bệnh nhân sau khi kết thúc thủ thuật (ra ngoài)
27Vệ sinh bàn chụp, dụng cụ.
                                                                    LƯỢNG GIÁ
28Đánh giá chất lượng hình ảnh:

  • Lấy được hình ảnh động mạch từ quai động mạch chủ xuống tiểu khung
  • Hình ảnh không bị rung, không bị nhiễu, giải phẫu các nhu mô rõ, nét.
29Tiến hành in phim:

In 01 Phim hoặc 2 Phim dựng hình động mạch chủ ngực – bụng.

Tùy từng bệnh lý của bệnh nhân mà lựa chọn số lượng ảnh/ phim phù hợp

30Ghi chép hồ sơ theo quy định (tích vào ô đã thực hiện)

8. Tư vấn, giáo dục sức khỏe trước và sau khi thực hiện kỹ thuật

8.1. Trước khi thực hiện kỹ thuật

  • Tại khu vực tiếp đón (Zone 1)
    • Nhịn ăn trước ít nhất 4 – 6 giờ trong trường hợp có chỉ định an thần, gây mê.
    • Có kết quả xét nghiệm chức năng thận trong vòng tối đa 30 ngày.
  • Tại khu vực hướng dẫn, thay đồ (Zone 2)
    • Người bệnh được giải thích kỹ về quy trình kỹ thuật thực hiện về thời gian, tiếng ồn, yêu cầu nằm yên trong quá trình chụp để phối hơp tốt.
    • Người bệnh được thay quần áo tại phòng thay đồ và tháo bỏ các vật chống chỉ định CHT và xem video an toàn CHT.
    • Hướng dẫn người bệnh đi tiểu tiện trước khi vào phòng chụp trong những trường hợp không cần thăm khám liên quan đến hệ tiết niệu.
  • Tại khu vực phòng điều khiển CHT (Zone 3)
    • Kiểm tra lại thông tin người bệnh trước khi chụp.
    • Kiểm tra lại checklist an toàn CHT.
    • Kiểm tra người bệnh bằng dụng cụ quét từ tính trước khi đưa bệnh nhân vào phòng máy
  • Tại khu vực đặt máy chụp/ trong phòng chụp (Zone 4)
    • Đặt tư thế người bệnh, đeo tai nghe chống tiếng ồn.
    • Hướng dẫn người bệnh phối hợp trong quá trình chụp
    • Hướng dẫn sử dụng các thiết bị hỗ trợ khi cần thiết
    • Động viên người bệnh trong trường hợp người bệnh lo lắng, kém hợp tác.

8.2. Sau khi thực hiện kỹ thuật

  • Theo dõi người bệnh tại phòng hồi tỉnh sau khi kết thúc kỹ thuật, rút đường truyền khi đánh giá người bệnh an toàn.
  • Hẹn giờ trả kết quả hoặc hướng dẫn người bệnh làm các dịch vụ khác nếu có.

Tài liệu tham khảo/ Tài liệu liên quan

Ghi chú:

  • Văn bản được sửa đổi lần thứ 01, thay thế văn bản “Quy trình chụp cộng hưởng từ động mạch toàn thân (Chủ – ngực – bụng) có tiêm tương phản” – Mã VMEC_CM117 phát hành ngày 10/06/2020.

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmec. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmec chấp thuận trước bằng văn bản.

Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmec không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmec không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.

Đường link liên kết

Vinmec sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmec được liên kết với website www.vinmec.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.

 

facebook
18

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia