MỚI

Hướng dẫn chụp x-quang xương đòn

Ngày xuất bản: 15/06/2022

Hướng dẫn chụp x-quang xương đòn áp dụng cho các khoa Chẩn đoán hình ảnh trong toàn hệ thống Vinmec

Người thẩm định: Trưởng tiểu ban chẩn đoán hình ảnh
Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm
Ngày phát hành: 10/06/2020                Ngày hiệu chỉnh: 20/01/2020

1. Mục đích chụp x-quang xương đòn

  • Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chụp x-quang xương đòn cho Kỹ thuật viên Chẩn đoán hình ảnh.
  • Đảm bảo thống nhất quy trình chụp x-quang xương đòn trong toàn bệnh viện.

2. Định nghĩa

  • Chụp x-quang xương khớp là sử dụng một liều lượng rất nhỏ của bức xạ ion hóa để tạo ra hình ảnh của bất cứ xương nào trong cơ thể. Nó thường được sử dụng để chẩn đoán gãy xương hoặc sai khớp. Chụp x-quang xương khớp là cách nhanh nhất và dễ dàng nhất cho bác sĩ để xem và đánh giá gãy xương, các tổn thương và các bất thường ở khớp.

3. Quy định chung

3.1. Chỉ định

  • Chẩn đoán gãy xương hoặc sai khớp.
  • Chứng minh sự can và ổn định của các mảnh xương sau điều trị gãy xương.
  • Hướng dẫn phẫu thuật chỉnh hình, thay khớp.
  • Tìm kiếm tổn thương, nhiễm trùng, viêm khớp, tăng trưởng xương bất thường và thay đổi xương trong các điều kiện trao đổi chất.
  • Hỗ trợ trong việc phát hiện và chẩn đoán ung thư xương.
  • Xác định vị trí các dị vật trong các mô mềm xung quanh hoặc trong xương.
chụp x-quang xương đòn
Chụp x-quang xương đòn để xác định gãy xương hoặc sai khớp

3.2. Chống chỉ định

  • Không có chống chỉ định tuyệt đối.
  • Phụ nữ có thai 3 tháng đầu. Phụ nữ có thai 3 tháng giữa và cuối có thể chụp nếu thực sự cần thiết.
  • Người bệnh không phối hợp được.

4. Các bước thực hiện

4.1. Chuẩn bị dụng cụ

  • Máy X-quang kỹ thuật số chuyên dụng.
  • Tấm cảm biến kỹ thuật số.
  • Lưới chống mờ: Không

4.2. Chuẩn bị người bệnh

  • Một kỹ thuật chụp X quang xương đòn không yêu cầu chuẩn bị đặc biệt.
  • Kiểm tra thông tin người bệnh (Đầy đủ họ tên, PID, ngày tháng năm sinh…)
  • Yêu cầu người bệnh có thể tháo bỏ một phần hoặc toàn bộ quần áo và mặc áo choàng bệnh viện trong quá trình chụp. Tháo các vật dụng cản quang, bộc lộ phần cần chụp.
  • Đối với người bệnh nữ (Trong lứa tuổi sinh đẻ – bình thường từ 15-44 tuổi) được hỏi khả năng có thai.
  • Nhiều kiểm tra hình ảnh X quang không thực hiện trong khi mang thai, để bào thai không bị phơi nhiễm bức xạ.
  • Nếu chụp X quang cho phụ nữ mang thai là cần thiết, sẽ chụp với liều bức xạ ảnh hưởng ít nhất tới em bé.
  • Người bệnh được giải thích về cách thức thực hiện trước khi chụp để phối hợp

5. Kỹ thuật

Các bướcThực hiệnYêu cầu
1. Hằng số phát tia
  • 65 kVp
  • 12.5 mAs
Phù hợp với người bệnh
2. Khoảng cách bóng phát tia tới phim
  • 100cm
 
3. Tư thế người bệnh
  • Tư thế thẳng trước – sau
  • Người bệnh đứng trước giá giữ cassette với vùng vai cần chụp tiếp xúc sát mặt phim, tay bên cần chụp buông xuôi theo cơ thể.
  •  Điều chỉnh sao cho vùng xương đòn cần chụp nằm gọn trong bề mặt phim và chỗ cao nhất của xương đòn nằm ngay trung tâm phim.
Trong một số trường hợp, người bệnh có thể nằm sấp hoặc nằm ngửa.
4. Tia trung tâm
  • Tia trung tâm vuông góc với mặt phim, chiếu vào chỗ cao nhất của xương đòn và vào trung tâm phim.
  • Trong một số trường hợp chúng ta chếch bóng Xquang lên phía đầu một góc chừng 10 – 300
Đúng vị trí
5. Khu trú chùm tia
  • Khu trú để để lấy phần mềm xung quanh xương đòn.
Lấy được toàn bộ xương đòn
6. Đánh dấu
  • Đánh dấu bên cần chụp (Phải – R hoặc trái – L).
Đánh dấu đúng bên
7. Che chắn
  • Bộ phận sinh dục (Theo các hướng dẫn an toàn bức xạ trong khoa chẩn đoán hình ảnh).
Bảo vệ bộ phận sinh dục
8. Sự hô hấp
  • Không áp dụng.
 

6. Đánh giá hình ảnh

  • Một hình ảnh chụp chính xác sẽ thể hiện như sau:
    • Nhìn thấy được toàn bộ xương đòn vào trung tâm phim.
    • Phim chụp có độ nét, độ tương phản tốt nhất, không bị rung, nhìn thấy được rõ nét phần mềm và vỏ xương.
    • Phim có đầy đủ tên tuổi của người bệnh, ngày tháng năm chụp, dấu Phải – Trái.

7. Chuyển ảnh lên hệ thống PACS

Lựa chọn các ảnh đạt tiêu chuẩn và chuyển toàn bộ lên hệ thống.

8. In phim

In phim thẳng kích thước 25 x 30 cm.

9. Vệ sinh

Vệ sinh phòng chụp, máy chụp và các dụng cụ.

10. Ghi hồ sơ bệnh án

Ghi nhận đã thực hiện trên phiếu chụp. Tài liệu tham khảo:

  • PGS.TS. Phạm Minh Thông, 2012. Kỹ thuật chụp X-quang. Hà Nội: Nhà xuất bản y học Hà Nội.
  • A.S. Whitley, C.Sloane, G.Hoadley, A.D.Moore, C.W.Assop, 2005. Clark’s positioning in radiography. London: Hodder Arnold
  • Bài giảng “Kỹ thuật chụp X-quang”, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, PGS.TS. Phạm Minh Thông.

Từ viết tắt:

  • PACS: Picture archiving and communication system
  • R: Right
  • L: Left

Ghi chú:

  • Đây là văn bản phát hành lần đầu.

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmec. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmec chấp thuận trước bằng văn bản. Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmec không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmec không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: Nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có. Đường link liên kết: Vinmec sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmec được liên kết với website www.vinmec.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó

facebook
1149

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Bài viết cùng chuyên gia